Nhớ Rừng - Thế Lữ - Ngữ Văn 8 - Hoc247
Có thể bạn quan tâm
Qua bài Nhớ rừng giúp các em hiểu được giá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lãng mạn, truyền cảm của nhà thơ, từ đó rung động với niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét thực tại tù túng, tầm thường, giả dối, tâm trạng đầy phẫn uất của nhân vật trữ tình.
ATNETWORK YOMEDIA1. Tóm tắt bài
1.1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả Thế Lữ
b. Tác phẩm Nhớ rừng
c. Bố cục
1.2. Đọc - hiểu văn bản
a. Cảnh con hổ ở vườn bách thú (đoạn 1,4)
b. Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ
2. Bài tập minh họa
3. Soạn bài Nhớ rừng
4. Hỏi đáp Bài Nhớ rừng Ngữ văn 8
5. Một số bài văn mẫu về Nhớ rừng
Tóm tắt bài
1.1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả Thế Lữ
- Tên: Thế Lữ (1907-1989), tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ
- Quê quán: làng Phù Đổng, huyện Tiên Du (nay là Tiên Sơn), tỉnh Bắc Ninh.
- Cuộc đời:
-
-
Năm 1929, học xong bậc thành chung, ông vào học ở Trường Cao đẳng mĩ thuật Đông Dương.
-
Năm 1930, ông bỏ học
-
Năm 1932, Thế Lữ bắt đầu gia nhập nhóm Tự lực văn đoàn và là một trong những cây bút chủ lực của báo Phong hoá, Ngày nay
-
Năm 1937, ông bắt đầu hoạt động sân khấu, làm diễn viên, đạo diễn, lưu diễn tại các tỉnh miền Trung...và có hoài bão xây dựng nền sân khấu dân tộc
-
CMTT thành công, ông hào hứng chào đón CM và lên Việt Bắc tham gia kháng chiến
- Từng là Chủ nhiệm khoa tiếng Pháp, Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ, là thành viên nhóm văn học Lê Quý Đôn (gồm: Lê Thước, Trương Chính, Lê Trí Viễn...).
- Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ.
-
- Tác giả đã xuất bản: Mấy vần thơ (thơ, 1935); Vàng và máu (truyện, 1934);...
- Ngoài ra Thế Lữ viết nhiều kịch bản: Cụ Đạo sư ông (kịch, 1946); Đoàn biệt động (1947); Đợi chờ(1949); Tin chiến thắng Nghĩa Lộ (1952); Thế Lữ cũng là dịch giả của nhiều vở kịch của Sếch-xpia, Gơ-tơ, Sin-le và Pô-gô-đin,...
-
b. Tác phẩm Nhớ rừng
-
In trong tập “Mấy vần thơ”, năm 1935.
c. Bố cục
Bài thơ được chia làm 5 phần
- Phần 1: Đoạn 1: Nỗi căm giận, uất ức của con hổ khi bị nhục nhằn tù hãm
- Phần 2: Đoạn 2: Nỗi nhớ da diết của con hổ về cảnh sơn lâm
- Phần 3: Đoạn 3: Sự nối tiếc khôn nguôi về một thời oanh liệt.
- Phần 4: Đoạn 4: Sự căm ghét thực tại tù túng, tầm thường, giả dối
- Phần 5: Đoạn 5: Sự khao khát tha thiết được trở về với cuộc sống tự do
1.2. Đọc - hiểu văn bản
a. Cảnh con hổ ở vườn bách thú (đoạn 1,4)
- Tình cảnh và tâm trạng của con hổ
- Bị nhốt chặt trong cũi sắt.
- Trở thành thứ đồ chơi của thiên hạ tầm thường.
- Bị đặt ngang bầy với những bọn tầm thường, vô nghĩa lí (hổ, báo).
→ Vô cùng nhục nhã, ngao ngán, lòng đầy căm uất nhưng đành buông xuôi bất lực.
-
Cảnh vườn bách thú và thái độ của hổ
“Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng
Dải nước đen giả suối chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém
Dăm vừng lá hiền lành không bí hiểm”
→ Với hổ đó là cảnh nhân tạo, tầm thường, giả dối được tạo nên bởi bàn tay của con người.
→ Giọng điệu thơ và các từ ngữ mang tính chế giễu, cách ngắt nhip ngắn, dồn dập thể hiện sự chán chường, khinh miệt.
⇒ Đó chính là thực trạng tù túng của xã hội đương thời và thái độ của những người yêu nước lúc bấy giờ.
b. Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ(khổ 2,3,5)
- Cảnh núi rừng:
- Bóng cả cây già
- Gió gào ngàn
- Giọng nguồn thét núi
- Lá gai, cỏ sắc
- Những đêm vàng bêm bờ suối
- Những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
- Những binh minh cay xanh nắng gội
- Tiếng chim ca
- Những chiều lênh láng máu sau rừng
→ Sử dụng điệp ngữ, động từ, tính từ để gợi tả bức tranh rừng thiêng vừa hùng vĩ, thơ mộng vừa rộn rã, tưng bừng, vừa dữ dội, huyền bí
- Hình ảnh chúa sơn lâm:
"Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhip nhàng
Vờn bóng âm thầm...
Trong hang tói mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật đều im hơi
Ta say mỗi đứng uống ánh trăng tan
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật"
→ Điệp từ, các từ ngữ giàu chất tạo hình để diễn tả vẻ đẹp vừa uy nghi, dũng mãnh vừa mềm mại, uyển chuyển của chúa sơn lâm.
- Tâm trạng:
- “Nào đâu”, “đâu những”...
- "Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu"
→ Sự đau đớn, tiếc nuối khôn nguôi của con hổ với một thời huy hoàng trong quá khứ.
⇒ Đó cũng là tâm trạng của người dân VN đương thời: nhớ tiếc quá khứ oanh liệt với những chiến công chống giặc ngoại xâm vẻ vang trong lịch sử dân tộc.
-
Tổng kết
-
Nội dung
- Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường và niềm khao khát tự do mãnh liệt của tác giả và cũng là của người dân Việt Nam yêu nước lúc bấy giờ.
-
Nghệ thuật
-
Sử dụng bút pháp lãng mạn.
-
Nhiều biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, đối lập, phóng đại, điệp từ, sử dụng từ ngữ gợi hình, ngôn ngữ, nhạc điệu phong phú giàu sức biểu cảm.
-
-
Bài tập minh họa
Ví dụ
Đề: Phân tích bài Nhớ rừng của Thế Lữ.
Gợi ý làm bài
1. Mở bài
- Giới thiệu bài thơ và hình tượng con hổ.
- Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ được viết năm 1934, in trong tập “Mấy vần thơ” (1935) “Nhớ rừng” làm một trong những bài thơ vào hàng kiệt tác của Thế Lữ và của cả phong trào thơ mới.
- Con hổ là hình tượng trung tâm của bài thơ. Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú, tác giả diễn tả niềm khao khát tự do mãnh liệt và tâm sự yêu nước của con người những ngày nô lệ.
2. Thân bài
- Tâm trạng của con hổ trong cảnh giam cầm ở vườn bách thú:
- Niềm căm uất “ gậm một khối căm hờn trong cũi sắt” và nỗi ngao ngán “nằm dài trông ngày tháng dần qua” (đoạn 1).
- Tâm trạng chán trường và thái độ khinh biệt trước sự tầm thường, giả dối ở vườn bách thú (đoạn 4).
- Nỗi “nhớ rừng” da diết không nguôi của con hổ ( đoạn 2, 3 và 5):
- Con hổ nhớ cảnh nước non hùng vĩ với tất cả những gì lớn lao, dữ dội, phi thường.
- Con hổ nhớ tiếc về một “thuở tung hoành hống hách những ngày xưa” đầy tự do và uy quyền của chúa sơn lâm.
3. Kết bài
-
Tâm trạng của con hổ là một ấn dụ thể hiện một cách kín đáo tâm trạng của tác giả, cũng là tâm sự yêu nước của những người Việt Nam thuở ấy: họ chán ghét cảnh sống tù túng, tầm thường của thực tại nô lệ và khao khát tự do.
-
Tâm trạng ấy đã làm nên giá trị và sức sống lâu bền của bài thơ.
3. Soạn bài Nhớ rừng
Ở trong Nhớ Rừng, Thế Lữ đã thể hiện một tâm sự u uất, chán nản và khát vọng tự do cháy bỏng tha thiết qua lời mượn của con hổ trong vườn bách thú. Đó cũng là tâm sự chung của những người Việt Nam yêu nước trong hoàn cảnh mất nước. Để nắm được nội dung kiến thức cần đạt về tác phẩm này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây: Bài soạn Nhớ rừng.
4. Hỏi đáp Bài Nhớ rừng Ngữ văn 8
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
5. Một số bài văn mẫu về Nhớ rừng
Nếu hồn thơ Thế Lữ là “cây đàn muồn điệu” thì Nhớ rừng chính là điệu thơ nổi bật nhất của ông. Giọng điệu bao trùm thi phẩm là sự bi tráng, là “khúc trường ca dữ dội” nói lên bi kịch của cả một thời đại. Bài thơ dựng lên hai khoảng không gian, đối lập: sự hùng vĩ của thiên nhiên và sự chật hẹp, tù túng của vườn bách thú nơi con hổ đang sống. Ngoài ra, để nắm vững nội dung bài học cũng như dễ dàng hoàn thành bài văn viết về tác phẩm, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
- Cảm nhận về khổ thơ thứ tư trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ
- Phân tích hình tượng con hổ trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ
- Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ
- Phân tích con hổ trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ
- Phân tích hai đoạn thơ đầu trong tác phẩm Nhớ rừng của nhà thơ Thế Lữ để thấy được tư tưởng của bài thơ
- Cảm nhận bài thơ Nhớ rừng của tác giả Thế Lữ
- Cảm nhận về bài thơ Nhớ rừng của nhà thơ Thế Lữ
- Phân tích tâm trạng của con hổ trong bài thơ Nhớ rừng
- Phân tích bài thơ Nhớ rừng của nhà thơ Thế Lữ
-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247
NONEBài học cùng chương
Ông đồ - Vũ Đình Liên - Ngữ văn 8 Câu nghi vấn - Ngữ văn 8 Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh - Ngữ văn 8 ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORKXEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 8
Toán 8
Toán 8 Kết Nối Tri Thức
Toán 8 Chân Trời Sáng Tạo
Toán 8 Cánh Diều
Giải bài tập Toán 8 KNTT
Giải bài tập Toán 8 CTST
Giải bài tập Toán 8 Cánh Diều
Trắc nghiệm Toán 8
Ngữ văn 8
Ngữ Văn 8 Kết Nối Tri Thức
Ngữ Văn 8 Chân Trời Sáng Tạo
Ngữ Văn 8 Cánh Diều
Soạn Văn 8 Kết Nối Tri Thức
Soạn Văn 8 Chân Trời Sáng Tạo
Soạn Văn 8 Cánh Diều
Văn mẫu 8
Tiếng Anh 8
Tiếng Anh 8 Kết Nối Tri Thức
Tiếng Anh 8 Chân Trời Sáng Tạo
Tiếng Anh 8 Cánh Diều
Trắc nghiệm Tiếng Anh 8 KNTT
Trắc nghiệm Tiếng Anh 8 CTST
Trắc nghiệm Tiếng Anh 8 Cánh Diều
Tài liệu Tiếng Anh 8
Khoa học tự nhiên 8
Khoa học tự nhiên 8 KNTT
Khoa học tự nhiên 8 CTST
Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều
Giải bài tập KHTN 8 KNTT
Giải bài tập KHTN 8 CTST
Giải bài tập KHTN 8 Cánh Diều
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8
Lịch sử và Địa lý 8
Lịch sử & Địa lí 8 KNTT
Lịch sử & Địa lí 8 CTST
Lịch sử & Địa lí 8 Cánh Diều
Giải bài tập LS và ĐL 8 KNTT
Giải bài tập LS và ĐL 8 CTST
Giải bài tập LS và ĐL 8 Cánh Diều
Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 8
GDCD 8
GDCD 8 Kết Nối Tri Thức
GDCD 8 Chân Trời Sáng Tạo
GDCD 8 Cánh Diều
Giải bài tập GDCD 8 KNTT
Giải bài tập GDCD 8 CTST
Giải bài tập GDCD 8 Cánh Diều
Trắc nghiệm GDCD 8
Công nghệ 8
Công Nghệ 8 KNTT
Công Nghệ 8 CTST
Công Nghệ 8 Cánh Diều
Trắc nghiệm Công Nghệ 8
Giải bài tập Công Nghệ 8 KNTT
Giải bài tập Công Nghệ 8 CTST
Giải bài tập Công Nghệ 8 CD
Tin học 8
Tin Học 8 Kết Nối Tri Thức
Tin Học 8 Chân Trời Sáng Tạo
Trắc nghiệm Tin học 8
Giải bài tập Tin học 8 CD
Tin Học 8 Cánh Diều
Cộng đồng
Hỏi đáp lớp 8
Tư liệu lớp 8
Xem nhiều nhất tuần
Đề thi giữa HK2 lớp 8
Đề thi HK2 lớp 8
Đề thi giữa HK1 lớp 8
Đề thi HK1 lớp 8
Đề cương HK1 lớp 8
9 bài văn mẫu Cô bé bán diêm hay nhất
Tiếng Anh Lớp 8 Unit 7
Tiếng Anh Lớp 8 Unit 8
Video Toán Nâng cao lớp 8- HK Hè
Video Toán Nâng cao lớp 8- HK2
Video Toán Nâng cao lớp 8- HK1
YOMEDIA YOMEDIA ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Bỏ qua Đăng nhập ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Đồng ý ATNETWORK ON QC Bỏ qua >>Từ khóa » Giới Thiệu Về Thế Lữ Và Tác Phẩm Nhớ Rừng
-
Giới Thiệu Về Nhà Thơ Thế Lữ Và Bài Thơ Nhớ Rừng
-
Giới Thiệu Về Nhà Thơ Thế Lữ Và Bài Thơ Nhớ Rừng - Thủ Thuật
-
Giới Thiệu Về Nhà Thơ Thế Lữ Và Bài Thơ Nhớ Rừng
-
Bài Thơ Nhớ Rừng - Thế Lữ
-
Tác Giả - Giới Thiệu Về Nhà Thơ Thế Lữ Và Bài Thơ Nhớ Rừng
-
Thế Lữ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bài Thơ: Nhớ Rừng (Thế Lữ) - Nội Dung Bài Thơ, Hoàn Cảnh Sáng Tác ...
-
Giới Thiệu Về Tác Giả Thế Lữ Và Bài Thơ Nhớ Rừng - Tài Liệu Text - 123doc
-
Giới Thiệu Một Vài Nét Về Tác Giả Thế Lữ - Cunghocvui
-
Viết đoạn Văn Ngắn Giới Thiệu Về Tác Giả Thế Lữ Và Tác Phẩm Nhớ Rừng
-
Giới Thiệu Về Nhà Thơ Thế Lữ Và Bài Thơ Nhớ Rừng
-
Giới Thiệu Về Nhà Thơ Thế Lữ Và Bài Thơ Nhớ Rừng - Tân Bách Khoa
-
Bài Thơ Nhớ Rừng (Thế Lữ) - Tác Giả Tác Phẩm (mới 2022) | Ngữ Văn ...
-
Top 10 Bài Văn Phân Tích Bài Thơ "Nhớ Rừng" Của Thế Lữ Hay Nhất