Nhổ Răng Xong: Có Nên Ngậm Nước Muối Không? | Up Dental

Nhổ răng xong có nên ngậm nước muối không? Là điều mà nhiều người thắc mắc. Mặc dù nhổ răng khi niềng chỉ là một “tiểu phẫu” đơn giản nhưng nếu không biết cách chăm sóc răng sau khi nhổ có thể để lại biến chứng nguy hiểm như: viêm nhiễm, chảy máu chân răng…

Sau khi nhổ răng thì việc chăm sóc răng miệng là rất cần thiết để giúp vết thương có thể nhanh lành hơn, đặc biệt tránh được tình trạng vết nhổ răng bị viêm nhiễm. Có nhiều ý kiến cho rằng, sau khi nhổ răng xong mọi người không nên súc miệng bằng nước muối, vậy điều này có thật sự đúng hay không? Có nên súc miệng bằng nước muối sau khi nhổ răng không?

1. Nhổ răng xong có nên ngậm nước muối không?

Nước muối là nguyên liệu thường được nhắc đến trong những phương pháp chăm sóc răng miệng như: Súc miệng bằng nước muối, muối kết hợp với nguyên liệu khác để chữa đau răng, viêm nướu,… Bên cạnh đó, nước muối có khả năng giúp tuần hoàn máu tại chỗ, tập trung nhiều tế bào bạch cầu làm tăng khả năng kháng khuẩn cao hơn.

Tuy nhiên, đối với trường hợp sau khi nhổ răng, việc vệ sinh răng miệng bằng nước muối hoặc bất kỳ dung dịch hóa chất nào đều được bác sĩ khuyên bệnh nhân không nên thực hiện ngay sau khi nhổ vì trong nước muối có tính sát khuẩn cao, chính điều này cũng là nguyên nhân làm chết hoặc rửa trôi hết những tế bào mới vừa được hình thành, khiến máu khó đông sau khi nhổ, làm cho quá trình lành thương sẽ kéo dài hơn.

Nên chờ ít nhất là 6h sau khi nhổ răng mới được súc miệng hay đánh răng, vì cần thời gian để cho các mạch máu tại vết thương được bịt kín lại, tránh tình trạng xuất huyết trong miệng.

Nếu mọi người có thói quen sử dụng nước muối để súc miệng thì tốt nhất chỉ nên súc miệng sau khi nhổ răng khoảng 2 ngày, và sử dụng nước muối sinh lý 0.9% được bán rất nhiều ở các tiệm thuốc với mức giá khá thấp, chỉ khoảng 9.000đ/1 chai.

[cta-braces-tea]

2. Lợi ích của việc ngậm nước muối

Ngậm nước muối sau khi nhổ răng một thời gian theo lời khuyên của bác sĩ có tác dụng diệt khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào vị trí nhổ răng. Đồng thời bảo vệ răng miệng tốt hơn tránh những đau nhức hay chảy máu chỗ mất răng. Ngoài ra nước muối cũng có một số lợi ích khác đối với răng miệng.

Nước muối trị chảy máu chân răng, giúp răng chắc khỏe hơn

Không chỉ sau khi nhổ răng mà bình thường bạn có thể sáng và tối dùng bột muối đánh răng sẽ giúp chân răng bớt chảy máu và chắc khỏe hơn.

Trị viêm họng hạt

Viêm họng hạt mãn tính xảy ở khá nhiều người đặc biệt là vào thời điểm không khí lạnh. Khi bị viêm họng, bạn sẽ có cảm giác vướng víu, ngứa rát thường xuyên trong họng; ho và khạc đờm (quánh dính hoặc trắng nhầy) thường xuyên (nhất là sáng sớm, khi ngủ dậy). Vùng họng bị đỏ và có những hạt trắng. Sử dụng nước muối loãng để ngậm hàng ngày giúp giảm bớt triệu chứng đau họng, đồng thời ngăn ngừa những nguy cơ đau họng, viêm họng khi thời tiết thay đổi.

Ngăn ngừa sâu răng

Muối có chứa chất Florua giúp chống viêm, ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. Vì vậy, mỗi khi đánh răng, hãy ngậm nước muối sẽ có tác dụng kháng viêm và phòng ngừa sâu răng hiệu quả.

Chữa trị hôi miệng

Ngậm nước muối có tác dụng giúp trị hôi miệng khá hiệu quả. Vị mặn từ muối có tác dụng trong việc sát khuẩn, đánh bay các mảng bám trong răng, diệt khuẩn ở lợi, lưỡi và kẽ răng. Súc miệng thường xuyên đều đặn khoảng 2-3 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

ngam nuoc muoi sau khi nho rang
Nước muối trị chảy máu chân răng giúp răng khỏe mạnh hơn

[cta-bao-gia]

3. Những lưu ý khi ngậm nước muối

Có không ít bệnh nhân giữ thói quen ngậm muối, súc miệng nước muối tự pha thật mặn vì nghĩ càng mặn càng có tác dụng tốt. Tuy nhiên cách làm thực sự nguy hiểm, bởi vì muối mặn tích tụ làm thừa muối cho cơ thể, từ đó gây ra các bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, hạn chế hấp thụ canxi.

Bên cạnh đó, tác hại ngay trước mắt chính là khi muối mặn vào miệng, họng sẽ bị tổn thương, trợt loét các tế bào niêm mạc họng, gây viêm họng, gặp vi khuẩn sẽ dễ dàng sinh ra nhiễm khuẩn.

Pha nước muối súc miệng đúng cách?

Nước muối dùng để ngậm và súc miệng nên là nước muối loãng được pha giữa muối sạch và nước ấm. Vị và nhiệt độ sau khi pha nước muối phải đảm bảo có độ mặn và độ ấm nóng phù hợp với bạn.

Nên pha nước muối mặn đựng vào chai để dùng dần. Khi sử dụng thì cho thêm nước nóng vào để đảm bảo nhiệt độ ấm cần thiết. Súc miệng nước muối ấm có tác dụng làm giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ, khiến bạch cầu đến đây nhiều hơn, giảm đau họng, diệt khuẩn, tiêu đờm.

4. Nhổ răng khôn nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ góp phần không nhỏ giúp vết thương của bạn mau chóng lành lại. Bệnh nhân sau khi nhổ răng nhất là nhổ răng khôn cũng không ngoại lệ, việc chọn lựa những thức ăn phù hợp không những vết thương bạn sẽ lâu lành hơn, có thể bị nhiễm trùng mà còn gặp phải những vấn đề khác.

Có thể ăn đa dạng các loại cháo như cháo thịt (bò, lợn…), cháo cá, cháo tôm… Xay nhuyễn các loại thực phẩm này, có thể nấu kèm các loại rau xanh (như rau dền, bí đỏ…) để bổ sung thêm chất xơ. Ngoài ra, bạn có thể ninh hoặc hầm nhừ để đổi bữa, tránh bị ngán. Tích cực bổ sung đạm từ hải sản thay vì đạm động vật. Trong các loại hải sản (như tôm, cua, cá…) có chứa hàm lượng protein và các dưỡng chất thiết yếu cao, đặc biệt chứa các axit béo omega-3, khoáng chất và hàm lượng chất béo có độ bão hòa thấp, có lợi cho sức khỏe nói chung và cho hoạt động răng miệng nói riêng.

Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất từ các loại rau, củ, quả. Uống nước trái cây ép hoặc nước ép từ một số loại rau củ có tính mát như cà rốt, rau má đem lại lợi ích cho răng miệng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Lưu ý không nên ăn khi thực phẩm khi chúng còn quá nóng và hạn chế cho thêm các gia vị cay, chua vào món ăn vì dễ gây kích ứng. Vết mưng nhạy cảm với nhiệt. Việc ăn uống không cẩn trọng càng khiến cho tình trạng sưng tấy và đau nhức thêm kéo dài.

5. Những thực phẩm cần phải kiêng sau khi nhổ răng khôn

Ngoài những thực phẩm cần bổ sung bên cạnh đó cũng còn những loại thực phẩm chúng ta nên kiêng cữ để ổ nhổ răng nhanh lành hơn và tránh được những nguy cơ tiềm ẩn. Để khoang miệng luôn sạch sẽ thì bạn có thể sử dụng miếng gạc thấm nước lau nhẹ nhàng nhưng không ảnh hưởng đến ổ nhổ răng.

Không ăn các thực phẩm khi chưa được chế biến kĩ, thực phẩm cứng hoặc quá dai. Khi đó, hàm sẽ phải tác động lực mạnh để nhai nghiến thức ăn, vô tình làm tổn thương vết thương còn chưa lành hẳn.

Tránh ăn các thực phẩm có độ giòn cao như các loại bánh quy, đồ chiên rán… Các mảnh vụn dễ vướng lại gây viêm.

Không nên ăn các món ăn cay nóng hoặc chua, có độ nồng cao như dưa cà muối…

Không nên uống các thức uống có ga, nước ngọt. Đường có trong đồ ngọt phản ứng với nước bọt có tính axit gây ra phản ứng khử, càng làm cho tình trạng viêm thêm kéo dài.

Nói không với các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá… trong thời gian này, không dùng ống hút để hút ít.

nhung thuc pham khong nen an khi nho rang
Không nên ăn các món ăn cay nóng, day, giòn... để tránh ảnh hưởng đến vết nhổ răng

>>Xem thêm: Niềng răng là gì? Những lợi ích của niềng răng

6. Những lưu ý sau khi nhổ răng

  • Sau khi nhổ răng cần phải cắn chặt bông gòn hoặc gạc vô trùng trong khoảng 30 phút rồi mới nhả ra. Nếu sau đó máu vẫn còn chảy thì tiếp tục cắn thêm trong 30 phút nữa.

  • Nuốt nước bọt như bình thường, không ngậm, không khạc nhổ hay có tác động mạnh đến răng để tránh ảnh hưởng vùng răng mới nhổ.

  • Cơn đau thường xuất hiện sau khi hết tác dụng của thuốc tê (khoảng 1 tiếng đồng hồ), thường bác sĩ sẽ cho bệnh nhân uống 1 viên thuốc giảm đau ngay trước hoặc sau khi nhổ răng, việc này có tác dụng giảm cảm giác đau của người bị nhổ răng ngay sau khi hết tác dụng của thuốc.

  • Sau khi nhổ răng, sẽ có hiện tượng sưng trong 2-4 ngày, bạn có thể dùng đá viên để chườm bên ngoài vùng má vùng nhổ răng. Chườm lạnh trong 3-4 giờ đầu, mỗi lần 15 phút và nghỉ 15 phút để giảm sưng đau.

  • Không sờ tay, hay dùng vật nhọn đụng vào vết thương, không súc miệng, không tạo áp lực âm trong miệng. Vì điều này sẽ dễ làm bong nút cầm máu tạo ra bởi tiểu cầu và các thành phần đông máu khác có chức năng cầm máu.

  • Nên chờ ít nhất là 1 tiếng đồng hồ sau khi nhổ răng mới được súc miệng vì cần thời gian để cho các mạch máu tại vết thương được bịt kín lại, tránh tình trạng xuất huyết trong miệng.

  • Không hút thuốc hay uống rượu bia trong 1 tuần sau khi nhổ răng.

  • Không nên ăn thức ăn nóng, lạnh hay cay trong những ngày sau khi nhổ răng, chỉ nên ăn thức ăn mềm như cháo, súp trong 3-5 ngày đầu.

  • Uống thuốc theo đúng đơn thuốc của bác sĩ chỉ định, thuốc dùng trong nhổ răng thường gồm thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm và thuốc giảm đau, uống khoảng 3 đến 5 ngày Không tự ý thay đổi loại thuốc khác, trường hợp đang sử dụng các loại thuốc chữa bệnh khác hay có bệnh (như đau dạ dày) thì phải báo trước với bác sĩ.

Trên đây là những thông tin cần thiết Up Dental muốn chia sẻ cho các bạn về vấn đề mới nhổ răng nên ăn gì để vết thương mau lành hơn và giúp bạn có cách ăn uống hợp lý sau khi nhổ răng. Nếu sau vài ngày bạn thấy mọi thứ ổn không đáng lo ngại thì vẫn có thể ăn uống và dùng những thực phẩm như hàng ngày nhưng cũng cần phải hạn chế.

Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hỗ trợ nhổ răng được đầu tư đổi mới không ngừng, áp dụng kỹ thuật nhổ răng hiện đại, tại Up Dental việc nhổ răng khôn đã được đảm bảo an toàn. Sau khi nhổ răng, bạn sẽ được các chuyên gia của Up Dental hướng dẫn và được bộ phận chăm sóc khách hàng dặn dò bạn tận tình những điều cần lưu ý để vết thương của bạn mau chóng hồi phục.

>> Xem thêm: Giá niềng răng mới nhất tại Up Dental

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

  • Đội ngũ Bác sĩ 100% tốt nghiệp Đại học Y dược TPHCM - được đào tạo chuyên sâu về niềng răng.

  • Địa chỉ: Số 02 đường Võ Oanh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. HCM

  • Liên hệ: 0901.327.278

  • Website: https://updental.vn

  • Fanpage: https://www.facebook.com/niengranghoupdental

  • Kênh Youtube: https://www.youtube.com/c/NiengRangUpDental

  • Group Nhật ký niềng răng: https://www.facebook.com/groups/nhatkyniengrang

Thẩm định răngThẩm định răng

Từ khóa » Súc Miệng Bằng Nước Muối ấm Có Tác Dụng Gì