Nhóm Đối Tác Năng Lượng Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI TRANG CỦA
Nhóm Đối tác Năng lượng Việt Nam
I VỀ CHÚNG TÔI I
Năm 2017, Chính phủ Việt Nam cùng các Đối tác phát triển quốc tế chính thức thành lập Nhóm Đối tác Năng lượng Việt Nam (VEPG) với mục tiêu tăng cường hợp tác, đối thoại và trao đổi kinh nghiệm cũng như kiến thức cho ngành Năng lượng của đất nước.
Mục tiêu chung của Nhóm Đối tác Năng lượng Việt Nam (VEPG) là sử dụng hiệu quả hỗ trợ quốc tế cho phát triển năng lượng bền vững cho Chính phủ Việt Nam, và thúc đẩy các bên liên quan trong quá trình chuyển dịch năng lượng bền vững, phù hợp với luật pháp quốc gia và các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
CÁC MỤC TIÊU CỤ THỂ
Là diễn đàn đối thoại chính sách và chuyên đề cấp cao giữa phía Việt Nam, các Đối tác Phát triển, các doanh nghiệp nhà nước và các đối tác tư nhân trong phát triển năng lượng, trong bối cảnh của các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) và Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Là nền tảng nhằm kết nối nguồn viện trợ ODA với các chiến lược và kế hoạch hành động của Việt Nam về chuyển dịch năng lượng bền vững và biến đổi khí hậu cũng như các cam kết quốc tế, và đầu tư tư nhân trong lĩnh vực năng lượng.
Là nền tảng nhằm thúc đẩy triển khai các hoạt động hợp tác phát triển trong lĩnh vực năng lượng, củng cố tính thống nhất và hiệu quả của các hỗ trợ quốc tế, đồng thời tránh trùng lặp và phân tán trong các hoạt động viện trợ.
Tăng cường học hỏi thông qua việc trao đổi và chia sẻ thông tin về lĩnh vực năng lượng giữa các đối tác trong nước và quốc tế.
CƠ CẤU TỔ CHỨC VEPG
BAN CHỈ ĐẠO VEPG
Ban Chỉ đạo VEPG được chủ trì bởi Thứ trưởng Bộ Công Thương (BCT) với các đồng chủ trì là hai đại diện từ các Đối tác Phát triển (Đồng Chủ trì VEPG). Các thành viên của Ban Chỉ đạo còn có các đại diện cấp cao của Bộ Công Thương và được hỗ trợ bởi Ban Thư ký VEPG. Ban Chỉ đạo VEPG hướng dẫn việc quản lý, lên kế hoạch làm việc và điều hành các hoạt động của VEPG bao gồm các Nhóm Công tác Kỹ thuật (CTKT) và Ban Thư ký.
BAN THƯ KÝ VEPG
Ban Thư ký VEPG được thành lập năm 2017 nhằm hỗ trợ hoạt động của VEPG và thúc đẩy các đối thoại chính sách và chuyên đề cấp cao giữa phía Việt Nam, các Đối tác Phát triển, các Doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp, tổ chức/đơn vị ngoài nhà nước trong khuôn khổ của VEPG.
Từ tháng 7 năm 2022, Dự án EVSET đã tiếp quản Ban Thư ký VEPG và một hoạt động thuộc Dự án Hỗ trợ Kỹ thuật Chuyển dịch Năng lượng Bền vững Việt Nam – EU (EVSET) trong khuôn khổ Chương trình Chuyển dịch Năng lượng Bền vững Việt Nam – EU (SETP) do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ.
Các trách nhiệm chính của Ban Thư ký là hỗ trợ hoạt động của VEPG, bao gồm hỗ trợ các kế hoạch làm việc hàng năm của VEPG và Nhóm CTKT, tổ chức các cuộc họp Cấp cao, các cuộc họp Ban chỉ đạo và họp nhóm CTKT, và giám sát và báo cáo tiến độ hoạt động của các Nhóm CTKT. Cùng với đó, Ban thư ký VEPG hỗ trợ các nhóm CTKT trong việc thành lập các Tổ Chuyên trách (ad-hoc Task Force) cho chủ đề cụ thể và ưu tiên trong phạm vi của các nhóm CTKT.
ĐỐI TÁC CỦA CHÚNG TÔI
Đại sứ quán Canada Đại sứ quán Úc Đại sứ quán Đại Hàn Dân Quốc Đại sứ quán Hoa Kỳ Đại sứ quán New Zealand Đại sứ quán Liên Bang Nga Đại sứ quán Cộng hòa Ba Lan Đại sứ quán Romania Đại sứ quán Tây Ba Nha Đại sứ quán Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len Đại sứ quán Ý Đại sứ quán Phần Lan Đại sứ quán Áo Đại sứ quán Vương quốc Bỉ Đại sứ quán Cộng hòa Séc Đại sứ quán Đan Mạch Đại sứ quán Đức Đại sứ quán Hy Lạp Đại sứ quán Hungary Đại sứ quán Ai-len Đại sứ quán Hà Lan Đại sứ quán Cộng hòa Slovakia Đại sứ quán Thụy Điển Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam Đại sứ quán Na Uy Đại sứ quán Thụy Sỹ Đại sứ quán Nhật Bản Đại sứ quán Pháp Previous Next Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI) Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) – Ngân hàng Thế giới Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (Eximbank) Ngân hàng Thế giới Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp quốc (UNIDO) Liên Hợp quốc (UN) Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) Cơ quan Hợp tác Phát triển Ý (AICS) Cơ quan Phát triển Bỉ (BTC) Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp quốc (FAO) Cơ quan Hợp tác Quốc tế Tây Ba Nha (AECID) Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) Previous NextTừ khóa » Bộ Năng Lượng Việt Nam
-
Năng Lượng Việt Nam Online
-
Thể Loại:Bộ Trưởng Bộ Năng Lượng Việt Nam - Wikipedia
-
Trang Thông Tin điện Tử Cục Điện Lực Và Năng Lượng Tái Tạo
-
Lịch Sử Phát Triển - Bộ Công Thương
-
Phát Triển Năng Lượng - Bộ Công Thương
-
Gioi-thieu | IEVN - Trang Thông Tin Viện Năng Lượng
-
Việt Nam-Hoa Kỳ Tìm Cơ Hội Hợp Tác đầu Tư Phát Triển Năng Lượng Sạch
-
[PDF] Đón Gió: Cơ Hội Năng Lượng Tái Tạo Cho Việt Nam - McKinsey
-
Việt Nam ưu Tiên Phát Triển Năng Lượng Sạch - Báo Công Thương
-
NĂNG LƯỢNG - Ủy Ban Quản Lý Vốn Nhà Nước Tại Doanh Nghiệp
-
Đối Thoại An Ninh Năng Lượng Việt Nam-Hoa Kỳ Lần Thứ 4 | Kinh Doanh
-
Ngành Năng Lượng Việt Nam Trước Tác động Của Cách Mạng Công ...
-
Về Dự án Hỗ Trợ Kỹ Thuật Ngành Năng Lượng Việt Nam - EU
-
Hội Thảo 'Cơ Chế Chính Sách, Giải Pháp Phát Triển Năng Lượng Việt ...
-
Năng Lượng Sạch Việt Nam
-
Công Bố Báo Cáo Triển Vọng Năng Lượng Việt Nam 2021 - VNEEP