Nhờ Bộ Phận Nào Mà Sóc Giữ được Thăng Bằng Khi Di ...
Có thể bạn quan tâm
Nhờ bộ phận nào mà sóc giữ được thăng bằng
- 1. Sóc giữ thăng bằng được nhờ bộ phận nào
- 2. Phân loại sóc
- 3. Đặc điểm của loài sóc
- 4. Những điều thú vị về loài sóc
Sóc là một loài trong bộ gặm nhấm (Rodentia). Loài sóc có rất nhiều kỹ năng đặc biệt mà có thể bạn chưa biết đâu. Vậy làm thế nào để sóc giữ được thăng bằng khi di chuyển từ cây này sang cây khác? Sau đây là một số thông tim bổ ích về loài sóc Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn cùng tham khảo.
- DDD là ngày gì?
Sóc là loài vật rất đáng yêu và thú vị. Hãy cùng Hoatieu tìm hiểu về loài sóc trong bài viết này nhé.
1. Sóc giữ thăng bằng được nhờ bộ phận nào
Để có thể di chuyển thăng bằng khi leo trèo hay bay nhảy, sóc phải nhờ vào một bộ phận rất quan trọng của cơ thể đó chính là chiếc đuôi của chúng. Đuôi sóc chính là bộ phận để sóc có thể giữ thăng bằng một cách tốt nhất. Ngoài ra chiếc đuôi cũng đóng vai trò như một chiếc dù khiến cho sóc không bị ngã khi nhảy từ trên cao xuống.
2. Phân loại sóc
Loài sóc bay:
Tên khoa học:Pteromyini.
Sóc bay này không có khả năng bay lâu, vì vậy chúng bay lướt qua từ cây này sang cây khác với mỗi chuyến bay dài khoảng 90m.
Bộ phận tay và chân giúp sóc điều hướng và tốc độ bay. Đuôi sóc ngoài hỗ trợ bay, còn như một cái phanh hãm giúp chúng hạ cánh an toàn nữa.
Loài sóc đất đá:
Sóc đất đá có thân hình rất nhỏ, cái đuôi rậm rạp kèm theo bộ lông màu nâu xám, có những đốm trắng. Loài sóc này mọi người thường thấy ở các vùng núi đá bang New Mexico, Texa, Arizona….. Chúng sống dọc theo những vách đá, hang đá, hay xa lộ.. bất cứ nơi nào có thức ăn.
Loài sóc lông vàng:
Những chú sóc lông vàng thường sống ở tất cả các khu rừng rậm rạp ở Bắc Mỹ. Chúng thường tìm kiếm thức ăn ở các bụi cây hoa quả. Sóc lông vàng thường ăn hạt giống, côn trùng và nấm.
Sóc xám miền đông:
Sóc xám có nguồn gốc từ miền Trung Tây Hoa Kỳ, miền Đông và miền Nam các tỉnh phía đông của đất nước Canada. Chúng có bộ lông màu xám, lông ở bụng màu trắng và có cái đuôi lớn rậm rạp.
Sóc đỏ:
Sóc đỏ là loài động vật ăn tạp, gặm nhấm, chúng thường sống trên cây hay khắp nơi trên châu Âu và Châu Á. Loài sóc đỏ giống loài sóc xám, lông ở bụng của chúng có màu trắng, móng vuốt sắc và cong giúp có thể leo cây dễ dàng. Bộ lông của sóc đỏ sẽ thay đổi theo năm tuổi và địa điểm nơi chúng sống.
Loài sóc trên thế giới chủ yếu là loại động vật ăn tạp, thức ăn chủ yếu là hạt và quả. Nhưng cũng có nhiều loại sống ở nhiệt đới ăn côn trùng và các loài có xương nhỏ.
3. Đặc điểm của loài sóc
Loài sóc nói chung là loài động vật nhỏ, kích thước từ nhỏ chỉ khoảng 7 đến 10cm, cân nặng hoảng 10gam. Tới loài sóc lớn thì có chiều dài 50 đến 75cm và cân nặng khoảng 5 đến 8 kg. Loài sóc có thân hình mảnh nhỏ với cái đuôi lông rậm rạp, kèm theo cặp mắt to, móng vuốt cong và sắc.
Bộ lông của loài sóc chủ yếu rất mềm và mượt, có một số loài khá dày. Màu lông các loài sắc khác nhau, có loài có màu nâu, màu xám, có loài có màu đỏ….
Các chân sau của loài sóc dài hơn chân trước, mỗi chân có 4 hoặc 5 ngón chân. Chân trước có ngón cái, mặc dù nó hơi nhỏ, các chân sau của sóc có gan bàn chân mềm mỏng. Chân có móng sắc nhọn giúp chúng bám và leo trèo trên các cành cây.
Đuôi của loài sóc có rất nhiều tiện ích như để giữ cân bằng cơ thể, dùng để che mưa nắng hay là dùng để giữu ấm cho cơ thể.
Nếu loài sóc gặp kẻ thù thì chúng sẽ cố gắng trốn thoát bằng cách chạy hết sứ. Và lúc chạy trốn loài sóc lượn lách ngoằn ngèo để tránh những cú đánh của kẻ thù.
Mùa giao phối của sóc từ tháng 2 đến tháng 5, sóc mang thai từ 30 đến 35 ngày, mỗi lần sinh từ 2 đến 5 con. Trong vòng từ 2 đến 3 tháng đầu đời, sóc con bị mù và phải phụ thuộc hoàn toàn vào sóc mẹ. Sóc mẹ sẽ chăm sóc và kiếm thức ăn cho sóc con.
Mỗi năm sóc mẹ có thể đẻ được vài lứa nên hiện nay loài sóc đang phát triển khá mạnh mẽ.
4. Những điều thú vị về loài sóc
Loài sóc có khả năng đánh mùi thức ăn rất nhạy bén, nếu thức ăn bị chôn sâu dưới tuyết hay đất chúng sẽ đào lên.
Nước Anh và Nước mỹ là 2 quốc gia không ăn thịt loài vật này. Đến thế kỷ 21 loài sóc bị con người săn bắn và giết thịt.
Sóc có thói quen tìm kiếm thức ăn và dự trữ thức ăn dành cho mùa đông, điều đặc biệt là sóc không ngủ đông.
Loài sóc có thể rơi từ độ cao 35m mà không bị làm sao.
Sóc đực có thể ngửi mùi con sóc cái cách đó từ 1,5 đến 2km
Sóc là loài vật thông minh, chúng sẽ tìm ra còn đường ngắn nhất để đến chỗ có thức ăn.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
Từ khóa » Bộ Phận Nào Của Sóc Giữ Thăng Bằng
-
Con Sóc Khi Di Chuyển Trên Cây, Nó Giữ Thăng Bằng Bằng Bộ Phận Gì?
-
Bộ Phận Nào Giữ Cho Con Sóc Thăng Bằng - Hỏi Nhanh Đáp Gọn
-
Câu 8: Bộ Phận Nào Giữ Cho Con Sóc Thăng Bằng Khi Di Chuyển Từ ...
-
Bộ Phận Nào Giúp Con Sóc Giữ Thăng Bằng Khi Truyền Từ Cây Này ...
-
Sóc Giữ Thăng Bằng Nhờ Bộ Phận Nào Tập Làm Văn Lớp 4
-
Sóc Bụng Xám Giữ Thăng Bằng Khi Di Chuyển Trên Cây Nhờ Bộ Phận ...
-
Nhờ Bộ Phận Nào Mà Sóc Giữ được Thăng Bằng ... - Honda Anh Dũng
-
Nhờ Bộ Phận Nào Mà Sóc Giữ được Thăng Bằng Khi Di ... - Tass Care
-
Tiền đình: Bộ Máy Thăng Bằng Của Cơ Thể Người
-
Bộ Phận Nào Giúp Con Người Giữ Thăng Bằng?
-
Tính Cân Bằng Là Gì? 6 Bài Tập Thăng Bằng Phù Hợp Nhiều độ Tuổi
-
Xe Thăng Bằng Là Gì? Những Lưu ý Khi Chọn Xe Thăng Bằng Cho Bé
-
Bộ Não, Tiểu Não, Thân Não Kiểm Soát Chức Năng Nào Của Cơ Thể?