Nhổ Răng Số 7 Hàm Dưới Bao Nhiêu Tiền – Chi Phí Mới Nhất

Răng số 7 hàm dưới là một trong những chiếc răng “chủ lực” đảm nhận vai trò nghiền nát thức ăn. Tuy nhiên vì một số lý do như sâu răng, chấn thương,… bạn được chỉ định nhổ bỏ. Nếu đang băn khoăn nhổ răng số 7 hàm dưới bao nhiêu tiền, có nguy hiểm không và cần lưu ý điều gì thì tìm hiểu ngay thông tin quan trọng dưới đây nhé!

Mục lục

  • Cấu tạo của răng số 7 hàm dưới
  • Nhổ răng số 7 hàm dưới trong trường hợp nào?
  • Nhổ răng số 7 hàm dưới bao nhiêu tiền?
  • Nhổ răng số 7 hàm dưới có nguy hiểm không?
  • Các phương pháp nhổ răng số 7 hàm dưới
  • Quy trình nhổ răng số 7 hàm dưới chuẩn Y khoa
  • Những lưu ý sau khi nhổ răng số 7 hàm dưới
  • Một số biến chứng, rủi ro khi mất răng hàm số 7
  • Mách bạn địa chỉ nhổ răng số 7 hàm dưới uy tín
    • Lý do chọn nhổ răng số 7 hàm dưới tại nha khoa Thúy Đức
    • Chi phí nhổ răng số 7 hàm dưới tại nha khoa Thúy Đức

Cấu tạo của răng số 7 hàm dưới

Cấu tạo của răng số 7 hàm dưới 1

Răng số 7 là chiếc răng nằm ở vị trí thứ 7 tính từ răng cửa vào. Mỗi hàm trên và dưới sẽ có 2 chiếc răng số 7 nằm ở bên trái & bên phải. Răng số 7 vĩnh viễn thường mọc khá muộn. Thời gian bắt đầu nhú khi trẻ trong độ tuổi 12 – 13 tuổi.

Xét về cấu tạo của răng số 7 hàm dưới, chúng ta sẽ đi từ trên xuống dưới và từ ngoài vào trong.

– Đi từ trên xuống dưới, răng số 7 hàm dưới có:

  • Thân răng: Là phần nhô vào ổ miệng trên nướu. Phần mà mắt của bạn có thể nhìn thấy, được bao phủ bởi lớp men răng.
  • Chân răng: Là phần trong huyệt răng, cắm sâu bên trong xương hàm và được bao phủ bởi chất xương răng, giữ chặt bởi các dây chằng nha chu. Phần chân răng thường dài hơn thân răng.
  • Cổ răng: Là phần nối liền thân răng với chân răng.

– Đi từ ngoài vào trong, răng số 7 hàm dưới được bao phủ bởi nhiều lớp:

  • Men răng: Là lớp ngoài cùng bao bọc thân răng, tạo nên độ cứng chắc cho thân răng. Trong men răng chứa 1 lượng muối vô cơ lớn cùng khoáng chất như Canxi, Kali, nước và một lượng nhỏ chất hữu cơ,… Men răng có màu trong mờ, cứng. Tuy vậy theo thời gian mà không vệ sinh đúng cách sẽ rất dễ bị sâu răng. Men răng phân bố trên cả hai mặt của răng nhưng tập trung ở mặt nhai nhiều hơn.
  • Ngà răng: Nằm ở phía trong, mềm hơn, không giòn và dễ vỡ như men răng. Chúng có tính đàn hồi cao, xốp và thấm. Men răng có màu trong suốt nên màu của răng do ngà răng quyết định, chiếm phần lớn khối lượng trong thân răng. Thành phần của ngà răng chủ yếu là chất keo collagen nhằm bảo vệ tủy răng. Trên bề mặt ngà răng có dây thần kinh nên khi bị tác động mạnh có thể khiến bạn cảm thấy ê buốt khó chịu.
  • Tủy răng: Là lớp trong cùng chứa mạch máu, dây thần kinh chi phối hoạt động cơ học của răng. Trong mỗi tủy răng có buồng thân răng và ống chân răng, các dây thần kinh, mạch máu chui vào các buồng tủy và qua các lỗ này.

Ngoài ra, theo kết quả giải phẫu, răng số 7 hàm trên có 3 chân và hàm dưới có 2 chân. Cũng bởi kích thước tương đối lớn nên chúng thường có 3 ống tủy trở lên. Điều này cũng dễ hiểu khi răng số 7 đảm nhiệm vai trò chính trong việc nhai, nghiền thức ăn. Chúng cần số lượng chân lớn để giữ vững cấu trúc của răng.

Chính bởi vai trò quan trọng ở trên nên khi được chỉ định nhổ răng số 7 hàm dưới, nhiều người cảm thấy lo lắng. Tìm hiểu ngay xem trường hợp nào cần loại bỏ mà không ảnh hưởng đến sức khỏe nhé.

Nhổ răng số 7 hàm dưới trong trường hợp nào?

Nhổ răng số 7 hàm dưới trong trường hợp nào? 1

Nhổ răng số 7 hàm dưới là việc cần phải cân nhắc thật kỹ. Chiếc răng này có liên kết chặt chẽ với răng số 6, đóng vai trò quan trọng khi ăn uống. Trong một vài trường hợp, nếu mất răng số 7 dễ dẫn tới tình trạng tiêu xương, tụt nướu, răng bị xô lệch, biến dạng khuôn mặt.

Nếu cần nhổ răng số 7 hàm dưới, bạn cần được bác sĩ thăm khám cẩn thận và tư vấn kỹ lưỡng. Thông thường, việc loại bỏ răng số 7 sẽ xảy ra với các trường hợp sau:

  • Răng bị sâu quá nặng, các vi khuẩn phá hỏng cấu trúc răng và gây chết tủy. Những biện pháp nha khoa không thể hồi phục hoàn toàn.
  • Răng bị sâu sinh ra những triệu chứng nguy hiểm khác như viêm chân răng, nha chu,… ảnh hưởng đến sinh hoặt ăn uống hằng ngày.
  • Răng bị viêm tủy, đã điều trị nhưng vẫn tái phát nhiều lần, tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Răng bị vỡ, sứt, mẻ, gãy do sang chấn thương mạnh hoặc tai nạn.
  • Răng bị viêm nha chu nặng, tổ chức nha chu bị viêm nhiễm trên diện rộng, không thể điều trị phục hồi được răng. Nhổ răng trong trường hợp này còn để bảo vệ sức khỏe toàn hàm.

Nhổ răng số 7 hàm dưới bao nhiêu tiền?

Sau khi đã tìm hiểu đầy đủ thông tin ở trên, nhiều người đang thắc mắc nhổ răng số 7 hàm dưới bao nhiêu tiền. Theo khảo sát trên thị trường hiện nay, mức giá này dao động từ khoảng 500.000 – 2.000.000 đồng/răng. Thực ra, chi phí này không cố định mà tùy thuộc vào mỗi địa chỉ nha khoa khác nhau và các yếu tố, ví dụ như:

  • Bác sĩ kinh nghiệm thực hiện quá trình nhổ răng
  • Trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại
  • Tình trạng sức khỏe của răng số 7
  • Phương pháp nhổ răng: phương pháp truyền thống hay sử dụng máy siêu âm hiện đại

Tuy chỉ là một tiểu phẫu không quá phức tạp nhưng bạn vẫn nên chọn địa chỉ nha khoa thực sự uy tín để cảm thấy an tâm nhất, phòng ngừa tối đa các biến chứng.

Nhổ răng số 7 hàm dưới có nguy hiểm không?

Nhổ răng số 7 hàm dưới có nguy hiểm không cũng là băn khoăn của nhiều người vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe. Hiện nay, công nghệ nha khoa đã rất phát triển nên bạn cũng không cần quá lo lắng.

Trước khi thực hiện, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám cẩn thận, chụp phim X-quang để xác định vị trí của răng. Sau đó đánh giá tình trạng răng hàm số 7 đó đang ở mức độ nào, có ảnh hưởng đến dây thần kinh không. Nếu nhổ có tác động vào cấu trúc hàm và những chiếc răng khác hay không.

Tuy nhiên để quá trình nhổ răng diễn ra an toàn, hạn chế tối đa biến chứng, bạn nên chọn địa chỉ nha khoa uy tín, có nhiều kinh nghiệm, cơ sở vật chất hiện đại. Hãy cân nhắc trước những địa chỉ nha khoa không tên tuổi, giá thành quá rẻ và tham khảo trước quy trình nhổ răng, đánh giá của khách hàng.

Ngoài ra, nếu có mắc các bệnh như: huyết áp cao, tiểu đường, rối loạn chức năng máu,… bạn cần thông báo đến các bác sĩ về tình trạng của mình để xác định xem đủ điều kiện nhổ răng hay không.

Thông thường, răng số 7 nắm vị trí quan trọng của cung hàm. Khi loại bỏ chúng cần một giải pháp phục hình răng giả để đáp ứng nhu cầu ăn uống cũng như thẩm mỹ. Trong trường  hợp này, cấp ghép implant là giải pháp lý tưởng và an toàn nhất.

Đọc thêm: Nhổ răng số 7 có bị hóp má không?

Các phương pháp nhổ răng số 7 hàm dưới

Các phương pháp nhổ răng số 7 hàm dưới 1

Hiện nay có 2 phương pháp nhổ răng số 7 hàm dưới phổ biến là phương pháp truyền thống và phương pháp dùng sóng siêu âm Piezotome.

– Phương pháp truyền thống

Phương pháp truyền thống có từ lâu đời với kỹ thuật rất đơn giản khi dùng dao rạch, kìm và bẩy đã tiệt trùng an toàn để nhổ răng. Ưu điểm là chi phí thấp hơn so với công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, bạn dễ gặp tình trạng chảy máu nhiều hơn, đau đớn kéo dài và biến chứng nếu thực hiện ở đơn vị nha khoa kém chất lượng.

– Phương pháp dùng sóng siêu âm Piezotome

Đây là công nghệ mới nhất hiện nay, sử dụng kỹ thuật tách nướu nhẹ nhàng để loại bỏ răng số 7. Sau đó thì khóa mạch máu bằng sóng siêu âm nên hạn chế tình trạng chảy máu, đau nhức, sưng phù nè. Không chỉ vậy vết thương của bạn cũng sẽ nhanh lành hơn. Phương pháp này được nhiều bác sĩ khuyên dùng khi an toàn cho sức khỏe người bệnh.

Đọc chi tiết: Công nghệ nhổ răng siêu âm Piezotome

Quy trình nhổ răng số 7 hàm dưới chuẩn Y khoa

Quy trình nhổ răng số 7 hàm dưới chuẩn Y khoa 1

Nếu đang băn khoăn không biết quy trình nhổ răng số 7 hàm dưới thực hiện ra sao thì tìm hiểu ngay thông tin dưới đây nhé.

Bước 1: Kiểm tra và chụp phim X-quang

  • Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát, xác định đúng vị trí của răng số 7 hàm dưới.
  • Tiếp đến, bạn được chỉ định chụp phim X-quang để biết cấu trúc hàm, tình trạng của răng hàm số 7. Sau đó sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp. Nếu cần nhổ bỏ thì thực hiện các bước tiếp theo.

Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ khoang miệng

  • Bác sĩ tiến hành vệ sinh sạch sẽ khoang miệng cho bệnh nhân.
  • Điều này nhằm đảm bảo quá trình nhổ răng diễn ra an toàn, tránh tối đa hiện tượng nhiễm trùng và các biến chứng khác.

Bước 3: Gây tê trước khi nhổ

  • Sau đó, bác sĩ sẽ gây tê ở khu vực nhổ răng cho bệnh nhân.
  • Bạn sẽ không cảm thấy đau đớn hay khó chịu trong quá trình thực hiện.

Bước 4: Tiến hành nhổ răng số 7 hàm dưới

  • Tùy vào tình trạng của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng theo phương pháp truyền thống hoặc dùng sóng siêu âm.
  • Tuy nhiên, phương pháp dùng sóng siêu âm Piezotome vẫn được các bác sĩ khuyên dùng nhiều hơn vì chúng có nhiều cải tiến và ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với phương pháp truyền thống.

Bước 5: Hướng dẫn chăm sóc răng miệng tại nhà

  • Sau khi kết thúc quá trình nhổ răng số 7, bác sĩ kê các loại thuốc kháng viêm, giảm đau cho bệnh nhân.
  • Hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng miệng tại nhà và hẹn lịch tái khám.

Những lưu ý sau khi nhổ răng số 7 hàm dưới

Những lưu ý sau khi nhổ răng số 7 hàm dưới 1

Nhổ răng số 7 hàm dưới sẽ diễn ra thuận lợi nhất nếu bạn thực hiện đúng lưu ý cả trước và sau khi nhổ răng dưới đây nhé.

Trước khi nhổ răng

  • Bạn nên ăn uống đầy đủ trước khi nhổ răng, giữ tinh thần thật thoải mái, không cần quá lo lắng.
  • Bạn nên thông báo cho bác sĩ nếu bị các bệnh về tim mạch, huyết áp hoặc các loại thuốc đang uống để có biện pháp xử lý kịp thời.
  • Trong quá trình nhổ răng, nếu cảm thấy khó thở hoặc có bất ổn gì thì bạn phải ra dấu cho bác sĩ ngay.
  • Hãy tuân thủ hoàn toàn chỉ định của bác sĩ sau khi kết thúc quá trình nhổ răng.

Sau khi nhổ răng

  • Sau khi nhổ răng số 7, bạn nên nghỉ ngơi tại phòng khám thêm 30 phút để theo dõi tình trạng sức khỏe.
  • Nhớ cắn chặt bông gòn từ 15 – 30 phút khi vừa nhổ xong để cầm máu. Nên thay gạc khi thấy miếng gạc cũ đã ướt.
  • Bạn nhớ dùng thuốc giảm đau theo đúng liều lượng của bác sĩ đã kê. Đừng nên tự ý mua thuốc bên ngoài.
  • Nếu vùng má bị sưng đau, bạn có thể chườm đá lạnh. Cho vài viên đá vào khăn sạch. Sau đó chườm quanh má trong vài phút. Nghỉ ngơi một chút rồi lại chườm tiếp.
  • Hãy thư giãn và dành thời gian nghỉ ngơi, đừng làm việc quá sức sẽ ảnh hưởng đến vết thương.
  • Trong 1 – 2 ngày đầu tiên, bạn nên ăn những món mềm, lỏng, mịn như cháo, sữa, súp,…
  • Tuyệt đối không ăn đồ quá cứng, quá cay, quá lạnh sẽ ảnh hưởng đến vết thương.
  • Không hút thuốc lá, uống chất kích thích, đồ có cồn, nước uống có ga trong thời gian đầu.
  • Không đưa tay hay bất cứ vật dụng nào vào vị trí nhổ.
  • Nên súc miệng bằng nước muối sinh lý và hạn chế đánh răng trong ngày đầu tiên.
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên mỗi ngày với bàn chải lông mềm, tránh tác động mạnh vào vị trí nhổ.

Một số biến chứng, rủi ro khi mất răng hàm số 7

Nhổ răng hàm hay bất kỳ chiếc răng nào cũng sẽ ảnh hưởng đến khoang miệng. Đặc biệt với vai trò của răng số 7 hàm dưới, điều này càng tác động nhiều hơn.

– Giảm chức năng ăn nhai hằng ngày

Răng số 7 hàm dưới là một trong 3 chiếc răng hàm to đảm nhận công việc ăn nhai chính. Khi mất đi răng số 7, việc nghiền nát thức ăn sẽ bị ảnh hưởng. Thức ăn không được nghiền nhỏ tối đa. Để lâu dần sẽ dễ mắc các bệnh dạ dày, tiêu hóa do nuốt thức ăn to, dạ dày phải làm việc nhiều hơn.

– Ảnh hưởng đến các răng của cả cung hàm

Răng số 7 không còn, bạn sẽ có thói quen tránh nhai bên hàm bị mất răng và tập trung vào nhai bên hàm còn lại. Như vậy, bộ phận gân, cơ, xương cũng hoạt động tích cực một bên. Thói quen này sẽ làm lệch khớp hàm, cơ mặt bị trùng xuống, nhìn tổng thể như bị lệch nửa mặt.

Bên cạnh đó, chỗ xương trống răng số 7 là không gian thuận lợi để các răng kế bên xô lệch theo. Thức ăn cũng dễ bị mắc, bám dính và lọt vào khe hở. Lúc này các bệnh nhiệt miệng, viêm lợi,… cũng xuất hiện do ổ vi khuẩn từ thức ăn đọng lại.

– Mặt chảy xệ, da nhăn nheo

Mất xương răng hàm quá lâu gây ra biến chứng nguy hiểm hơn là tiêu biến xương ổ răng hay tiêu biến xương hàm. Chỗ răng bị mất dần nhỏ lại, các tổ chức dây chằng, mô xung quanh cũng teo đi. Khi đó, mặt bạn sẽ hóp lại, da má chùng xuống, chảy xuống phần cằm làm cho khuôn mặt già nua hơn.

Vậy nên theo các chuyên gia, sau khi nhổ răng số 7 hàm dưới, bạn nên trồng răng mới càng sớm càng tốt và nhớ chọn địa chỉ nha khoa uy tín.

Xem thêm: Trồng răng cần lưu ý những gì?

Mách bạn địa chỉ nhổ răng số 7 hàm dưới uy tín

Mách bạn địa chỉ nhổ răng số 7 hàm dưới uy tín 1

Nhổ răng số 7 hàm dưới đặc biệt cần quan tâm vì chúng cũng là chiếc răng tương đối phức tạp với kích thước lớn, nhiều chân. Là địa chỉ đã có hơn 18 năm kinh nghiệm, nha khoa Thúy Đức đảm bảo quá trình nhổ răng của bạn sẽ diễn ra suôn sẻ và thuận lợi nhất.

Lý do chọn nhổ răng số 7 hàm dưới tại nha khoa Thúy Đức

Nha khoa Thúy Đức có sự kết hợp của đầy đủ những yếu tố hàng đầu về nha khoa như đội ngũ y bác sĩ, trang thiết bị hiện đại,…

  • Đội ngũ bác sĩ đã có nhiều năm tu học tại nước ngoài với kinh nghiệm phong phú, chuyên môn vững vàng, đã từng thực hiện thành công hàng nghìn ca nhổ răng khác nhau cho khách hàng.
  • Sử dụng các loại thuốc tê, thuốc kháng viêm, giảm đau được cấp phép của Bộ Y tế, đảm bảo chất lượng cao, tránh những biến chứng liên quan có thể xảy ra.
  • Trang thiết bị đầy đủ, hiện đại hàng đầu thế giới, lần đầu tiên xuất hiện tại Đông Nam Á như máy Vatech Pax-I chụp Panorama và máy iTero 5D cho phép lấy dấu răng chỉ sau 60s,…
  • Quá trình nhổ răng sâu được thực hiện trong phòng phẫu thuật hiện đại, đảm bảo vô trùng, vô khuẩn. Tất cả những dụng cụ đảm bảo sạch sẽ 100%.

Chi phí nhổ răng số 7 hàm dưới tại nha khoa Thúy Đức

Hiện nay, chi phí nhổ răng số 7 hàm dưới tại nha khoa Thúy Đức dao động từ khoảng 500.000 – 2.000.000 đồng/răng. Điều này còn phụ thuộc vào tình trạng, mức độ nghiêm trọng của răng, phương pháp nhổ răng truyền thống hay hiện đại.

Tại nha khoa Thúy Đức, nhổ răng số 7 hàm dưới được thực hiện an toàn, hiệu quả, cẩn thận với mức chi phí phù hợp nhất đảm bảo sẽ làm hài lòng tất cả khách hàng.

Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất  ĐĂNG KÝ

Từ khóa » Nhổ Răng Hàm Mất Bao Nhiêu Tiền