Nhổ Răng Khôn Có đau Không? Làm Thế Nào để Giảm đau
Có thể bạn quan tâm
Nhổ răng khôn có đau không và đau mất mấy ngày? Là thắc mắc mà Nha khoa Thúy Đức nhận được nhiều nhất khi tư vấn và điều trị nhổ răng khôn cho khách hàng. Vậy câu trả lời cho 2 câu hỏi trên là gì? Cùng đi tìm lời giải đáp ngay trong bài viết này của Thúy Đức nhé!
Mục lục
- Những biến chứng nguy hiểm khi răng khôn mọc bất thường
- Bị viêm nướu trùm, viêm nhiễm tại chỗ
- Sâu răng số 7 bên cạnh
- Bị u, nang thân răng
- Rối loạn cảm giác và phản xạ
- Nhổ răng khôn đau không? Đau mấy ngày?
- Làm gì để giảm đau sau khi nhổ răng khôn?
- Phương pháp nào nhổ răng khôn không đau?
- Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín – nhổ răng khôn không đau
Những biến chứng nguy hiểm khi răng khôn mọc bất thường
Răng khôn hay còn được gọi với tên gọi khác là răng hàm lớn thứ 3 hoặc răng số tám. Độ tuổi mọc răng hàm lớn số 3 là từ 17 – 25 tuổi. Tuy nhiên không thiếu trường hợp răng mọc muộn hơn.Trong độ tuổi từ 17 – 25 tuổi thì xương hàm trở nên cứng hơn, niêm mạc và mô mềm sẽ trở nên dày và chắc hơn làm cho răng khôn có thể bị mọc lệch hoặc mọc ngầm, thường gặp nhiều hơn ở hàm dưới. Điều này sẽ khiến cho việc vệ sinh thức ăn cũng như ăn uống gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, răng khôn ít khi tham gia vào quá trình nhai thức ăn nên khi gặp phải trường hợp mọc lệch, mọc ngầm, mọc ngang, mọc ngược,… sẽ được bác sĩ chỉ định nhổ bỏ.
Đọc thêm: Răng khôn mọc thẳng có cần thiết phải nhổ?
Răng khôn mọc lệch không được nhổ bỏ kịp thời sẽ rất dễ gây nên những biến chứng nguy hiểm khôn lường như:
Bị viêm nướu trùm, viêm nhiễm tại chỗ
Tại vị trí răng mọc lâu ngày không được vệ sinh kỹ sẽ dẫn tới tình trạng bị viêm nhiễm sưng đỏ, đau xung quanh thân răng, nướu bị viêm, áp xe, cứng hàm. Khi tình trạng trên bị kéo dài sẽ làm cho xương xung quanh bị phá hủy và lan sang các răng bên cạnh. Không được chữa trị kịp thời sẽ làm viêm vùng xương hàm, nhiễm trùng huyết, viêm màng trong tim, nhiễm trùng tai-má,…
Sâu răng số 7 bên cạnh
Khi răng số 8 bị mọc lệch sẽ nghiêng vào răng hàm số 7 bên cạnh làm cho thức ăn bị tích tụ không làm sạch hết sẽ dẫn tới bị sâu răng hàm kế bên. Mà răng hàm số 7 đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nhai nghiền thức ăn.
Bị u, nang thân răng
Khi quanh thân răng bị nhiễm trùng mạn tính cộng với túi răng còn sót lại khi mọc không hoàn chỉnh sẽ làm u xương hàm như nang thân răng,… nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới tiêu xương hàm, làm tăng nguy cơ bị gãy xương hàm so với người bình thường.
Rối loạn cảm giác và phản xạ
Xung quanh răng có rất nhiều dây thần kinh có liên quan vì vậy khi răng số 8 mọc lệch mọc ngầm sẽ chèn ép lên các dây thần kinh. Điều này dẫn tới các dây thần kinh cảm giác ở môi, da, niêm mạc và răng sẽ bị giảm hoặc không còn cảm giác. Đặc biệt có thể gây nên hội chứng giao cảm như một bên mặt bị đau, phù hoặc sưng đỏ quanh vùng ổ mắt.
Có thể bạn quan tâm: Nhổ răng khôn bị hôi miệng phải làm sao?
Nhổ răng khôn đau không? Đau mấy ngày?
Bất cứ bệnh nhân nào trước khi nhổ răng khôn cũng đều muốn biết nhổ răng khôn có đau hay không?
Nhổ răng khôn giúp giảm biến chứng về các vấn đề răng miệng trong tương lai bởi mặc dù hiện tại bạn không có triệu chứng hay dấu hiệu gì. Tuy nhiên trong tương lai vẫn có thể gây nguy hiểm đặc biệt là khi đã có tuổi.
Nhổ răng khôn có đau không còn tùy theo trường hợp bạn chích thuốc tê có đau không, đau nhiều hay đau ít, hay chỉ tê tê nhẹ. Sau khi hết thuốc tê bạn mới cảm nhận được có đau hay không nhưng lúc này đã nhổ răng. Cho tới hiện nay rất hiếm trường hợp gặp biến chứng trong quá trình nhổ, chỉ xảy ra một số rủi ro ở ổ răng khôn sau khi nhổ mà thôi. Nếu sau khi nhổ xong bệnh nhân không kiêng kỹ, không chú ý trong vấn đề ăn uống, vô tình đụng phải chỗ mới nhổ thì sẽ dễ làm cho cục máu đông bị bật ra. Lúc này thức ăn thừa có thể sẽ bị kẹt lại trong ổ răng và gây ra tình trạng nhiễm trùng.
Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng bởi hiện nay kỹ thuật nha khoa vô cùng phát triển, có sự kết hợp giữa con người và máy móc để giảm giảm thiểu tối đa sự đau đớn cho khách hàng khi nhổ răng khôn. Tùy theo thể trạng và sức khỏe của bạn mà nha sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị nhổ răng khôn sao cho phù hợp nhất. Đồng thời sau khi nhổ răng khôn bạn sẽ được tư vấn những thắc mắc và lưu ý cần phải nhớ trước, trong và sau khi nhổ để hạn chế tối thiểu các vấn đề có thể xảy ra với bạn. Bạn có thể hoàn toàn thoải mái và coi chuyện nhổ răng khôn chỉ là chuyện nhỏ mà thôi.
Đọc thêm: Nhổ răng khôn có lâu không?
Thông thường bạn sẽ mất từ 2 – 3 ngày để kết thúc cơn đau nhức. Trong thời gian này bạn sẽ chuyển dần từ trạng thái đau buốt sang ê nhẹ, rồi hết đau và trở lại bình thường.
Sau khi nhổ răng bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân một toa thuốc để giảm đau và kháng sinh. Sau khi thuốc tê tan hết cảm giác đau sẽ dần xuất hiện. Lúc này bạn cần nghỉ ngơi và uống thuốc theo đơn càng sớm càng tốt.
Bên cạnh đó sau khi nhổ răng xong bạn phải cắn chặt bông gòn từ 30 – 60 phút để cầm máu và giúp làm giảm cảm giác đau, không được súc miệng bằng nước muối trong vòng 24h sau khi nhổ răng, không để ổ nhổ răng tiếp xúc với bất cứ thứ gì.
Tùy theo cơ địa của mỗi người mà cơn đau sau khi nhổ răng khôn sẽ kéo dài hoặc ngắn. Ngoài ra bạn phải lựa chọn phòng khám uy tín để được chữa trị và hướng dẫn cụ thể trong quá trình nhổ răng khôn.
Tại sao lại như vậy: Vì nhổ răng khôn có đau hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng răng miệng, cơ địa, chế độ chăm sóc răng, quan trọng là tay nghề của bác sĩ nhổ răng cũng như công nghệ nhổ răng.
- Cơ địa bệnh nhân: Mỗi một người có đặc tính cơ thể khác nhau để phản ứng lại với các loại bệnh và vết thương. Quá trình lành thương của mỗi người cũng không hề giống nhau, những người có cơ địa tốt sẽ lành thương nhanh hơn và ngược lại.
- Tình trạng răng miệng của mỗi người: Răng khôn có thể mọc lệch, mọc ngầm khiến cho các thao tác thực hiện việc nhổ răng của bác sĩ cũng bị ảnh hưởng. Điều này kéo theo vết thương, mức độ và tình trạng lành thương của từng ca phẫu thuật là không giống nhau.
- Tay nghề của bác sĩ: Nhổ răng khôn được coi là một ca tiểu phẫu cần bác sĩ phải có tay nghề và sự khéo léo tỉ mỉ rất cao. Bởi răng khôn thường nằm ở vị trí khó và dễ có các biến chứng. Nếu nhổ không cẩn thận sẽ có thể làm tổn thương tới cấu trúc giải phẫu bên trong xương hàm như màng xoang, mạch máu, dây thần kinh,…
- Công nghệ nhổ răng: Bên cạnh tay nghề bác sĩ thì công nghệ nhổ răng đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định tới việc nhổ răng khôn xong có bị đau lâu không. Hiện nay có công nghệ nhổ răng khôn bằng sóng siêu âm Piezotome sử dụng sóng siêu âm để làm đứt các dây chằng xung quanh răng từ đó nhổ răng một cách vô cùng dễ dàng.
- Chế độ chăm sóc sau khi phẫu thuật xong: Chỉ cần bạn ăn uống đầy đủ chất và chăm sóc răng miệng cẩn thận thì vết thương nhổ răng sẽ nhanh lành và không bị nhiễm trùng. (Nhổ răng khôn nên ăn gì – kiêng gì?)
Làm gì để giảm đau sau khi nhổ răng khôn?
- Cắn bông gòn 30 phút sau khi nhổ răng: Có tác dụng để cầm máu, nếu sau 30 phút vẫn còn rỉ máu thì hãy tiếp tục cắn gạc và thay mới sau 30 phút.
- Chườm lạnh/ấm: Với chườm lạnh sẽ giúp bạn giảm sưng và đau sau khi nhổ răng khôn hiệu quả. Bạn chỉ cần cho nước lạnh vào túi chườm và để lên má sát với vùng vừa nhổ răng, hoặc sử dụng đá viên xoa nhẹ nhàng ngoài má để thư giãn. Với chườm nóng sẽ giúp tan máu tụ và giảm tình trạng ê buốt. Khi chườm nóng bạn hãy cho nước ấm vào túi chườm và thực hiện tương tự như chườm lạnh.
- Sử dụng thuốc giảm đau: Không nên tự ý mua thuốc giảm đau về uống mà phải sử dụng thuốc theo cách dùng và liều lượng của bác sĩ để tránh gây ra tác dụng phụ.
Xem chi tiết: Mọi lưu ý bạn cần biết trước sau khi nhổ răng khôn
Phương pháp nào nhổ răng khôn không đau?
Hiện nay với sự phát triển của công nghệ nhổ răng thế hệ mới đã ra đời nhổ răng bằng sóng siêu âm Piezotome với những ưu việt so với phương pháp nhổ răng truyền thống:
- Không đau: Nếu như với phương pháp nhổ răng truyền thống sẽ cần phải sử dụng kim, phanh để nậy những chiếc răng khôn thì với công nghệ mới này sẽ sử dụng sóng siêu âm Piezotome làm đứt gãy các dây chằng xung quanh răng. Giúp bóc tách mô, nướu khỏi chân răng một cách nhẹ nhàng nhất và loại bỏ chân răng một cách đơn giản.
- An toàn: Vì sử dụng sóng siêu âm Piezotome nên gần như không tác động tới dây thần kinh và mạch máu xung quanh chân răng, xác định được chính xác vị trí răng cần nhổ cũng như định hình chính xác cấu trúc xương hàm giúp cho việc nhổ răng được an toàn nhất.
- Rút ngắn tối đa thời gian nhổ răng: Nhờ việc ứng dụng năng lượng sóng siêu âm để cô lập chân răng và nướu giúp cho nhổ răng trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Toàn bộ quá trình nhổ răng chỉ diễn ra từ 15 – 30 phút. Khách hàng hoàn toàn không cảm nhận thấy cảm giác khó chịu hay đau đớn trong suốt quá trình thực hiện.
- Nhanh lành thương: Với cơ chế khóa mạch máu nhanh chóng giúp cho tổn thương được hồi phục một cách tối ưu.
Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín – nhổ răng khôn không đau
Để việc nhổ răng khôn trở nên nhẹ nhàng nhanh chóng và an toàn nhất, bạn cần lựa chọn được địa chỉ nha khoa uy tín có cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị hiện đại và tay nghề bác sĩ cao.
Nha khoa Thúy Đức đã thành lập được 18 năm, từ năm 2006 bởi bác sĩ Phạm Văn Việt – nguyên trưởng khoa Răng – Hàm – Mặt của bệnh viện Việt Xô. Tại Nha khoa Thúy Đức áp dụng quy trình nhổ răng khôn 4 bước theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định của Bộ Y tế.
Thúy Đức sử dụng công nghệ hiện đại, máy móc tiên tiến như máy chụp phim X-quang Vatech Pax-i, máy nhổ răng khôn không đau Piezotome,… giúp khách hàng nhổ răng khôn trong thời gian nhanh nhất, an toàn và hoàn toàn không gây đau sưng. Bên cạnh đó đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tại Thúy Đức có kinh nghiệm nhổ răng khôn từ 10 năm trở lên. Họ biết sử dụng các kỹ thuật, máy móc hiện đại để nhổ răng khôn nhanh chóng, an toàn.
Sau khi nhổ răng khôn bác sĩ và y tá sẽ hướng dẫn tận tình cách chăm sóc răng miệng, ăn uống và vệ sinh đúng cách để vết thương nhanh lành và giảm tình trạng đau nhức một cách tối đa.
Việc nhổ răng khôn sẽ là một trải nghiệm dễ chịu nếu như bạn lựa chọn được đúng địa chỉ nha khoa. Chính vì vậy hãy là khách hàng hãy tìm hiểu kỹ trước khi quyết định nhổ răng khôn nhé. Chúc các bạn có một hàm răng khỏe mạnh!
Từ khóa » Nho Răng Có đau Không
-
Những Trường Hợp Nào Cần Phải Nhổ Răng - Nha Khoa I-Dent
-
Nhổ Răng Có đau Không - Làm Sao để Giảm đau Hiệu Quả?
-
Nhổ Răng đã Lấy Tủy Có đau Không? | Vinmec
-
[Hỏi Đáp] Nhổ Răng Nhai Có đau Và Nguy Hiểm Không?
-
Bảng Giá Nhổ Răng Không Đau Tại Nha Khoa Đông Nam
-
Nhổ Răng Hàm Có Đau Không? Các Trường ... - Nha Khoa KaiYen
-
Có Nên Nhổ Răng Sâu Không? Có Ảnh Hưởng Hay Nguy Hiểm Không?
-
Nhổ Răng Khôn Có đau Không Và Những điều Lưu ý
-
Cắt Chỉ Sau Nhổ Răng Khôn Có đau Không? Nha Khoa Thùy Anh
-
Các Vấn đề Gặp Phải Sau Nhổ Răng - Rối Loạn Nha Khoa
-
Khi Nào Nên Nhổ Răng Khôn Và Những Câu Hỏi Thường Gặp | Medlatec
-
Nhổ Răng Khôn đau Bao Lâu?
-
Nhổ Răng Khôn Có đau Không Và Những Lưu ý Khi Nhổ - Galant Clinic
-
Một Số Biên Chứng Của Việc Nhổ Răng Khôn