Nho Khô - Món Ăn Vặt Siêu Lành Mạnh • Leep.app

Nho khô là một trong những món ăn vặt thơm ngon mà nhiều người ưa thích. Ngoài ra, món ăn này còn được sử dụng để làm nguyên liệu bổ sung cho nhiều món tráng miệng như sữa chua hay đồ ăn nhẹ như ngũ cốc. Tuy nhiên, ăn nhiều nho có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không vẫn là câu hỏi nhiều người chưa thể giải đáp. 

Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về món ăn này và những lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng để thưởng thức nho khô một cách khoa học nhất.

Thông tin tổng quan và giá trị dinh dưỡng của nho khô

Nho khô thường được chế biến bằng cách sấy thay vì phơi dưới ánh mặt trời để kiểm soát lượng nước, giúp món ăn giữ lại được độ dẻo, dai và hàm lượng dưỡng chất vốn có. Món ăn rất dễ thưởng thức và kết hợp với nhiều nguyên liệu khác bởi có sự hòa quyện của cả vị ngọt và vị chua.

Thông tin tổng quan và giá trị dinh dưỡng của nho khô

4 loại nho khô với màu khác nhau dựa theo màu sắc ban đầu

Thông thường 100g nho khô cung cấp khoảng 290 calorie với lượng carb chiếm tới 101.56%. Ngoài ra, nho khô còn là món ăn giàu vitamin khoáng chất với những nguyên tố nổi bật như: 

  • Đồng: 41.78%
  • Kali: 26.19%
  • Vitamin B6: 41%
  • Vitamin B2: 24.23%

Nên ăn bao nhiêu nho khô để đảm bảo sức khỏe?

Đây là thực phẩm chứa lượng carb lớn, lại có độ ngọt nhất định nên chúng ta không nên ăn quá nhiều. Khi tiêu thụ thực phẩm, bạn cần dựa trên định mức khuyến nghị từ chuyên gia để đảm bảo sức khỏe không bị ảnh hưởng, đặc biệt là những người bệnh có lượng đường trong máu cao.

Thông thường, phụ nữ có thể ăn khoảng 40 – 50g nho khô, nam giới nên ăn không quá 66g mỗi ngày. Với người bệnh tiểu đường, mỗi ngày không nên tiêu thụ quá 15g để đảm bảo các chỉ số đường huyết được ổn định.

Nên ăn bao nhiêu nho khô

Không nên ăn nho khô thiếu khoa học để phòng bệnh béo phì, tiểu đường

Lợi ích của nho khô với sức khỏe

Tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe răng miệng

Nho khô giàu chất xơ, có thể giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, phòng được chứng bệnh như táo bón hay tiêu chảy. Vị chua trong món ăn này cũng kích thích vị giác, giúp chúng ta ăn uống ngon miệng hơn. Bên cạnh đó, đặc tính kháng khuẩn trong nho còn giúp hạn chế nguy cơ sâu răng, hỗ trợ chữa lành những thương tổn trong răng miệng. Có lẽ, đó cũng là lý do nho khô được chọn làm món ăn vặt lành mạnh.

Kiểm soát huyết áp và lượng đường trong máu

Nếu người bệnh duy trì việc ăn nho khô hàng ngày, không quá 15g mỗi ngày thì huyết áp và đường huyết sẽ được kiểm soát ổn định. Lượng kali trong thực phẩm này giảm được nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Mặt khác, chất xơ lại đảm bảo ngăn chặn được sự gia tăng đột biến của insulin – yếu tố ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh tiểu đường.

Lợi ích của nho khô đối với sức khỏe

Ăn nho kho điều độ có thể cải thiện sức khỏe cho người bệnh huyết áp, tiểu đường

Ngăn ngừa ung thư

Các chất chống oxy hóa như polyphenolic hay catechin đều có tác dụng ngăn chặn tác động của các gốc tự do lên cơ thể. Khi ức chế hoạt động của các gốc tự do, tế bào ung thư sẽ không có cơ hội phát triển. Ngoài ra, các căn bệnh như thoái hóa điểm vàng hay lão hóa xương khớp cũng được ngăn chặn.

Tốt cho làn da

Hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa có thể duy trì được độ trẻ trung, căng bóng, rạng rỡ cho làn da. Các bệnh về da như vẩy nến hay mụn trứng cá cũng được ngăn ngừa nhờ tính kháng khuẩn trong nho khô.

Tốt cho sức khỏe sinh lý

Nghiên cứu cho thấy, L-arginine có trong món ăn vặt này có thể kích thích ham muốn tình dục và giảm nguy cơ mắc các bệnh sinh lý ở nam giới. Hợp chất này còn có khả năng thúc đẩy quá trình di chuyển của tinh trùng khi quan hệ, giúp tăng tỷ lệ thụ thai cho các cặp đôi. Do đó, thưởng thức nho khô thường xuyên cũng có thể giúp vợ chồng duy trì đời sống tình dục viên mãn.

Hướng dẫn chế biến các món ăn với nho khô

Dưới đây là một số gợi ý chị em có thể tham khảo nếu muốn tìm kiếm các công thức món bánh, món tráng miệng hay cách kết hợp nho khô với nguyên liệu khác ngon miệng, hấp dẫn.

  • Chuẩn bị món salad từ rau củ hoặc hoa quả rồi thêm nho khô để nâng cấp hương vị cho món ăn quen thuộc.
  • Thêm nho vào bột bánh rồi tạo hình nướng lên, khi bánh chín, mứt nho sẽ chảy ra hòa quyện vào bánh giúp hương vị trọn vẹn hơn.
  • Thêm nho vào các món ngũ cốc kèm sữa, sữa chua hoặc pudding hay các món bánh ngọt có kem.

Cách sử dụng nho khô

Kết hợp nho khô vào hỗn hợp bột bánh giúp thành phẩm có thêm vị chua ngọt đặc biệt

Nho khô là một món ăn vừa đảm bảo được hương vị thơm ngon, dễ bảo quản lại có thể cung cấp nhiều vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Loại thực phẩm này có vị ngọt chua kết hợp nên kể cả những người bệnh tiểu đường hay cần hạn chế nạp đường vẫn có thể ăn được. Tuy vậy, để đảm bảo sức khỏe không bị ảnh hưởng, bạn nên tham khảo định mức khuyến nghị đã được đề cập trên đây.

Nguồn tham khảo

Golden Raisins facts and health benefits https://www.healthbenefitstimes.com/golden-raisins/ Ngày truy cập 16/03/2021

Từ khóa » Dinh Dưỡng Của 100g Nho Khô