Nhổ Răng Khôn: Khi Nào Là Cần Thiết?
Có thể bạn quan tâm
Răng khôn là loại răng thường mọc ở phía trong cùng của hàm nên vòm miệng không có đủ khoảng trống để chúng phát triển bình thường. Chính vì vậy nên rất dễ dẫn đến tình trạng răng khôn bị mọc lệch, mọc chen chúc và xô đẩy vào nhau. Vậy cụ thể, trường hợp nào cần thiết phải nhổ bỏ răng khôn? Để được giải đáp vấn đề này, bạn đọc hãy cùng theo dõi những thông tin dưới bài viết sau.
Mục lục
- Răng khôn là gì?
- Có những loại răng khôn nào?
- Trường hợp nào cần thiết phải nhổ răng khôn?
- Răng khôn bị sâu
- Răng khôn gây viêm nướu
- Răng khôn gây ảnh hưởng đến các xương và răng bên cạnh
- Trường hợp nào không cần nhổ răng khôn?
- Thời điểm nào không thích hợp để nhổ răng khôn?
- Khi đang bị ốm
- Thời gian thai kì
- Đang bị viêm lợi
- Thời điểm nào thích hợp nhất để nhổ răng khôn?
- Quy trình nhổ răng khôn tại Nha khoa Thúy Đức
- Nha khoa Thúy Đức – Địa chỉ nhổ răng khôn an toàn, uy tín bậc nhất Hà Nội
Răng khôn là gì?
Răng khôn hay còn có tên gọi là răng số 8. Đây là loại răng mọc ở vị trí trong cùng của hàm. Có rất nhiều tranh luận liên quan đến vai trò, chức năng cũng như tác hại của răng khôn.
Mặc dù thuộc nhóm răng hàm nhưng loại răng này thường đảm nhiệm rất ít vai trò. Chính vì mọc ở sâu bên trong nên hầu như răng không còn diện tích. Răng khôn vì thế sẽ mọc ngầm, đâm ngang và chen lấn, làm xô lệch những răng còn lại.
Khi răng khôn phát triển đến một giai đoạn nhất định, các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên nhổ răng. Việc nhổ răng khôn lúc này sẽ giúp bạn không phải chịu những cảm giác đau nhức nếu răng mọc chen chúc hoặc mọc ngầm. Bên cạnh đó, việc loại bỏ răng khôn sẽ giúp bạn bảo vệ những răng còn lại.
Thông thường, một người trưởng thành sẽ có 32 chiếc răng, trong đó có 4 răng nanh, 8 răng cửa, 4 răng khôn, 8 răng hàm trước và 8 răng hàm sau. Mặc dù vậy, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, có người không mọc răng khôn hoặc chỉ mọc 1,2 hoặc 3 chiếc. Răng khôn có thể mọc lên bình thường, khi nhú lên khỏi lợi được khoảng một phần thì ngừng. Tuy nhiên, ở một số người, răng có thể bị mọc ngược về phía của xương hàm và đâm vào răng hàm bên cạnh.
Răng khôn thường mọc chủ yếu ở độ tuổi từ 18 đến 25 hoặc có thể hơn. Theo đó, một số chức năng của răng khôn đó là:
- Tham gia vào quá trình nhai và nghiền thức ăn: Trong trường hợp răng khôn mọc thẳng hàng, ngay ngắn và không bị lệch, răng không cắn vào má mỗi khi ăn uống và khớp cắn chuẩn, răng khôn vẫn thực hiện chức năng ăn nhai giống như bình thường. Khi răng khôn không gặp phải bất cứ vấn đề gì, hàm của chúng ta sẽ trở nên khỏe hơn. Nhờ vậy mà khả năng nghiền thức ăn cũng sẽ tốt hơn.
- Thay thế răng hàm trong trường hợp răng hàm bị hỏng: Nếu răng hàm của bạn bị hỏng, bác sĩ có thể nhổ răng khôn và thay thế vào vị trí của răng hàm đó. Kỹ thuật trồng răng này được đánh giá rất tốt trong việc giúp hàm răng đảm bảo được cấu trúc và thực hiện chức năng ăn nhai một cách hiệu quả.
Vậy có nên nhổ răng khôn không? Để tìm hiểu về vấn đề này, bạn đọc hãy theo dõi những thông tin trong bài viết: “Nhổ răng khôn có nguy hiểm không? Nha khoa Thúy Đức giải đáp chi tiết.”
Có những loại răng khôn nào?
Ở mỗi người thường có tới 4 chiếc răng khôn, trong đó có 2 răng mọc ở hàm phía trên và 2 răng mọc ở phía dưới. Chính vì răng khôn mọc cuối cùng nên ở người trưởng thành vẫn có đủ 32 răng. Thông thường, tùy thuộc vào cách mọc mà có những loại răng khôn sau:
Răng khôn mọc lệch:
Đây là trường hợp phổ biến nhất khi răng mọc xiêu vẹo và mọc lệch sang răng số 7. Khi răng khôn mọc lên, bạn sẽ phải trải qua cảm giác đau nhức vô cùng khó chịu. Một số người còn bị sốt cao trong khoảng thời gian mọc răng. Nếu tình trạng này kéo dài, khi răng nhú lên sẽ làm xô đẩy và ảnh hưởng đến các răng ở bên cạnh.
Đọc thêm: Những lưu ý quan trọng khi nhổ răng khôn mọc lệch
Răng khôn mọc thẳng:
Khi răng khôn của bạn mọc thẳng, cấu trúc của hàm sẽ không bị tác động. Mặc dù răng mọc có thể gây triệu chứng đau nhức và sốt nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, tình trạng này sẽ thuyên giảm.
Có thể bạn quan tâm: Răng khôn mọc thẳng có phải nhổ không?
Răng khôn mọc ngầm:
Trường hợp này cũng rất dễ xảy ra. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể biết được răng khôn có mọc ngầm hay không thông qua việc chụp phim X – Quang chứ không thể quan sát bằng mắt thường. Ngoài ra, nếu răng số 8 của bạn bị đau thì rất có thể răng khôn bên cạnh đang mọc.
Đọc thêm: Nhổ răng khôn mọc ngầm có phức tạp không, có lâu không?
Trường hợp nào cần thiết phải nhổ răng khôn?
Trong quá trình mọc răng khôn, nếu như bạn gặp phải các triệu chứng như viêm nhẹ, sưng đau, bạn chỉ cần dùng thuốc kháng sinh hoặc vệ sinh răng miệng bằng các chất khử khuẩn là đã có thể cải thiện được triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, nếu răng khôn gặp những triệu chứng bất thường thì liệu có nên nhổ? Đây là vấn đề thắc mắc của rất nhiều người.
Trên thực tế, những trường hợp sau cần thiết phải nhổ răng khôn:
Răng khôn bị sâu
Do răng khôn nằm ở vị trí trong cùng của hàm nên khi ăn uống, thức ăn sẽ rất dễ bị bám chắc vào bên trong và rất khó để vệ sinh. Điều này sẽ khiến cho các loại vi khuẩn có cơ hội sinh sôi, phát triển và lâu ngày sẽ làm phát sinh ra các bệnh lý như viêm nha chu, sâu răng, viêm nướu… Đặc biệt, tình trạng sâu răng nếu không được khắc phục một cách kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ bị viêm quanh cuống, viêm tủy…
Răng khôn gây viêm nướu
Nếu răng khôn của bạn mọc chệch, răng sẽ gây nên sự sang chấn nhất định đến các mô mềm phía trên và xung quanh khu vực nướu răng . Lúc này, bờ nướu răng trong cùng sẽ bị đỏ và sưng tấy cùng với nhiều dấu hiệu điển hình khác. Càng về sau, tình trạng này càng nặng hơn và xảy ra với tần suất nhiều hơn.
Răng khôn gây ảnh hưởng đến các xương và răng bên cạnh
Một khi răng khôn mọc và đâm chệch sang răng bên cạnh, răng đó sẽ bị lung lay, tiêu hủy. Nhiều trường hợp có người bị áp xe xương ổ răng hoặc sâu răng. Lại có người bị răng khôn đâm vào răng hàm số 7. Tình trạng này nếu xảy ra trong một thời gian dài sẽ khiến răng bị lung lay và cuối cùng sẽ bị rụng răng. Ngoài những điều trên thì răng khôn mọc ngầm, mọc lộn xộn sẽ có thể dẫn đến hậu quả bị tiêu xương hàm. Nguyên nhân là do răng khôn mọc sai làm cho tổ chức của răng hàm lớn thứ hai bị ảnh hưởng và dẫn đến kết quả bị tiêu xương.
Như vậy, răng khôn mọc ngầm, mọc lệch lạc cần thiết phải được nhổ bỏ. Nếu không bạn sẽ rất dễ gặp phải những biến chứng trên. Chính vì vậy, khi đến các cơ sở nha khoa, nha sĩ thường khuyến khích bạn nhổ răng khôn để tránh gây những tác động và ảnh hưởng không tốt sau này.
Trường hợp nào không cần nhổ răng khôn?
Việc nhổ răng khôn không phải lúc nào cũng cần thiết và không phải bất cứ răng khôn nào cũng cần phải nhổ. Thông thường, bạn không cần phải nhổ răng khôn nếu như:
- Răng khôn mọc thẳng, mọc bình thường, không bị kẹt giữa nướu và mô xương cũng như không gây ra bất cứ biến chứng gì. Bạn chỉ cần làm sạch răng khôn bằng bàn chải chuyên dụng hoặc chỉ nha khoa là đã có thể loại bỏ hết các mảng bám thức ăn còn dính lại.
- Nếu bạn bị mắc các bệnh lý mãn tính như đái tháo đường, rối loạn đông cầm máu hay tim mạch… thì tốt nhất không nên nhổ răng khôn.
Thời điểm nào không thích hợp để nhổ răng khôn?
Khi răng khôn của bạn có vấn đề, nhất là bạn đang trải qua cảm giác sưng và đau nhức vô cùng khó chịu, bạn luôn có mong muốn được nhổ bỏ chúng ngay lập tức. Mặc dù vậy, ở một số trường hợp, không phải bất cứ thời điểm nào răng khôn cũng cần phải nhổ. Bởi lẽ nếu như bạn nhổ răng, bạn sẽ gặp những vấn đề nguy hiểm về sức khỏe.
Theo đó, những trường hợp sau không cần phải nhổ răng khôn:
Khi đang bị ốm
Khi bạn vừa mới khỏi ốm, hệ miễn dịch ở trong cơ thể đang còn yếu và chưa thực sự ổn định. Thay vì việc nhổ răng, bạn nên dùng sức lực để sức khỏe được phục hồi một cách nhanh chóng. Việc nhổ răng khi cơ thể vừa mới khỏi ốm sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực.
Thời gian thai kì
Nhổ răng khôn ở phụ nữ đang mang thai có thể làm ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé. Bởi lẽ, hàm lượng canxi của cơ thể mẹ trong thời kì mang thai thường không ổn định. Phụ nữ cần phải kiêng khem để không bị đau nhức, sưng tấy cũng như nhiều hệ lụy khác có thể xảy ra nếu nhổ răng. Tuy vậy, nếu bạn bị đau quá nhiều và các cơn đau ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai hàng ngày, bạn nên đến các nha khoa để bác sĩ thăm khám và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.
Đang bị viêm lợi
Để quá trình nhổ răng khôn được diễn ra một cách thuận lợi và ít gây ra các biến chứng thì cần phải đòi hỏi rất nhiều vào kỹ thuật và tay nghề của các bác sĩ. Chính vì vậy, trước khi nhổ răng khôn, bạn cần phải thăm khám, chụp chiếu để bác sĩ có thể đánh giá được mức độ sai lệch cũng như các vấn đề xung quanh. Nếu trong trường hợp bạn bị viêm lợi, tốt nhất không nên nhổ răng khôn bởi sẽ rất dễ bị viêm nhiễm. Đặc biệt, bạn sẽ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu như không vệ sinh răng miệng một cách kỹ lưỡng.
Thời điểm nào thích hợp nhất để nhổ răng khôn?
Những thời điểm được cho là thích hợp để nhổ răng khôn đó là:
- Khi răng khôn gây đau nhức, khiến cho các răng bên cạnh bị ảnh hưởng hoặc gây ra các tác động xấu.
- Răng khôn mọc chen lấn sang các răng bên cạnh, làm cho các răng khác bị xô lệch, xiêu vẹo, sai lệch khớp cắn. Từ đó khiến cho thức ăn bị mắc kẹt và rất khó vệ sinh, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn hoạt động, gây ra các bệnh lý liên quan đến răng miệng.
- Răng khôn vẫn mọc bình thường nhưng không có phần răng hàm ở phía đối diện. Khi răng khôn mọc dài khiến cho phần nướu phía đối diện bị tổn thương.
- Răng khôn có kích thước quá nhỏ hoặc quá to, gây khó khăn trong quá trình ăn uống và vệ sinh răng miệng.
Quy trình nhổ răng khôn tại Nha khoa Thúy Đức
Tại Nha khoa Thúy Đức, việc nhổ răng khôn được thực hiện trực tiếp bởi chính bác sĩ Phạm Hồng Đức. Đặc biệt, quá trình nhổ răng luôn đảm bảo theo một quy trình vô cùng nghiêm ngặt và khắt khe. Nhờ đó mà răng khôn sẽ được nhổ bỏ một cách nhẹ nhàng, an toàn và không gây ra bất cứ biến chứng hay rủi ro gì.
Theo đó, quy trình nhổ răng khôn tại Nha khoa Thúy Đức cũng giống như đa số các đơn vị nha khoa khác và thường diễn ra theo quy trình sau:
- Tiến hành việc thăm khám và đánh giá tình trạng răng.
- Chụp phim X – Quang.
- Thực hiện việc nhổ răng khôn.
- Chăm sóc răng sau mổ (Chi tiết việc chăm sóc tại nhà sau khi nhổ răng khôn)
Nha khoa Thúy Đức – Địa chỉ nhổ răng khôn an toàn, uy tín bậc nhất Hà Nội
Trên thực tế, việc nhổ răng khôn có thể gây ra những biến chứng và hậu quả khó lường. Tuy nhiên, bạn có thể hạn chế những rủi ro này nếu như chọn lựa được cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín và chất lượng.
Hiện nay, Nha khoa Thúy Đức là một trong những đơn vị nha khoa hàng đầu tại Hà Nội chuyên thực hiện các loại hình dịch vụ chuyên sâu như niềng răng, nhổ răng, điều trị nội nha, bọc răng sứ, tẩy trắng răng… Đặc biệt, dịch vụ nhổ răng khôn tại Nha khoa Thúy Đức luôn được nhiều người lựa chọn bởi sự an toàn và hiệu quả hơn cả.
Quy trình nhổ răng tại Nha khoa Thúy Đức luôn đảm bảo tiêu chí không đau sưng, không gây phù nề, nhức nối. Theo đó:
- Quy trình nhổ răng khôn được thực hiện với 4 bước đạt tiêu chuẩn quốc tế, luôn đảm bảo theo quy trình nghiêm ngặt của Bộ Y tế.
- Phòng tiểu phẫu nhổ răng và các loại dụng cụ luôn được sát trùng một cách cẩn thận.
- Để phục vụ cho quá trình nhổ răng, bác sĩ sẽ sử dụng các loại máy móc và thiết bị tiên tiến như máy nhổ răng khôn không đau Piezotome, máy chụp phim X – Quang Vatech Pax – i…
- Bên cạnh đó, nha khoa còn trang bị các loại máy móc vô cùng hiện đại như máy chụp toàn hàm Panorama để đánh giá chính xác tình trạng răng miệng hay máy ITero 5D trị giá 1,3 tỷ đô la Mỹ bậc nhất thế giới. Toàn bộ thiết bị, máy móc tại nha khoa đều được nhập khẩu trực tiếp tại Hoa Kỳ và luôn được cải tiến nhằm đem đến những kết quả tốt nhất dành cho khách hàng.
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp đến bạn những thông tin liên quan đến vấn đề nhổ răng khôn. Nếu còn bất cứ vấn đề gì còn thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp cụ thể.
Từ khóa » Nhổ Răng 32
-
Nhổ Răng Hàm Có Nguy Hiểm Không? | Vinmec
-
Cách đếm Và đọc Tên Các Loại Răng | Vinmec
-
Nhổ Răng Hàm: Có Nên Nhổ Hay Không? Nhổ Răng Giá Bao Nhiêu
-
Giá Nhổ Răng Hàm Hiện Nay Là Bao Nhiêu? | TCI Hospital
-
Phải Nhổ Răng Hàm, đừng Bỏ Qua điều Này | TCI Hospital
-
Có Nên Nhổ Răng Khôn Hàm Dưới? Giải đáp Chi Tiết
-
Sau Nhổ Răng Bao Lâu Thì Lỗ Nhổ Răng đầy Lại – Diễn Biến Lành ...
-
Răng Khôn Là Răng Số Mấy? Có Nên Nhổ Răng Khôn Hay để Lại? - NKTĐ
-
Khi Nào Nên Nhổ Răng Khôn Và Những Câu Hỏi Thường Gặp | Medlatec
-
Răng Mọc Dư Thừa Thì Có Nên Nhổ Không?
-
Các Trường Hợp Nên Và Không Nên Nhổ Răng Khôn
-
Sau Nhổ Răng Bao Lâu Thì Huyệt ổ Răng đầy Lại - Nha Khoa Thùy Anh
-
Có Nên Nhổ Răng Khôn Không? Biến Chứng Và Những Vấn đề Cần Lưu ...