Nhổ Răng Hàm Có Nguy Hiểm Không? Các Biến Chứng Có Thể Xảy Ra

Nhổ răng hàm có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều khách hàng khi mắc bệnh lý và không thể bảo tồn răng thật. Để giải đáp vấn đề này, chúng tôi đã mời Tiến sĩ, bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm (Giám đốc hệ thống Nha Khoa Paris) tư vấn chi tiết trong bài viết dưới đây.

  • 1. Nên nhổ răng hàm trong những trường hợp nào?
  • 2. Nhổ răng hàm có nguy hiểm không?
  • 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của việc nhổ răng hàm
    • 3.1. Tình trạng sức khoẻ của khách hàng
    • 3.2. Vị trí răng hàm cần nhổ
    • 3.3. Tay nghề của bác sĩ
    • 3.4. Cơ sở nha khoa
    • 3.5. Cách chăm sóc sau khi nhổ răng
  • 4. Hướng dẫn chăm sóc sau khi nhổ răng hàm

1. Nên nhổ răng hàm trong những trường hợp nào?

Việc quyết định nhổ răng hàm còn tùy thuộc vào tình trạng răng miệng hiện đại, kết quả khám tổng thể và có sự chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là một số trường hợp bắt buộc phải nhổ răng hàm:

Răng sâu nặng: Khi răng sâu đã đến tủy gây ra viêm tủy răng, hoại tử tuỷ, áp xe và không thể khắc phục bằng phương pháp trám hoặc bọc răng thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để bảo vệ răng kế cận (1).

Răng mọc lệch, mọc ngầm: Nếu không xử lý có thể ảnh hưởng đến khớp cắn và tổn thương các răng lân cận, gây ra u nang nguy hiểm. 

Viêm nha chu: Khi bệnh tình nặng và không thể điều trị có thể cân nhắc nhổ răng để ngăn ngừa ảnh hưởng đến răng kế cận và sức khoẻ tổng thể.

Chỉnh nha: Trong trường hợp răng chen chúc, không đủ không gian thì nha sĩ sẽ chỉ định nhổ răng hàm 4, 5, 6, 7, 8 để tạo ra không gian cho các răng di chuyển đến vị trí mong muốn. 

Răng hàm bị gãy vỡ: Tình trạng kéo dài gây đau nhức, ê buốt khi ăn đồ nóng/lạnh, răng lung lay quá nhiều, không thể bảo tồn.

Cần nhổ răng hàm mọc lệch khi chúng ảnh hưởng đến răng kế cận 

Cần nhổ răng hàm mọc lệch khi chúng ảnh hưởng đến răng kế cận

2. Nhổ răng hàm có nguy hiểm không?

Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm cho biết: “Nhổ răng hàm là thủ thuật không quá phức tạp, đảm bảo an toàn cho khách hàng do đơn vị nha khoa sử dụng kỹ thuật máy móc hiện đại, bác sĩ có tay nghề và chuyên môn cao. Hơn nữa, việc nhổ răng hàm không ảnh hưởng đến dây thần kinh hay gây ra biến chứng sau này.”

Theo thống kê của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA), tỷ lệ thành công trung bình của việc nhổ răng hàm là 96%. Một nghiên cứu khác được công bố trên IJD cho thấy tỷ lệ thành công của việc nhổ răng hàm lên tới 98% (2).

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tối đa, khách hàng nên thực hiện nhổ răng tại các cơ sở nha khoa uy tín. Tại đây quy tụ đội ngũ bác sĩ có chuyên môn, tay nghề cao. Cùng với đó là hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, máy móc tân tiến sẽ đảm bảo quy trình nhổ răng chuẩn Y khoa, ít xâm lấn và sai sót nhất.

Ngược lại, nếu nhổ răng tại các đơn vị nha khoa kém chất lượng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng như:

Khó cầm máu: Máu chảy nhiều và kéo dài gây ra nhiều nguy hiểm và tổn hại cho sức khỏe.

Nhiễm trùng: Đây là biến chứng phổ biến nhất có thể gây ra triệu chứng như đau nhức, sưng tấy, sốt, chảy mủ, hôi miệng. 

Đau nhức, sưng tấy: Tình trạng đau nhức, sưng tấy kéo dài và không thể kiểm soát bằng thuốc giảm đau gây ra mệt mỏi, khó chịu cho khách hàng.

Tổn thương dây thần kinh: Trong trường hợp bác sĩ tay nghề kém, xâm lấn mô nhiều có thể làm tổn thương dây thần kinh khu vực quanh ổ răng gây ra tê bì, ngứa ở môi hoặc nướu.

Gãy xương hàm: Biến chứng này hiếm gặp nhưng không phải không xảy ra, thường xuất hiện trong quá trình nhổ răng hàm dưới và ở khách hàng có xương hàm yếu, từng chấn thương hàm mặt.

Nhổ răng hàm xâm lấn mô nhiều có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh

Nhổ răng hàm xâm lấn mô nhiều có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của việc nhổ răng hàm

Một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của việc nhổ răng hàm như tình trạng sức khoẻ hiện tại, vị trí răng hàm cần nhổ, tay nghề, kinh nghiệm của bác sĩ và chế độ chăm sóc sau khi nhổ răng.

3.1. Tình trạng sức khoẻ của khách hàng

Với những khách hàng mắc bệnh lý tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao, rối loạn đông máu thì sẽ có nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu cao hơn sau khi nhổ răng. Vì vậy, cần thông báo trước cho bác sĩ về các bệnh lý đang mắc phải và các loại thuốc đang sử dụng để có phương án dự phòng cần thiết.

3.2. Vị trí răng hàm cần nhổ

Trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch sẽ đòi hỏi kỹ thuật thực hiện phức tạp hơn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng hơn so với răng bình thường. Hoặc răng bị sâu, viêm nhiễm nặng hoặc có biến chứng sẽ khiến việc nhổ răng phức tạp và nguy hiểm hơn. Ngoài ra, trường hợp răng có nhiều ổ mủ sau khi nhổ thường có nguy cơ nhiễm trùng và áp xe nhiều hơn. 

Răng hàm mọc ngầm, mọc lệch sẽ yêu cầu kỹ thuật thực hiện phức tạp hơn

Răng hàm mọc ngầm, mọc lệch sẽ yêu cầu kỹ thuật thực hiện phức tạp hơn

3.3. Tay nghề của bác sĩ

Những bác sĩ có tay nghề và chuyên môn cao sẽ đảm bảo quá trình nhổ răng ít xâm lấn, hạn chế sai sót giúp giảm thiểu tối đa biến chứng sau khi nhổ răng hàm. Đồng thời, rút ngắn thời gian hồi phục tối đa.

3.4. Cơ sở nha khoa

Tại những cơ sở nha khoa uy tín, khách hàng sẽ được trải nghiệm nhổ răng bằng máy móc hiện đại với công nghệ mới nhất. Cùng với đó là quy trình nhổ răng đạt chuẩn Y khoa, hệ thống dụng cụ nhổ răng được vô trùng hoàn toàn đảm bảo an toàn tối đa và ngăn ngừa biến chứng.

3.5. Cách chăm sóc sau khi nhổ răng

Tuân thủ hướng dẫn của nha sĩ về chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng, sử dụng thuốc,… đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế biến chứng và thúc đẩy quá trình lành thương sau khi nhổ răng.

4. Hướng dẫn chăm sóc sau khi nhổ răng hàm

Sau khi nhổ răng, để tránh các biến chứng và rút ngắn thời gian phục hồi, cần có chế độ chăm sóc phù hợp. Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nha khoa Quốc tế (IJD) cho thấy, việc tuân thủ hướng dẫn của nha sĩ sau khi nhổ răng hàm giúp giảm 20% nguy cơ biến chứng và rút ngắn 1.5 ngày thời gian phục hồi (3).

Dưới đây là lời khuyên cụ thể của bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm dành cho các khách hàng sau khi nhổ răng tại Nha Khoa Paris:

– Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm nhưng cần tránh chà xát vào vị trí răng mới nhổ. Ưu tiên súc miệng bằng nước muối loãng thay vì dùng nước súc miệng chuyên dụng bởi những sản phẩm này thường chứa cồn không tốt cho vùng nướu đang tổn thương.

– Không sử dụng máy tăm nước vào vị trí răng hàm mới nhổ (4).

– Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Tránh thức ăn cứng, dai, cay nóng trong vài ngày đầu tiên giúp giảm nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng sau nhổ răng.

–  Ngủ đủ giấc, không vận động nặng trong 2 – 3 ngày đầu tiên sau khi nhổ răng 

– Tránh hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích vì có thể làm chậm quá trình lành thương.

– Sử dụng thuốc giảm đau và kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ giúp kiểm soát cơn đau và ngăn ngừa nhiễm trùng.

– Có thể lấy đá lạnh bọc trong khăn mềm đề chườm giảm đau trong 10 – 20 phút/lần (5).

– Theo dõi sức khoẻ, nếu thấy các dấu hiệu bất thường như sưng tấy, chảy máu nhiều, đau nhức dữ dội, sốt cao thì thông báo ngay cho bác sĩ.

– Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ, thường sẽ là 1-2 tuần sau khi nhổ răng để đánh giá tình trạng phục hồi và phát hiện sớm các biến chứng thường gặp sau nhổ răng như nhiễm trùng, chảy máu, sưng tấy kéo dài…

Nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể phục hồi sau khi nhổ răng

Nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể phục hồi sau khi nhổ răng

Trên đây là giải đáp của bác sĩ về vấn đề nhổ răng hàm có nguy hiểm không và hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà để phòng tránh các biến chứng. Nếu thấy dấu hiệu bất thường, hãy liên hệ với bác sĩ để được xử lý kịp thời. Mời quý khách đón đọc những bài viết tiếp theo của Nha Khoa Paris để biết thêm nhiều thông tin hữu ích.

Từ khóa » Nhổ Răng Hàm Dưới Có Nguy Hiểm Không