Nhồi Máu Cơ Tim ở Người Trẻ Tuổi - Nguy Hiểm Chớ Coi Thường
Có thể bạn quan tâm
Nhồi máu cơ tim thường được biết đến là căn bệnh hay gặp ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, trên thực tế nhồi máu cơ tim ở người trẻ tuổi không phải là trường hợp hiếm gặp. Dưới đây là những lý giải về nguyên nhân gây ra thực trạng này và cách phòng tránh.
5/5 - (16 bình chọn)- 1. Nhồi máu cơ tim ở người trẻ tuổi là gì?
- 2. Triệu chứng nhồi máu cơ tim ở người trẻ
- 3. Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim ở giới trẻ
- 3.1. Thừa cân, béo phì
- 3.2. Căng thẳng kéo dài
- 3.3. Nghiện thuốc lá
- 3.4. Bệnh tim bẩm sinh
- 3.5. Biến chứng của các căn bệnh khác
- 4. Nhồi máu cơ tim ở người trẻ có nguy hiểm không?
- 5. Chẩn đoán
- 6. Cách điều trị
- 6.1. Nhồi máu cơ tim nên ăn gì kiêng gì?
- 6.2. Giữ chế độ sinh hoạt, rèn luyện khoa học
- 7. Phòng tránh nhồi máu cơ tim ở người trẻ
1. Nhồi máu cơ tim ở người trẻ tuổi là gì?
Nhồi máu cơ tim là tình trạng thiếu máu đột ngột nuôi tim do tắc nghẽn động mạch vành. Đây là tình trạng cần cấp cứu kịp thời. Nếu không có thể dẫn tới tổn thương, hoại tử cơ tim gây suy tim ở người trẻ, thậm chí là tử vong.
Hiện nay, nhồi máu cơ tim đang có xu hướng trẻ hóa với độ tuổi mắc bệnh có thể từ 35 – 45 tuổi. Thậm chí có trường hợp thanh niên dưới 35 tuổi cũng gặp phải tình trạng này. Theo thống kê, tỷ lệ nhồi máu cơ tim ở người trẻ đã tăng lên tới hơn 10%. Có tới 60% trường hợp người trẻ bị nhồi máu cơ tim chỉ tổn thương một động mạch vành. Tuy nhiên, nhiều người trẻ vẫn khá chủ quan với căn bệnh này, dẫn tới nhiều hệ lụy khó lường.
Nhồi máu cơ tim – Dấu hiệu nhận biết
2. Triệu chứng nhồi máu cơ tim ở người trẻ
Việc nhận diện dấu hiệu bệnh tim ở người trẻ tuổi, đặc biệt là triệu chứng nhồi máu cơ tim đóng vai trò quan trọng. Nhiều trường hợp việc phát hiện sớm còn giúp cứu được tính mạng của người bệnh.
– Đau thắt ngực: Cơn đau xuất phát từ sau xương ức hoặc hơi lệch trái, lan đến cánh tay trái rồi lên cằm. Cơn đau thường kéo dài hơn nửa tiếng và không giảm ngay cả khi đã nghỉ ngơi.
– Khó thở, thở dốc, cảm giác nặng, bóp nghẹt
– Đánh trống ngực
– Vã mồ hôi, hồi hộp
– Buồn nôn, nôn
– Mơ hồ, lú lẫn, bất tỉnh
3. Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim ở giới trẻ
Có nhiều nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim nói riêng và bệnh tim ở người trẻ tuổi nói chung. Phần lớn là do thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng, rèn luyện thiếu khoa học ở nhiều người trẻ hiện nay. Chúng gây xơ vữa động mạch vành, hình thành huyết khối làm tắc nghẽn dòng chảy của máu tới nuôi tim.
3.1. Thừa cân, béo phì
Người trẻ có xu hướng ít vận động và nạp quá nhiều thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều muối, thiếu rau xanh, uống nhiều rượu bia… Điều này dẫn tới tình trạng thừa cân, béo phì. Trọng lượng cơ thể vượt quá mức cho phép buộc tim phải hoạt động nhiều hơn để duy trì máu nuôi dưỡng cơ thể và cân bằng các hoạt động. Hơn nữa, béo phì cũng là yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh tiểu đường, huyết áp cao, mỡ máu. Những căn bệnh có thể dẫn tới biến chứng tim mạch.
3.2. Căng thẳng kéo dài
Áp lực trong công việc và cuộc sống có thể là ngọn nguồn của cơn đau tim ở người trẻ. Thường xuyên lo âu, stress kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể cũng như tác động xấu tới tim mạch.
3.3. Nghiện thuốc lá
Đây là thói quen xấu của nhiều bạn trẻ, đặc biệt là nam giới. Như chúng ta đã biết, trong khói thuốc lá chứa nhiều chất độc hại, nguy hiểm. Nó là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về phổi. Nhưng nhiều người không biết rằng khói thuốc lá cũng có thể là “thủ phạm” của các bệnh lý về tim mạch, trong đó có nhồi máu cơ tim. Đặc biệt, hút thuốc lá thụ động cũng có thể gây xơ vữa động mạch.
3.4. Bệnh tim bẩm sinh
Những bất thường trong cấu tạo của động mạnh vành, bệnh tim di truyền có thể là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới nhồi máu cơ tim. Đó có thể là: Động mạch vành xuất phát từ động mạch phổi, hẹp động mạch vành, hở van tim ở người trẻ tuổi, cơ tim chưa biệt hóa, giãn cơ tim… Thực chất những bất thường này là bẩm sinh nhưng có thể chỉ phát bệnh hoặc được phát hiện khi trưởng thành.
3.5. Biến chứng của các căn bệnh khác
Việc mắc một số bệnh lý khác mà không được điều trị tích cực có thể dẫn tới biến chứng nhồi máu cơ tim. Đó là huyết áp cao, tiểu đường, rối loạn lipid máu.
– Huyết áp cao: Áp lực máu trong lòng mạch quá lớn lâu dần sẽ gây tổn thương thành mạch. Nó sẽ khiến người bệnh dễ mắc phải các vấn đề về tim mạch hơn.
– Tiểu đường: Rối loạn trong chuyển hóa glucose kéo theo hàng loạt các rối loạn khác khiến mạch máu dễ bị tổn thương. Đi kèm là hiện tượng tăng đông máu dẫn tới hình thành huyết khối làm tắc động mạch vành.
– Rối loạn lipid máu: Lượng mỡ dư thừa như LDL-cholesterol, Triglycerid trong máu sẽ bám vào các động mạch hình thành nên các mảng xơ vữa. Từ đó làm hẹp lòng mạch. Mảng xơ vữa này vỡ ra sẽ gây chặn dòng chảy của máu tới nuôi tim.
4. Nhồi máu cơ tim ở người trẻ có nguy hiểm không?
Nhồi máu cơ tim là trường hợp cần cấp cứu khẩn cấp. Do đó, không có gì phải bàn cãi về mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Các biến chứng của nhồi máu cơ tim là:
– Rối loạn nhịp tim: Nhịp tim nhanh, chậm bất thường.
– Suy tim cấp: Người bệnh bị khó thở, mạch đập nhanh, vã mồ hôi, tụt huyết áp. Các triệu chứng diễn biến nhanh.
– Tắc nghẽn mạch máu ở các cơ quan khác: Các cục máu đông từ tim tiếp tục di chuyển tới các cơ quan khác. Nó có thể gây tắc phổi, tai biến mạch máu não.
– Vỡ tim: Do áp lực máu trong tim lớn, các vị trí bị tắc nghẽn bị vỡ.
– Đột tử: Đây là hậu quả nghiêm trọng nhất của bệnh.
5. Chẩn đoán
Bên cạnh các triệu chứng lâm sàng và khai thác tiền sử bệnh của bệnh nhân, bác sĩ có thể thực hiện một số phương pháp chẩn đoán sau:
– Xét nghiệm máu
– Siêu âm tim
– Điện tâm đồ
– Chụp CT động mạch vành
6. Cách điều trị
Khi tới các cơ sở y tế để được cấp cứu, người bệnh sẽ được nhanh chóng áp dụng các biện pháp lưu thông mạch máu nuôi tim. Thời gian vàng để các biện pháp này đem lại hiệu quả cao nhất là trong vòng 2 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng. Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để tái cấp máu cho vùng cơ tim bị tổn thương.
– Đặt stent: Dùng để nong rộng thành mạch, ngăn tắc nghẽn động mạch. Từ đó giúp máu lưu thông được dễ dàng hơn.
– Phẫu thuật bắc cầu mạch vành: Bác sĩ sẽ ghép một đoạn tĩnh mạch ở trên và dưới vùng bị tắc nghẽn. Phẫu thuật này sẽ điều hướng dòng chảy của máu đi tránh khu vực bị tắc.
Một số loại thuốc có thể được chỉ định như: Thuốc chống đông máu, thuốc chẹn beta, thuốc giảm đau…
Dù khi đã được cấp cứu kịp thời, người bệnh cũng không được chủ quan. Bởi tỷ lệ tái phát nhồi máu cơ tim vào khoảng 10 – 14%. Để đảm bảo cho cơ thể nhanh chóng phục hồi và phòng ngừa tái phát, người bệnh nên tuân thủ chặt chẽ việc dùng thuốc cũng như chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, rèn luyện theo chỉ định của bác sĩ.
6.1. Nhồi máu cơ tim nên ăn gì kiêng gì?
Trong vòng 4 tuần sau cơn nhồi máu cơ tim, người bệnh nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Dạng đồ ăn nên từ lỏng tới đặc dần và kiểm soát lượng calo theo chỉ định của bác sĩ. Sau đó, người bệnh cần duy trì chế độ dinh dưỡng với những loại thực phẩm nên ăn và nên tránh như sau:
– Bổ sung rau củ, trái cây, ngũ cốc để cung cấp cho cơ thể nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa. Chúng giúp giảm huyết áp, làm lành tổn thương tại tim, tăng cường miễn dịch.
– Người bệnh nên ăn ít nhất 2 bữa cá béo mỗi tuần. Đây là nguồn cung cấp omega-3 tuyệt vời giúp giảm cholesterol, thay thế các loại thực phẩm chứa chất béo không lành mạnh.
– Uống đủ lượng nước mỗi ngày theo hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh có thể dùng nước lọc, nước khoáng, nước ép trái cây, rau củ, sữa tách béo.
– Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, nhiều đường và muối, giảm lượng thịt đỏ, nội tạng động vật. Những loại thực phẩm này nếu ăn nhiều sẽ ảnh hưởng xấu tới khả năng phục hồi của cơ thể. Thậm chí nó còn làm tăng nguy cơ tái phát nhồi máu cơ tim.
– Người bệnh cũng không nên uống nhiều bia rượu, nước ngọt có ga.
6.2. Giữ chế độ sinh hoạt, rèn luyện khoa học
Để dần dần trở lại với công việc và sinh hoạt hàng ngày, người bệnh cần lưu ý:
– Điều trị và chăm sóc sau điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Kiểm soát chặt chẽ cân nặng.
– Theo dõi huyết áp hàng ngày. Nếu huyết áp tăng cao bất thường phải thông báo với bác sĩ ngay.
– Vận động theo hướng dẫn của bác sĩ. Nên bắt đầu bằng việc đi lại nhẹ nhàng. Sau khi cơ thể hồi phục dần mới lựa chọn những môn thể thao phù hợp với cường độ vừa sức. Nếu sau tập 5 phút mà thấy huyết áp và mạch trở lại như trước khi tập là đạt yêu cầu.
– Nhờ tới sự chăm sóc của người thân để nhanh chóng phục hồi.
7. Phòng tránh nhồi máu cơ tim ở người trẻ
Một số biện pháp phòng tránh có thể giúp giảm bớt nguy cơ mắc bệnh:
– Không hút thuốc lá. Nếu nghiện thuốc hãy lên kế hoạch cai thuốc.
– Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học.
– Giữ cân nặng ở mức cho phép. Nếu thừa cân hãy giảm cân theo hướng khoa học. Sự trợ giúp của chuyên gia dinh dưỡng và huấn luyện viên chuyên nghiệp có thể cần thiết trong trường hợp này.
– Rèn luyện thể lực đều đặn 30 phút/ngày.
– Giữ tinh thần thoải mái, tránh tối đa căng thẳng. Trong trường hợp không thể tự thoát ra khỏi tình trạng stress kéo dài, hãy nhờ tới sự trợ giúp của người thân, bạn bè, bác sĩ tâm lý.
– Khám sức khỏe định kỳ. Đặc biệt, những người dễ bị nhồi máu cơ tim như cao huyết áp, mỡ máu cao, tiểu đường, nghiện thuốc lá… cần tầm soát bệnh.
Nhồi máu cơ tim là một căn bệnh nguy hiểm có thể xảy ra với bất kỳ ai. Người trẻ tuổi cũng không phải là ngoại lệ. Do đó, giới trẻ cần đặc biệt lưu ý tới các dấu hiệu của bệnh cùng cách xử lý để đảm bảo an toàn. Quan trọng nhất là không nên chủ quan với các dấu hiệu bất thường của cơ thể.
XEM THÊM
- 6 việc bạn có thể làm để phòng ngừa nhồi máu cơ tim
- Nhồi máu cơ tim nên ăn gì và kiêng gì? Đọc ngay để biết
- Thử 8 bài tập cho người tim mạch
Từ khóa » Xơ Vữa ở Người Trẻ
-
Nguyên Nhân Khiến Xơ Vữa động Mạch ở Người Trẻ Gia Tăng
-
Bệnh Vữa Xơ động Mạch Và Nhồi Máu Cơ Tim ở Người Trẻ
-
Nguy Cơ Nhồi Máu Cơ Tim ở Người Trẻ Tuổi Ngày Càng Tăng Cao | Vinmec
-
Xơ Vữa động Mạch - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia - MSD Manuals
-
Bệnh Xơ Vữa động Mạch Và TOP 6 điều Cần Biết - CarePlus
-
Nhiều Biến Chứng Tim Mạch Nguy Hiểm ở Trẻ Béo Phì
-
Cảnh Báo Nguy Cơ đột Quỵ ở Trẻ Em - Phụ Huynh Nên Lưu ý
-
Đột Quỵ ở Người Trẻ: 5 Yếu Tố Nguy Cơ điển Hình Nhất
-
Nhồi Máu Cơ Tim ở Người Trẻ: Không Còn Hiếm!
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Xơ Vữa động Mạch | Sở Y Tế Nam Định
-
Chớ Coi Thường: Dấu Hiệu Và Nguyên Nhân đột Quỵ ở Người Trẻ Tuổi
-
5 Nguyên Nhân đột Quỵ ở Người Trẻ Tuổi Nhiều Người đang Mắc Phải
-
ĐỘT QUỴ Ở NGƯỜI TRẺ KHÔNG CÒN HIẾM | Thư Viện Sức Khỏe
-
Những Yếu Tố đe Dọa đột Quỵ ở Người Trẻ | OTiV