Nhớ Về Những Trò Chơi Dân Gian Của Tuổi Thơ

Tin nóng:

  • Người đại biểu nhân dân: Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

  • Chính trị: Để lãng phí là có tội với nhân dân

  • Kinh tế: Quốc hội chính thức thông qua chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

  • Văn hóa: Ra mắt Nền tảng Sách, báo điện tử thiết yếu

  • Quốc phòng: Độc đáo công nghệ quân sự Việt Nam - bài học về xây dựng Quân đội tiến lên hiện đại - Bài 1: Từ cuộc chiến “châu chấu đá voi” đến cuộc đối đầu với chiến tranh công nghiệp

  • Chính trị: Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực triển khai nhiệm vụ thời gian tới

  • Giáo dục: Lan tỏa phong trào xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn

  • Văn hóa:  “Văn hóa và con người Duy Tiên” - Cuốn sách hay về vùng đất núi Đọi, sông Châu

Báo Hà Nam điện tử Đời sống Nhớ về những trò chơi dân gian của tuổi thơ 5669 05:36 18/06/2022 bình luận

Thời chưa có internet, điện thoại, máy tính, những đứa trẻ lớn lên cùng thiên nhiên và những trò chơi dân gian. Biết bao thế hệ đã say mê suốt tuổi thơ của mình với các trò đánh bi, đánh đáo, nhảy dây, chơi chuyền, chơi khăng, chơi u,... Những trò chơi đã giúp tăng cường thể chất, sảng khoái về tinh thần, rèn luyện sự khéo léo, phát triển tư duy, kỹ năng sống, sống chan hòa với nhau, hòa đồng với thiên nhiên. Thời đại internet, trẻ bị cuốn vào không gian mạng, thế giới ảo, những trò chơi dân gian mai một dần... 

Tôi đã từng trải qua tuổi ấu thơ với những trò chơi dân gian bất tận. Ngày đó mỗi buổi đến trường thực sự là một ngày vui. Chúng tôi thường đi học sớm, trong cặp con gái thì mang theo bộ chuyền, dây chun, dây thừng để nhảy dây, con trai mang theo khăng, cù,... Đến trường, con gái nhóm thì chơi nhảy dây chun, nhóm chơi nhảy dây thừng, nhóm chơi ô ăn quan, nhóm chơi chuyền, chỗ chơi u. Con trai thì chơi khăng, chơi cù... Chơi nhảy dây thun, chơi chuyền, chơi khăng cần sự khéo léo, những đứa chơi giỏi (được gọi là chơi “nghề”) luôn được nể trọng. Chơi u, nhảy dây thừng thì sức khỏe lại là ưu thế. Về số người chơi, chơi ô ăn quan, chơi chuyền, đánh khăng chỉ có 2 người, nhưng hàng chục đứa vây xung quanh xem, xuýt xoa, cổ vũ. Nhảy dây thun, dây thừng cần đông hơn. Còn chơi u là trò tập thể, thường phải trên chục đứa chia làm 2 đội. 

Sân trường trước giờ học, trong giờ ra chơi luôn sôi động bởi các trò chơi. Chúng tôi chơi say mê, chơi hết mình. Khi nghe tiếng trống vào lớp đứa nào cũng tiếc nuối. Ngồi trong lớp, những đứa chơi trò vận động đứa nào cũng mặt đỏ tía tai, mồ hôi nhễ nhại, nhưng vui và sảng khoái vô cùng. Ngày đó chúng tôi chỉ học một buổi, buổi còn lại thường giúp bố mẹ việc đồng, việc nhà. Hôm nào đi chăn trâu lũ con trai thường mang quả bóng nhựa, có khi là quả bưởi rụng đi để đá bóng. Tận dụng bất cứ chỗ nào có thể, như mặt ruộng khô mới gặt xong, góc đường, 3 đứa trở lên là chơi được. Mấy đứa con gái thường mang theo chuyền, dây thun để chơi trò nhảy dây. Nhiều hôm mải chơi để trâu ăn lúa, ăn hoa màu dưới ruộng đứa nào đứa nấy sợ xanh mắt bởi kiểu gì chủ ruộng cũng về mách bố mẹ và hôm đó dễ lại no đòn.

Nhớ về những trò chơi dân gian của tuổi thơ
Những trò chơi dân gian giờ chỉ còn tồn tại ở một số vùng quê. 

Những ngày không phải ngày mùa, không phải đi chăn trâu cắt cỏ, hay những buổi trưa trốn ngủ, lũ trẻ chúng tôi lại túm tụm mê say trên mặt ngõ, trong khoảng sân, những khu vườn với các trò chơi. Ngõ ngày đó là ngõ đất, mặt ngõ đi nhiều nhẵn thín. Mấy đứa con trai nằm bò xuống ngõ để búng bi.

Mắt chúng tập trung lắm, nằm xoài xuống để gióng thẳng từ viên bi của mình sang viên bi của đối phương, căn lỗ và dùng tay búng. Hai viên bi va chạm nhau. Nếu bi của đối phương ở gần lỗ thì chỉ cần búng rất nhẹ nhàng đã khiến bi đối phương từ từ lăn vào lỗ. Nếu bi của đối phương ở xa lỗ thì phải búng mạnh để sau va chạm sẽ đẩy bi của đối phương vào thẳng lỗ hoặc đến gần lỗ và chỉ cần một lần búng nhẹ nữa là “ăn” được.

Trò này rất lý thú, cần sự kết hợp nhuần nhuyễn của mắt ngắm và sự khéo léo của đôi tay, lúc mạnh mẽ dứt khoát, lúc hết sức nhẹ nhàng nhưng hiệu quả. Chơi bi thường chỉ có 2 đứa, nhưng cả lũ chúng tôi ngồi bên cạnh xem đầy say mê, mắt dõi theo từng đường đi, cú chạm của những viên bi.

Với những pha bi khó mà bắn được vào lỗ, tất cả đều xuýt xoa. Những đứa chơi giỏi, “ăn” được nhiều bi lúc nào cũng có một túi bi “chiến lợi phẩm” tự hào lắm, những đứa khác thì nhìn đầy nể phục, thèm muốn. Nhiều khi chúng tôi chơi trò búng hạt gấc, hình thức cũng gần như búng bi nhưng không cần có lỗ, chỉ búng để hạt gấc chạm vào nhau là “ăn” được. Trò búng nịt cũng tương tự.    

Bây giờ chỉ ở các vùng nông thôn trẻ còn chơi một số trò chơi dân gian. Ở thành thị gần như không còn bóng dáng của những trò này. Những đứa trẻ phải học nhiều, thời gian ít ỏi còn lại chúng gắn với điện thoại thông minh, máy tính, tivi để chơi trò chơi, xem phim, xem video trên mạng,...

Trẻ ít vận động, ít giao lưu với các bạn đồng lứa qua những trò chơi tập thể. Dinh dưỡng bây giờ tốt hơn nhưng rõ ràng việc ít hoặc không chơi các trò chơi tập thể khiến trẻ hạn chế vận động thường xuyên, không có cơ hội phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, sự khéo léo, dẻo dai, kỹ năng sống,...

Không thể phủ nhận những thiết bị công nghệ đã mang lại rất nhiều tiện ích cho cuộc sống, nhưng việc hạn chế vận động, hạn chế vui chơi tập thể, xa rời dần những trò chơi tập thể trong đó có những trò chơi dân gian đã lấy đi rất nhiều cơ hội để trẻ phát triển lành mạnh, toàn diện. 

Đỗ Hồng

trò chơi dân gian trẻ em vui chơi ngày hè

Bình luận bài viết

Gửi bình luận

Bình luận

Tin bài khác Nỗ lực giảm thiểu vi phạm trật tự an toàn giao thông trong học sinh Nỗ lực giảm thiểu vi phạm trật tự an toàn giao thông trong học sinh Chủ động thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy Chủ động thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy Ghi nhận từ cuộc diễn tập chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Ghi nhận từ cuộc diễn tập chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
  • Diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia

  • Sôi nổi phong trào luyện tập yoga

  • Nhật Tựu quan tâm nâng cao đời sống nhân dân

  • Đa dạng hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2024

  • UBND thành phố Phủ Lý hưởng ứng ngày pháp luật Việt Nam

  • Tuyên truyền pháp luật và trợ giúp pháp lý cho cán bộ, hội viên, nhân dân xã Thanh Sơn

  • Tập huấn kỹ năng PCCC và CNCH cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Bình Mỹ

  • Bảo vệ và chăm sóc trẻ em hoàn cảnh khó khăn

o C
  • Đường dây nóng của BCĐ tỉnh về PCTN, TC
  • Chuyển đổi số
  • Bao ve nen tang tu tuong cua Dang
  • van ban chi dao
  • Bien dao
  • Dien luc Ha Nam
  • sk & bl
  • Ho so tu lieu
  • Dia chi Ha Nam
  • Lien he QC

Truyền hình Internet

Điểm tin nổi bật trong tỉnh tuần từ ngày 18-2311

Điểm tin nổi bật trong tỉnh tuần từ ngày 18-23/11

  • Điểm tin nổi bật trong tỉnh tuần từ ngày 11 đến ngày 15 tháng 11
  • Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Lời, xã Thanh Hương
  • Gần 230 VĐV tham gia Giải Bóng bàn Báo Hà Nam lần thứ XIII năm 2024
  • Điểm tin nổi bật trong tỉnh tuần từ ngày 4 đến ngày 8 tháng 11
  • Giải bóng Bàn cúp Báo Hà Nam, nơi hội tụ những người yêu bóng bàn tỉnh Hà Nam
  • Tiếp tục đổi mới, hướng công tác trợ giúp pháp lý về cơ sở
  • Điểm tin nổi bật trong tỉnh tuần từ ngày 28 tháng 10 đến 1 tháng 11

Tin mới

  • Quốc hội ra Nghị quyết về cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

    Quốc hội ra Nghị quyết về cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

  • Lý Nhân tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chính sách xã hội

    Lý Nhân tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chính sách xã hội

  • Quốc hội chốt giảm 2% thuế VAT đến hết tháng 62025

    Quốc hội chốt giảm 2% thuế VAT đến hết tháng 6/2025

  • Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

    Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

  • Quốc hội chính thức thông qua chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

    Quốc hội chính thức thông qua chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

  • Để lãng phí là có tội với nhân dân

    Để lãng phí là có tội với nhân dân

  • Liên hoan tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh thiếu nhi tỉnh Hà Nam lần thứ 2

    Liên hoan tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh thiếu nhi tỉnh Hà Nam lần thứ 2

  •  “Văn hóa và con người Duy Tiên” - Cuốn sách hay về vùng đất núi Đọi, sông Châu

     “Văn hóa và con người Duy Tiên” - Cuốn sách hay về vùng đất núi Đọi, sông Châu

Đọc nhiều

  • Công nhận thành phố Phủ Lý mở rộng nội thành theo tiêu chí đô thị loại II trực thuộc tỉnh Hà Nam

    Công nhận thành phố Phủ Lý mở rộng nội thành theo tiêu chí đô thị loại II trực thuộc tỉnh Hà Nam

  • Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ​

    Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ​

  • Gặp mặt tướng lĩnh quê hương Hà Nam

    Gặp mặt tướng lĩnh quê hương Hà Nam

  • Hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm cho các HTX

    Hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm cho các HTX

  • Đại hội Chi hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam tại Hà Nam nhiệm kỳ 2024-2029

    Đại hội Chi hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam tại Hà Nam nhiệm kỳ 2024-2029

  • Tạo điều kiện cho người khuyết tật tham gia tập luyện thể dục, thể thao

    Tạo điều kiện cho người khuyết tật tham gia tập luyện thể dục, thể thao

  • Đặt làm trang chủ
  • Thông tin tòa soạn
  • Liên hệ quảng cáo
  • Đường dây nóng 0982 711 566
  • Sơ đồ website
  • Về đầu trang

Từ khóa » Trò Chơi Tuổi Thơ