Nhịp Trong Lý Thuyết Và âm Nhạc - Young Beat
Có thể bạn quan tâm
Âm nhạc là sự nối tiếp các âm thanh có tính tổ chức về thời gian. Trong sự chuyển động đều đặn đó có một số âm thanh được vang lên mạnh hơn nên được nổi bật theo chu kỳ. Những âm thanh này gọi là trọng âm (accent hay accentuted beat - còn gọi là âm nhấn hay phách nhấn), thường được ký hiệu là: > đặt ở trên hoặc dưới nốt nhạc.
Trọng âm, tiết nhịp, loại nhịp, nhịp lấy đà, đảo phách và nghịch phách
Sự nối tiếp đều đặn những trường độ thời gian bằng nhau có trọng âm và không có trọng âm được gọi là tiết nhịp (measure - có sách gọi là luật nhịp hay nhịp). Những trường độ thời gian bằng nhau có trọng âm và không có trọng âm trong tiết nhịp gọi là phách (beat). Phách có trọng âm gọi là phách mạnh (strong-beat). Phách không có trọng âm gọi là phách nhẹ (off-beat).
Ví dụ 48:
Phách trong tiết nhịp được thể hiện bằng các độ dài khác nhau. Sự thể hiện các phách của tiết nhịp bằng một độ dài nhất định gọi là loại nhịp.
Loại nhịp được ký hiệu bằng số chỉ nhịp (time signature). Số chỉ nhịp là một phân số được đặt ở sau khóa nhạc và hóa biểu (nếu có). Số chỉ nhịp gồm hai chữ số: chữ số bên trên chỉ số lượng phách có trong mỗi tiết nhịp; chữ số bên dưới chỉ giá trị trường độ của mỗi phách bằng mấy phần của nốt tròn.
-
Loại nhịp 2: 4
Là nhịp có hai phách, mỗi phách có giá trị trường độ bằng một nốt đen (một phần tư nốt tròn). Phách thứ nhất là phách mạnh, phách thứ hai là phách nhẹ.
Ví dụ 49:
Loại nhịp 3. 8
Là nhịp có ba phách, mỗi phách có giá trị trường độ bằng một nốt móc đơn (một phần tám nốt tròn). Phách thứ nhất là phách mạnh,phách thứ hai và thứ ba là phách nhẹ.
Ví dụ 50:
Khoảng cách thời gian từ phách mạnh này đến phách mạnh kế tiếp được gọi là ô nhịp (measure). Hiện nay các trường nhạc chuyên nghiệp của Việt Nam đã khá quen thuộc với từ ô nhịp. Tên gọi ô nhịp là để giúp người học nhạc dễ hiểu khi viết nhạc và đếm số nhịp có trong tác phẩm, còn thực tế thì ô nhịp cũng chính là nhịp hay là tiết nhịp (vẫn là measure theo tiếng Anh). Trong lối viết nhạc, các ô nhịp được phân cách bằng vạch thẳng đứng cắt ngang khuông nhạc. Vạch đó được gọi là vạch nhịp (barline còn gọi là gạch nhịp). Nốt nhạc nằm sát ngay sau vạch nhịp bao giờ cũng ở phách mạnh.
Trong bản nhạc còn sử dụng hai vạch nhịp đứng sát nhau, được gọi là vạch nhịp đôi hay vạch nhịp kép. Vạch nhịp kép có hai loại:
Vạch nhịp kép gồm hai nét như nhau không tô đậm thường được sử dụng khi tác phẩm có sự thay đổi như: thay đổi loại nhịp; thay đổi khóa nhạc; kết đoạn nhạc hay một phần tác phẩm để chuyển sang đoạn mới hoặc phần mới của tác phẩm đó.
Ví dụ 51: Thay đổi loại nhịp.
(Trích giai điệu bài hát “Anh vẫn hành quân” của Huy Du).
Ví dụ 52: Thay đổi khóa nhạc
Ví dụ 53: Chuyển sang đoạn nhạc mới (phần mới)
(trích từ ô nhịp 64 đến 66 nối tiếp từ phần phát triển sang tái hiện bản sonata số 13 chương 1 của L.V.Beethoven).
Ngoài ra, vạch nhịp kép còn được sử dụng để ngăn cách giữa các hợp âm hay chồng âm v.v.
Vạch nhịp kép có một nét tô đậm thường dùng để kết thúc tác phẩm; đi cùng dấu segno v.v.
Ví dụ 54:
Nhịp lấy đà (up-beat): Bản nhạc bắt đầu với ô nhịp không đủ số phách theo yêu cầu của số chỉ nhịp gọi là nhịp lấy đà. Nói cách khác, nhịp lấy đà là ô nhịp đầu tiên của bản nhạc không đầy đủ. Khi tác phẩm có nhịp lấy đà thì lối ghi nhạc của ô nhịp cuối cùng cũng không đầy đủ. Tổng số phách của ô nhịp lấy đà và ô nhịp cuối cùng cộng lại bằng đúng số phách qui định của số chỉ nhịp. (Tuy nhiên, trong nhiều tác phẩm, người ta vẫn ghi ô nhịp cuối cùng đủ số phách của loại nhịp, chỉ có ô nhịp đầu tiên là ô nhịp thiếu. Trường hợp khác, người ta sử dụng dấu lặng ở ô nhịp đầu và cuối để cho đủ số phách của loại nhịp. Do đó, cách ghi nhịp lấy đà ở đây chỉ mang tính tương đối).
Ví dụ 55:
Các loại nhịp (time signatures)
Loại nhịp đơn và cách phân nhóm trường độ.
Loại nhịp đơn là những loại nhịp có một, hai hoặc ba phách trong một ô nhịp nhịp và chỉ có một trọng âm.
Những nhịp có một phách như: 1; 1; 1...
2 4 8...
Những nhịp có hai phách như: 2; 2; 2...
2 4 8...
Những nhịp có ba phách như: 3; 3; 3...
2 4 8
Trường độ của các nốt nhạc trong mỗi nhịp được liên kết với nhau tạo thành nhóm, gọi là phân nhóm trường độ (hay kết nhóm trường độ). Phân nhóm trường độ là sự phân chia các nốt trong nhịp thành từng nhóm phù hợp với cơ cấu của loại nhịp. Nó được thể hiện bằng việc liên kết đuôi nốt nhạc. Phân nhóm trường độ có tác dụng giúp cho người biểu diễn dễ dàng thể hiện tác phẩm.
Với loại nhịp đơn, các nốt thuộc từng phách của tiết nhịp được tập hợp thành từng nhóm và tách rời nhau. Do đó, trong một nhịp có bao nhiêu phách sẽ có từng đấy nhóm trường độ.
Ví dụ 56:
...
Ngoài ra, còn có các trường hợp phân nhóm khác như:
Khi một nhịp có các trường độ giống nhau và nhỏ hơn nốt đen (như nốt móc đơn, nốt móc kép...) thì ta có thể liên kết tất cả chỉ bằng một vạch nối đuôi nốt nhạc.
Ví dụ 57:
Các dấu lặng cũng được liên kết như những cách trên.
Loại nhịp phức và cách phân nhóm trường độ.
Nhịp phức được hình thành nhờ sự kết hợp từ hai hay nhiều nhịp đơn giống nhau. Vì vậy, trong loại nhịp phức có số lượng phách mạnh tương ứng với số lượng loại nhịp đơn có trong thành phần của nó. Tuy nhiên, trọng âm ở nhịp đơn thứ nhất trong tiết nhịp phức mạnh hơn cả nên là phách mạnh, còn trọng âm ở các nhịp đơn tiếp theo trong tiết nhịp phức không mạnh bằng nên gọi là phách mạnh vừa (hơi mạnh). Các loại nhịp phức thường gặp là:
-
4
2
2
4
4
4
Nhịp 4/4 là loại nhịp có 4 phách, mỗi phách có giá trị trường độ bằng một nốt đen. Phách thứ nhất là phách mạnh, phách thứ hai là phách nhẹ, phách thứ ba là phách mạnh vừa, phách thứ tư là phách nhẹ.
-
6
2
2
2
4
4
4
4
6 3 3
8 88
9 | 3 | 3 | 3 |
8 | 8 | 8 | 8 |
12 | 3 | 3 | 3 | 3 |
8 | 8 | 8 | 8 | 8 |
-
Loại nhịp hỗn hợp và cách phân nhóm trường độ.
N
|
| 5 | 3 | 2 |
Hay là: | ||||
|
| 4 | 4 | 4 |
7 | 3 | 4 |
|
|
4 |
4 |
4 |
|
|
|
| 7 | 4 | 3 |
Hay là: | ||||
|
| 4 | 4 | 4 |
5 | 2 | 3 |
|
|
8 | 8 | 8 |
|
|
|
| 5 | 3 | 2 |
Hay là: | ||||
|
| 8 | 8 | 8 |
hịp hỗn hợp được hình thành nhờ sự kết hợp của hai hay nhiều nhịp đơn khác nhau. Trọng âm trong loại nhịp hỗn hợp phụ thuộc vào trọng âm của từng loại nhịp đơn có trong nó. Do đó, phụ thuộc vào sự thể hiện của mỗi tác phẩm mà người ta sử dụng nhấn trọng âm (phân nhóm nhịp đơn) trong loại nhịp hỗn hợp khác nhau. Các loại nhịp hỗn hợp thường gặp là:
5 | 2 | 3 |
4 | 4 | 4 |
73 2 2
;
4 4 4 4
7
7 | 2 | 2 | 3 |
; |
|
|
|
8 | 8 | 8 | 8 |
3 4
88 8
7 | 4 | 3 |
Hay là: |
|
|
8 | 8 | 8 |
Loại nhịp biến đổi.
Trong âm nhạc, đôi khi ta gặp trường hợp một tác phẩm sử dụng từ hai loại nhịp trở lên. Loại nhịp như vậy gọi là nhịp biến đổi (hay nhịp đổi). Sự chuyển đổi các loại nhịp có thể diễn ra theo chu kỳ hoặc không theo chu kỳ.
Với loại nhịp biến đổi theo chu kỳ, ở đầu bản nhạc thường ghi luôn hai số chỉ nhịp theo trật tự nối tiếp các loại nhịp.
Ví dụ 58:
Với loại nhịp biến đổi không theo chu kỳ, ở đầu bản nhạc ghi số chỉ nhịp xuất hiện trước tiên. Sau đó, khi có sự chuyển đổi, người ta ghi số chỉ nhịp của loại nhịp đổi đó vào ngay trước chỗ cần thay.
Ví dụ 59:
Đảo phách và nghịch phách (syncopation - tiếng Anh; syncope - tiếng Pháp).
Đảo phách và nghịch được hiểu có nghĩa là nhấn lệch (hay là ngược trọng âm).
Đảo phách là hiện tượng một âm được vang lên ở phách nhẹ hay phần nhẹ của phách và ngân sang phách mạnh hay phần mạnh của phách tiếp theo. Đây là hiện tượng thay đổi khiến cho trọng âm của tiết tấu (nhịp điệu) không trùng với trọng âm của tiết nhịp. Những dạng đảo phách thường gặp như: đảo phách giữa các ô nhịp; đảo phách trong một ô nhịp...
Ví dụ 60a: Đảo phách giữa các ô nhịp.
Ví dụ 60b: Đảo phách trong một ô nhịp.
Nghịch phách giống đảo phách ở chỗ có trọng âm rơi vào phách nhẹ hay phần nhẹ của phách nhưng khác ở chỗ trọng âm của phách mạnh hay phần mạnh của phách được thay thế bằng dấu lặng.
Ví dụ 61:
Ví dụ 62:
SHARE ON
Từ khóa » Các Loại Nhịp Phách Trong âm Nhạc
-
Các Nhịp Trong âm Nhạc | Nhịp Là Gì Phách Là Gì? - Học Piano Online
-
Nhịp Là Gì, Các Loại Nhịp Trong âm Nhạc - TopLoigiai
-
Một Số Loại Nhịp Thông Dụng Trong Bản Nhạc
-
Nhịp Và Phách Trong Bản Nhạc - Piano Đức Trí Music
-
Khái Niệm Nhịp 2/4 - 3/4 - 4/4 - 6/8 Phách Mạnh - Phách Nhẹ
-
Tìm Hiểu Về Nhịp Và Phách? - Đức Beat Music | Khóa Học Online
-
Ô Nhịp Trong âm Nhạc Là Gì
-
Trọng âm. Tiết Nhịp. Loại Nhịp. Ô Nhịp. Vạch Nhịp. Nhịp Lấy đà
-
NHỊP VÀ PHÁCH TRONG BẢN NHẠC
-
Nhịp Là Gì Phách Là Gì - Một Số Loại Nhịp Thông Dụng Trong Bản ...
-
Các Tiết Nhịp Và Loại Nhịp Hỗn Hợp | Nhạc Lý Cơ Bản - Bài 9
-
Các Loại Nhịp Trong âm Nhạc? Số Chỉ Nhịp Là Gì? Nhịp 2/4, 3/4, 2/8/, 3 ...
-
4 Loại Nhịp Cần Biết Khi Học Chơi Piano
-
Nhịp Là Gì Phách Là Gì – Một Số Loại Nhịp Thông Dụng Trong Bản ...