Nhổ Nấm Mối Trong Rừng Cao Su Đồng Nai, Chưa Ra đến đường To ...
- Đăng nhập
- Đăng ký
- ×
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Facebook GoogleKhi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Khi nhấn đăng ký đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Nhà nông- Tin nông nghiệp
- Muôn cách làm giàu
- Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
- Ngon - Sạch - Lạ
- Chuyển đổi số nông nghiệp
- Kinh tế nông nghiệp
- Nông thôn mới
- Khuyến nông
- Khởi nghiệp sáng tạo
- Thái Bình xây dựng Nông thôn mới
Hơi lạ, nói đi săn "lộc trời" mà lại vô rừng cao su tìm thứ gì mọc dưới đất ở Đồng Nai, kiếm không dễ
Thứ ba, ngày 21/06/2022 06:10 AM (GMT+7) Đến hẹn lại lên, Đồng Nai đang bắt đầu vào mùa nấm mối. Những ngày qua, nhiều người dân tại các địa phương: Cẩm Mỹ, Thống Nhất, Long Khánh, Định Quán đã rủ nhau đi hái nấm mối - “lộc của trời”. Bình luận 0 Dân Việt trên-
Lào Cai: Thì ra "lộc trời" dân phải chui vô bụi rậm bứt mang về là một loài cỏ dại lạ kỳ này
-
Lạ kỳ cây thị "ăn thề" 700 trăm năm rỗng gốc ở xã Kim Hoa, Hương Sơn, Hà Tĩnh
-
Lạ kỳ ngôi làng hàng nghìn năm tuổi chỉ có đúng 15 người già, 3 con chó, 6 con mèo sinh sống
-
Kon Tum: Lạ kỳ loại rượu mà không phải là rượu, uống không cay, đắng mà lại ngọt ngọt, mát mát như nước dừa
Theo chân dân “săn” nấm mối chuyên nghiệp
Qua giới thiệu của người quen, chúng tôi tìm đến nhà anh Nguyễn Văn Hà (ở ấp Suối Râm, xã Xuân Quế, H.Cẩm Mỹ), người có nhiều kinh nghiệm trong việc săn nấm mối. Anh Hà năm nay mới 28 tuổi nhưng đã có thâm niên hơn 15 năm trong nghề săn tìm “lộc của trời”.
Anh Hà kể: “Hồi nhỏ tui thường theo ba mẹ vào rẫy nhà hay các lô cao su trong vùng để tìm hái nấm. Sau này lớn lên thì một mình tui tự đi hoặc rủ thêm bạn bè đi cùng để hỗ trợ lẫn nhau. Đi riết rồi ghiền nên mỗi năm cứ đến mùa nấm mối thì dù công việc làm vườn có bận rộn đến mấy tui vẫn gác lại để đi săn lộc của trời ban tặng”.
Mặc dù nấm mối có ở nhiều vùng trên cả nước, nhưng theo đánh giá của giới “sành” ăn thì nấm mối mọc ở vùng đất đỏ bazan của Đồng Nai vẫn là ngon nhất. Nấm mối có thể dùng để chế biến rất nhiều món ngon như: nấu cháo, xào, đổ bánh xèo, nấu canh, kho...
Trắng đêm săn ếch đát, thấy nhiều cũng không dám bắt thêm
Theo anh Hà, năm nay mùa mưa đến sớm nên nấm mối cũng mọc sớm hơn so với mọi năm. Nấm mọc đợt 1 đã diễn ra cách đây khoảng 1 tuần và may mắn đã đến với anh khi kiếm được từ 4-5kg nấm/ngày. Anh Hà đang theo dõi diễn biến thời tiết để chuẩn bị đi hái nấm mối đợt 2. “Không phải ngày nào cũng có nấm mối, chỉ khi mưa to ập xuống làm cho không khí trở nên oi nồng, mặt đất hầm hập nóng thì lúc đó nấm mới mọc rộ” - anh Hà nói.
Sau khi chuẩn bị xong đồ nghề (gồm đèn pin, túi ny-lông, chai nước uống), nhóm của anh Hà bắt đầu lên đường hái nấm. Các anh chạy xe máy đi qua những con đường mòn nhỏ, ngoằn ngoèo để đến khu vực tìm nấm mối.
Trên đường đi, anh Hà tâm sự: “Tui sinh ra và lớn lên ở đây, mọi ngóc ngách trong vùng đều thuộc như lòng bàn tay nên không lo lắng việc đi lạc. Hơn nữa, mình nắm chắc địa bàn sẽ có nhiều lợi thế như định hướng được khu vực có nấm để đi tìm cho đỡ mất thời gian, công sức mà hiệu quả thường cao hơn đối với những người vừa tìm nấm, vừa dò hướng đi vì sợ lạc. Dĩ nhiên việc săn nấm mối còn phụ thuộc vào sự hên - xui nữa”.
Sau khi vượt chặng đường dài khoảng 30km bằng xe máy, cuối cùng nhóm anh Hà đã đến được khu vực săn nấm mối là những lô cao su rộng ngút ngàn ở xã Sông Nhạn (H.Cẩm Mỹ). Đồng hồ lúc này đã điểm 3 giờ chiều.
Sau khi chọn nơi dựng xe máy an toàn, các anh chia nhau băng lô cao su tìm nấm. Đi sâu vào trong lô, muỗi xuất hiện mỗi lúc một nhiều và lao vào đốt ngứa, sưng tấy mình mẩy. Trời lại mưa râm râm khiến việc tìm nấm càng thêm vất vả.
Cà Mau: Lang thang ở cánh đồng hoang đặt trúm lươn đồng, lôi con lươn bự ra khỏi ống có người giật "hết cả hồn"
Sau hơn 2 giờ lội bộ sâu hút trong các lô cao su, nhóm của anh Hà vẫn chưa gặp được cây nấm mối nào. Qua quan sát cho thấy, vùng này có nhiều ụ mối nhưng không thấy nấm mọc. Theo kinh nghiệm của các anh, vùng này phải chờ một vài ngày tới, khi thời tiết thuận lợi thì nấm mới mọc, lúc đó các anh sẽ quay lại để “thu hoạch”.
Biết chúng tôi đã thấm mệt, anh Hà quyết định ngồi nghỉ ngơi giữa lô cao su. Anh Hà cho hay, mỗi năm, nấm mối chỉ xuất hiện 2 đợt chính vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 dương lịch nên người dân thường canh vào những tháng này để đi tìm nấm.
Địa bàn hoạt động chính của nhóm anh Hà là 2 khu vực: vùng đất đen (ấp Suối Râm) và vùng đất đỏ (khu đồi đá), thuộc địa bàn xã Xuân Quế; bởi đường đi đến hai khu vực này rất khó khăn, hiểm trở nên ít “thợ săn” tìm tới. Ngoài ra, các anh còn mở rộng địa bàn hoạt động sang xã Sông Nhạn (H.Cẩm Mỹ) và 2 huyện Thống Nhất, Định Quán với hy vọng sẽ tìm được nhiều nấm hơn.
Vất vả nhưng vui
Anh Lê Văn Thuận - “đồng nghiệp” đi chung với anh Hà, chia sẻ việc đi hái nấm mối khá công phu và không dễ dàng chút nào. Các anh phải lội bộ hàng giờ, vào sâu trong các lô cao su hay các vườn cây ăn trái để tìm kiếm, rất vất vả, nhưng không phải ai đi cũng tìm được ổ nấm mang về. Có người may mắn chỉ đi trong vài giờ là hái được vài ký, nhưng cũng có người đi cả ngày mà không tìm được cây nấm nào.
Hơn nữa, việc săn nấm mối cũng hay gặp những nguy hiểm trên đường đi như bị rắn, rết, bò cạp cắn... Những con vật độc hại này thường ẩn nấp ở dưới gốc cây hoặc thảm lá mục, nếu mải mê tìm nấm mà không để ý rồi giẫm phải sẽ bị chúng tấn công.
Ngoài ra, trong rẫy rậm rạp thường có những hầm hố sâu che khuất hay bụi gai nhọn, người đi hái nấm vào ban đêm mà không quan sát kỹ thì dễ bị sụp hầm hay giẫm phải gai nhọn cũng rất nguy hiểm. “Nghề săn nấm mối rất cực khổ, có khi nguy hiểm nhưng cũng nhiều niềm vui, đặc biệt là khi phát hiện được ổ nấm thì mọi mệt nhọc đều tan biến” - anh Thuận bộc bạch.
Bắt được con cá trê hồng quý hiếm, chàng trai sợ hãi mang đi thả mà không hay biết là "báu vật tiền tỷ"
Nghỉ ngơi khoảng nửa tiếng, nhóm của anh Hà tiếp tục cuộc hành trình tìm nấm. Lần này, các anh cố gắng tìm kiếm với hy vọng may mắn sẽ đến, nhằm giúp chúng tôi có chuyến đi trải nghiệm được trọn vẹn. Sự nỗ lực đã được đền đáp, sau hơn 1 giờ lùng sục dưới thảm lá mục, thậm chí chui vào các bụi rậm tìm kiếm, cuối cùng anh Hà đã phát được đám nấm mối mới vừa nhô lên mặt đất. Cả nhóm reo lên vui mừng với thành quả vừa kiếm được.
Anh Hà cẩn thận dùng một nhánh cây có đầu nhọn để cạy nhổ từng cây nấm mối lên khỏi mặt đất. Như hiểu sự tò mò của chúng tôi, anh Hà giải thích, theo kinh nghiệm của người đi trước truyền đạt lại thì phải dùng cây hay thanh gỗ cạy nấm để năm sau có nấm hái tiếp.
Còn dùng dao hay thanh kim loại sẽ khiến cho mối bỏ đi, năm sau nấm sẽ không mọc nữa. Vì vậy, thế hệ trẻ sau này cứ vậy áp dụng theo. Anh Thuận cho biết thêm, nghề săn nấm mối cũng có “luật bất thành văn” là ai phát hiện ổ nấm mối trước thì người đó được quyền hái, những người đến sau không được xen vào tranh giành.
Sau một buổi chiều nỗ lực tìm kiếm, nhóm của anh Hà chỉ “thu hoạch” được khoảng 1kg nấm mối. Ngoài trời lúc này đã nhá nhem tối nên các anh quyết định ghé nhà bạn nghỉ ngơi, chờ tới khuya sẽ săn tìm nấm mối tới sáng, với hy vọng may mắn sẽ đến nhiều hơn. Còn chúng tôi đành phải chào tạm biệt các anh ra về.
20 năm trước "chôn những cây vàng" trên núi, giờ giàu nhất vùng
Trên đường về, chúng tôi tranh thủ ghé thăm anh Nguyễn Thanh Nông (ngụ xã Hưng Lộc, H.Thống Nhất), người cũng có thâm niên hơn 20 năm săn nấm mối. Khi nhắc đến chuyện nấm mối, anh Nông cho biết, anh và một số hộ dân lân cận đang chuẩn bị đồ nghề để tối nay thức trắng đêm đi săn tìm nấm cũng với hy vọng sẽ nhận được “lộc của trời”.
Anh Nông kể, trước đây nấm mối xuất hiện tại vùng đất Thống Nhất rất nhiều, đặc biệt nấm thường mọc vào khoảng mùng 5 tháng 5 âm lịch, nên người dân thường canh vào dịp này để đi hái nấm, người nhiều cả chục ký, người ít cũng được một vài ký, chứ không có chuyện đi về tay trắng.
Những năm gần đây, nấm mối mỗi ngày một ít dần do nhiều nguyên nhân như: thời tiết thay đổi thất thường gây bất lợi cho nấm mối mọc; ngày càng đông người tham gia hái nấm; sử dụng phân, thuốc hóa học ngày càng nhiều nên mối đã dần dần bỏ đi; tình trạng đào hang bắt mối chúa khá phổ biến... Do vậy, chuyện săn tìm nấm mối ngày càng khó khăn.
Trời mỗi lúc một khuya, trong khi nhiều người đang chìm vào giấc ngủ ngon thì những người “mê nấm mối” như các anh: Hà, Thuận, Nông vẫn thức trắng đêm dầm mình tìm kiếm “lộc của trời” trong các lô cao su, vườn cây heo hút.
Nấm mối là loại đặc sản quý hiếm
Nấm mối là quà tặng từ thiên nhiên và đã trở thành món đặc sản quý hiếm được nhiều người ưa thích. Nhiều năm qua, cứ đến mùa là nhiều người đi hái nấm về để cải thiện bữa ăn cho gia đình hoặc làm quà biếu cho người thân, bạn bè. Cũng có người xem đây là một cái nghề để kiếm thêm thu nhập. Nấm mối đầu mùa có giá từ 800-900 ngàn đồng/kg, nấm cuối mùa có giá từ 600-700 ngàn đồng/kg.
Anh nông dân có bằng kỹ sư sáng chế máy cắt cành ca cao ở Đồng Nai, xem xong ai cũng khen hết lời 19/06/2022 19:20
Trông xâu xấu thế thôi, chứ thứ trái này là đặc sản ở Đồng Nai mà dân ví như "lộc trời" 15/05/2022 06:15
Xóm Câu giữa lòng thành phố Biên Hòa của Đồng Nai, cần thủ ngày càng "sát cá", nhưng cá, tôm đi đâu mà ít dần? 28/04/2022 13:10
Vùng đất này ở Đồng Nai dân từng nghèo rớt mồng tơi, nay trồng cây gì mà nhiều tỷ phú, có nhà thu 10 tỷ/năm? 24/04/2022 18:48
Thứ xưa nay thiên hạ trồng chuối toàn vứt phí, nay dân ở nơi này của Đồng Nai gom lại bán ra tiền 18/04/2022 18:42
- Rừng cao su
- huyện Cẩm Mỹ
- đổ bánh xèo
- tỉnh đồng nai
- nấm mối
- săn nấm mối
- hái nấm mối
- nấm mối rừng cao su
- giá nấm mối
danviet.vnÝ kiến của bạn Đăng nhập Đăng ký x
Ảnh đính kèm
Gửi ý kiến Xem tiếp bình luận x Tin cùng chuyên mục Xem theo ngày Xem-
Bồi dưỡng nghiệp vụ xây dựng nông thôn mới cho hàng trăm cán bộ, đoàn viên thanh niên tại Đắk Lắk
-
Cận cảnh kỹ nghệ làm gốm Chăm tại một làng Chăm ở Bình Thuận
-
Trung An giải thể 2 công ty con, tập trung vào bán buôn gạo trong bối cảnh liên tục thua lỗ
-
Quảng Ngãi: Phát triển du lịch cộng đồng ở Tịnh Khê, nông dân phấn khởi bởi thu nhập tăng lên
-
Tôm đang lớn bỗng chết như ngả rạ bởi một loài sinh vật quái ác, dân Bà Rịa-Vũng Tàu rơi tiền tỷ ngay trước mắt
-
Nông dân nơi này ở Đồng Tháp bỏ ruộng không vài ngày cho hàng ngàn con chim hoang dã bắt ốc, săn mồi
-
Long An: Ồ ạt “xé rào” nuôi tôm rồi "ôm cục nợ bự chảng" giữa vùng nước ngọt Đồng Tháp Mười
-
Một ông nông dân Trà Vinh nuôi thứ chim bé như nắm tay, hễ đẻ là cản chả kịp, chăm nhàn, thu 160 triệu/năm
-
Ngành nông nghiệp lập loạt kỷ lục mới về xuất khẩu, xuất siêu nông sản, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến lý giải nguyên nhân
-
Thành viên Hội đồng chung khảo Đồng Mạnh Hùng (VOV): Nông nghiệp, nông thôn là nguồn cảm hứng lớn cho các nhà báo
Từ khóa » Gỗ Quế Thuộc Nhóm Mấy
-
Một Góc Nhìn: Trang Phục Truyền Thống Các Dân Tộc Thiểu Số ở Tỉnh ...
-
Loay Hoay Phát Triển Rừng Gỗ Lớn Có Chứng Chỉ Rừng Bền Vững
-
'Rừng Quế, Rừng Vàng' ở ATK Định Hóa
-
Lợi ích Kép Trong Sản Xuất Viên Nén Gỗ Và Than Sinh Khối ở Nghệ An
-
Đi 'săn' Nấm Mối
-
Nghị định 84/2021/NĐ-CP Sửa đổi Nghị định 06/2019/NĐ-CP Quản ...
-
Nuôi Trùn Quế Chuyên ăn đồ Bẩn Làm Ra Thứ Phân Vi Sinh Sạch, 9X ...
-
Lên Lương Mông Săn Mây
-
Truyện Ngắn Dự Thi: Trăng Ngoài Bản Trăng
-
Nghệ An: Ai "bảo Kê" Cho Khai Thác Khoáng Sản Trái Phép? | DIỄN ...
-
Tuyển Việt Nam Sử Dụng đội Hình Nào Trận Gặp Campuchia?
-
Trần Nguyên Mạnh - Từ Tội đồ AFF Cup 2016 đến Niềm Hy Vọng Của ...
-
Chi Tiết Phóng Sự Và Ghi Chép
-
Làng Cổ Của Dân Tộc Thái Nghệ An Giữa Khu Bảo Tồn Pù Hoạt 300 ...