Nhớ Hoài Cây “bẹo” Quê Hương | Văn Hóa Xã Hội
Có thể bạn quan tâm
Ảnh minh họa |
Quê tôi miệt Nam bộ nên có nhiều kênh rạch đan xen. Hồi còn nhỏ, chúng tôi hay rủ nhau thức sớm để xem cảnh mua bán nhộn nhịp trên chợ nổi trước nhà. Xuồng ghe nào cũng treo hàng hóa trên các cây “bẹo” của mình để giới thiệu sản phẩm. Từ củ khoai, trái cam, trái bưởi, trái khóm đến mấy bó hành, bó hẹ… loại nào cũng có. Chuyện mua bán cứ diễn ra bồng bềnh trên sông nước và những cây “bẹo” cũng lắc lư, nhấp nhô theo tạo hình ảnh rất ngộ nghĩnh và thân thương rất lạ.
Nội tôi nói: tới nay cũng không ai biết từ “bẹo” có từ đâu, có hồi nào chỉ nghe người xưa giải nghĩa “bẹo” là chọc ghẹo, đùa giỡn, tính nghịch (?). Cây “bẹo” bây giờ gắn bó mật thiết, gần gũi với thương hồ trên sông nước Nam bộ từ Cái Răng đến Ngã Năm Thạnh Trị (Sóc Trăng) hoặc Cái Bè (Tiền Giang), Ngã Bảy (Hậu Giang)… Đó là chưa kể những chợ nổi tự phát với quy mô nhỏ trên khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Nội tôi còn kể thêm: Trên các chợ nổi có 3 điều kỳ lạ liên quan đến cây “bẹo”. Thứ nhất là chuyện “treo mà không bán” do đây là quần áo của thương hồ phơi phóng trên ghe vì không thể lên bờ giặt giũ. Thứ hai là “bán mà không treo” đó là các món ăn và nước giải khát. Thứ ba là “treo thứ này nhưng bán thứ khác” là việc người bán muốn bán ghe xuồng mới thì cây “bẹo” sẽ treo một tấm lá dừa để người cần mua nhận biết.
Có thể nói “bẹo” là hình thức quảng bá, giới thiệu sản phẩm độc đáo nhất mà không đâu có được. Chúng tôi ngày đó tuổi mới lên tám, lên mười còn rủ nhau bơi ra sông, đu bám theo các chiếc ghe hàng xem họ bán gì, cây “bẹo” của họ treo những loại nông sản gì? Có đứa bạo gan xin trái cây ăn cho cả bọn rồi reo hò hụp lặn trên sông nước. Cũng có trường họp bị chủ ghe nhiếc mắng, rượt đuổi là cả bọn lội ra xa muốn hụt hơi. Vậy mà vui và không đứa nào bỏ cuộc chơi.
Tuy không nói ra nhưng du khách tới các chợ nổi bây giờ chỉ nhìn cây “bẹo” ở mũi ghe, xuồng là biết họ buôn bán loại hàng gì? Vào dịp tết thì “bẹo” lại càng xuất hiện nhiều hơn bởi lượng xuồng ghe mua bán nhộn nhịp hơn, hàng hóa đa dạng hơn xưa nhiều.
Cách nay mấy mươi năm, cây “bẹo” chỉ được làm từ cây tre, trúc có chiều cao xấp xỉ 3 đến 6 mét. Tuy nhiên nếu sử dụng lâu ngày trong môi trường nước dễ bị mục lại không đẹp mắt nên ngày nay nhiều thương hồ đã dùng cây “bẹo” bằng sắt hay nhựa để khắc phục những hạn chế vừa nêu. Trên nhiều ghe ở chợ nổi quê tôi, cây bẹo được cột ở hai bên hoặc ở mũi ghe xuồng với các dạng thẳng đứng, xiên hoặc nằm ngang, trên thân cây được treo lủng lẳng các loại rau, củ, quả.
Tôi xa quê đã lâu và cũng có dịp bắt gặp chuyện mua bán trên sông ở nhiều nơi nhưng không thấy lại được hình ảnh cây “bẹo” trên chợ nổi quê mình. Buồn. Nhớ. Tiếc nuối tuổi thơ đã qua đi, trong đó có những ngày xuân về, tết đến được nhìn thấy những cây “bẹo” nhấp nhô trên sông nước quê nhà.
Từ khóa » Cây Bẹo Là Gì
-
Cây Bẹo Chợ Nổi Cái Răng: Nét Văn Hóa độc đáo Miền Tây Sông Nước
-
Nguồn Gốc Cây Bẹo - CHỢ NỔI CẦN THƠ
-
CÂY BẸO LÀ GÌ? NÉT VĂN HÓA QUẢNG CÁO NƠI MIỀN SÔNG ...
-
Cây Bẹo – Cách Quảng Cáo độc đáo Vùng Sông Nước - VnExpress
-
Nguồn Gốc Cây Bẹo - DU LỊCH CẦN THƠ
-
“Bẹo Hàng” Chợ Nổi – Nét Văn Hóa Thú Vị Của Miền Tây Nam Bộ
-
Ðộc đáo Quảng Cáo Bằng Cây Bẹo - Báo Cà Mau
-
4 Treo, điểm đặc Trưng đặc Sắc Của Chợ Nổi Cái Răng - Vietravel
-
CÂY BẸO LÀ GÌ? NÉT VĂN HÓA QUẢNG CÁO NƠI ... - Chickgolden
-
Đi Tìm Cây Bẹo ở Chợ Nổi Cái Răng Cần Thơ - Viet Fun Travel
-
Lạ Mắt Với Cây Bẹo Trên Chợ Nổi Miền Tây Nam Bộ
-
[PDF] Biểu Tượng Văn Hóa Trên Chợ Nổi Vùng đồng Bằng Sông Cửu Long
-
Cây Sào Treo đồ Tại Chợ Nổi Có ý Nghĩa Gì? - Đọc Báo