NHÓM F INCOTERM 2020 - NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Nhóm F trong Incoterm 2020 là nhóm tập hợp những điều khoản quy định về chi phí và các trách nhiệm giao hàng. Cụ thể Nhóm F Incoterm bao gồm những đặc điểm gì và bạn cần phải lưu ý những gì đối với nhóm F. Hãy cùng SIMBA GROUP tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Đặc điểm nhóm F trong Incoterm 2020

Nhóm này bao gồm ba điều kiện:

  • FCA: Giao hàng cho người chuyên chở
  • FAS: Giao hàng dọc mạn tàu
  • FOB: Giao hàng trên tàu

Điều khoản FCA quy định giao hàng tại cơ sở của người bán được xem như là điều khoản trái ngược với điều khoản DAP - giao tại cơ sở của người mua. Còn điều kiện FCA giao hàng tại điểm tập kết được xem như là trái ngược với điều kiện DPU giao tại điểm tập kết.

Theo đó, người bán sử dụng điều kiện FCA sẽ giao hàng tại cơ sở của mình khi hàng được bốc lên phương tiện vận tải, còn người bán theo điều kiện DAP giao hàng tại cơ sở của người mua khi hàng vẫn còn trên phương tiện vận tải.

Người bán theo điều kiện FCA sẽ giao hàng tại điểm tập kết khi hàng chưa được bốc lên phương tiện vận tải, còn người bán theo điều kiện DPU giao hàng tại điểm tập kết khi hàng đã được dỡ xuống khỏi phương tiện vận tải.

FAS được xem như điều kiện có điểm giống với điều kiện DEO (Incoterms 2000) hay điều kiện DAT (Incoterms 2010) và điều kiện DPU (khi giao hàng tại cảng đến). Theo đó, người bán theo điều kiện FAS sẽ giao hàng chưa được bốc tại cảng bốc hàng, còn người bán thoe điều kiện DEQ, DAT hay DPU ghi kèm cảng đến quy định và giao hàng đã được dỡ xuống khỏi tàu tại cảng đến.

Điều kiện FOB có thể xem như tương đồng với DES (Incoterms 2000) hay DAP. Người bán theo điều kiện FOB giao hàng trên tàu tại cảng bốc hàng thì người bán theo điều kiện DES hoặc DAP sẽ giao hàng trên tàu tại cảng dỡ theo quy định.

Cách phân biệt nhóm F trong Incoterm 2020

  • Trong khi điều kiện FCA có thể sử dụng cho bất kỳ loại phương thức vận tải nào, thì điều kiện FAS và FOB chỉ có thể được sử dụng cho vận chuyển bằng đường biển hoặc đường thủy nội địa.
  • Sự khác biệt giữa điều kiện FAS và FOB là nghĩa vụ bốc hàng lên tàu. FAS có nghĩa là hàng hóa phải được đặt dọc mạn ở tàu còn FOB quy định hàng hóa phải được đặt trên tàu khi giao hàng.

Nghĩa vụ của người bán

Bốc hàng tại cơ sở của người bán

Vận chuyển nội địa tới điểm tập kết/ cảng bốc

Bốc hàng lên tàu tại cảng bốc

Tổng thể nghĩa vụ của người bán

FCA cơ sở của người bán

X

EXW + Bốc hàng + Xuất khẩu

FCA điểm tập kết/cảng bốc

X

X

EXW + Vận chuyển nội địa + Xuất khẩu

FAS

X

X

FCA + Vận chuyển nội địa

FOB

X

X

X

FAS + Bốc hàng

Nội dung chính nhóm F Incoterm 2020

  • Nhóm F là những điều kiện có chữ cái viết tắt đầu tiên là chữ F( viết tắt của từ “Free”). Nhóm F có thể hiểu là những điều kiện kiện quy định người bán được “Giải thoát trách nhiệm” giao hàng và “Không phải chịu chi phí” trong các trường hợp sau khi hàng đã giao cho người chuyên chở (Carrier) tại nơi quy định; giao hàng dọc mạn tàu (Alongside Ship); hàng giao trên tàu (On Board) tại cảng bốc hàng theo quy định.
  • Tất cả các điều kiện nhóm F đều quy định người mua có nghĩa vụ ký hợp đồng vận tải. Bởi vì người bán chỉ có thể giao hàng khi người mua đã chỉ định tàu nhận hàng hoặc đơn vị chuyên chở hàng hóa.
  • Nếu người mua có khả năng ký hợp đồng vận tải có giá cước ưu đãi hoặc thuận lợi với mình thì người mua nên sử dụng các điều kiện nhóm F.

Những điều bạn cần lưu ý về nhóm F Incoterm 2020

Đối với nhóm F trong Incoterm 2020 thì bạn nên lưu ý những điều sau để đảm bảo quyền lợi nhất cũng như làm rõ được trách nhiệm của cả bên mua và bên bán.

1. Vận chuyển nội địa

  • Theo các điều kiện nhóm F Incoterms 2020, trách nhiệm của người mua là sắp xếp và thanh toán cho chặng vận chuyển chính. Trong khi đó người bán phải thu xếp việc vận chuyển nội địa, đưa hàng hóa đến đúng nơi quy định và giao cho người chuyên chở.
  • Các quy tắc nhóm F không đề cập đến bất cứ điều gì về việc vận chuyển nội địa. Vì không cần quy định cách người bán vận chuyển hàng hóa đến nơi quy định

2. Thời gian và địa điểm giao hàng

  • Do người mua nhóm F là người chỉ định đơn vị chuyên chở hàng hóa hoặc tàu đến để nhận hàng nên người mua sẽ có quyền lựa chọn thời gian và địa điểm giao hàng cụ thể và được quy định trong hợp đồng.
  • Người mua sẽ thực hiện quyền lựa chọn đó bằng việc thông báo cho người bán trước khi giao hàng. Để tránh rủi ro về việc giao hàng quá sớm hoặc quá muộn, người bán cần quy định lại thời gian và điểm giao hàng một cách rõ ràng và chính xác.

3.Chỉ định phương tiện vận tải

  • Người bán theo nhóm F chỉ có thể giao hàng khi người mua đã chỉ định phương tiện vận tải. Do đó, việc chỉ định phương tiện vận tải được xem như là một điều kiện cơ bản của hợp đồng nhóm F.
  • Nếu người mua không chỉ định phương tiện vận tải, chỉ định một cách chậm trễ, hoặc phương tiện vận tải được chỉ định không nhận được hàng tại nơi đã quy định. Người bán sẽ có quyền yêu cầu người mua phải chịu toàn bộ chi phí phát sinh và rủi ro liên quan trong trường hợp hàng hóa đã được cá biệt hóa một cách thích hợp.
  • Nếu phương tiện vận tải do người mua chỉ định không đến điểm giao hàng, người mua phải sắp xếp phương tiện vận tải thay thế đồng thời phải chịu chi phí cho việc này. Viện chỉ định phương tiện thay thế chỉ được diễn trong 1 khoảng thời gian hợp đồng đã quy định hoặc trong một khoảng thời gian ngắn thích hợp nếu hợp đồng không quy định việc này.
  • Nếu người mua không chỉ định được phương tiện vận tải dẫn đến hàng hóa không xuất khẩu đi được thì người mua phải bồi thường cho người bán dựa theo mức chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá mà người bán có thể nhận được tại thị trường nội địa.
  • Nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng, người bán không muốn giao hàng mặc dù người mua đã nhắc nhiều lần. Lúc này người mua sẽ không bắt buộc phải thuê phương tiện vận tải.

4. Phí bốc hàng và cước phí chuyên chở

  • Khi sử dụng điều kiện FCA cho phương thức vận tải không phải bằng đường biển Người mua FCA cần quy định rõ trong hợp đồng vận tải điều kiện cước phí vận tải đã bao gồm hoặc chưa bao gồm phí bốc hàng dựa vào địa điểm giao hàng.
  • Nếu nơi giao hàng FCA là tại cơ sở của người bán, người bán sẽ có nghĩa vụ bốc hàng lên phương tiện vận tải người mua đã chỉ định. Vậy nên, trong hợp đồng vận tải cần phải quy định cước phí chưa bao gồm phí bốc hàng.
  • Ngược lại, nếu điểm giao hàng không phải là cơ sở của người bán thì người bán không có nghĩa vụ bốc lên phương tiện vận tải do người mua chỉ định. Do đó, hợp đồng vận tải cần phải quy định cước phí đã bao gồm phí bốc hàng.
  • Bạn có thể phân biệt phí bốc hàng được tính hoặc không được tính vào cước phí theo bảng sau:

Phí bốc hàng

Vận chuyển

Sử dụng điều kiện thương mại

Tính trong cước phí

Mọi phương thức

FCA giao ngoài cơ sở của người bán

Tàu chợ

Hợp đồng thuê tàu chuyến Liner Terms/Liner In

FAS

FOB + người mua chịu phí bốc hàng

Không tính trong cước phí

Mọi phương thức

FCA giao tại cơ sở của người bán

Hợp đồng thuê tàu chuyến FI/FIST/FIO

FOB + người bán chịu phí bốc hàng

5. “Cơ sở của người bán” và “phương tiện vận tải của người bán” theo FCA

  • Khái niệm “Cơ sở của người bán” trong FCA cũng giống như trong EXW. Cơ sở của người bán có thể là bất cứ nơi nào theo sự kiểm soát của người bán. Tuy nhiên có thể xảy ra trường hợp, người bán coi điểm lưu giữ hàng hóa (chẳng hạn kho, bãi chứa hàng được thuê) không phải là cơ sở của mình nên người sẽ bán từ chối nghĩa vụ bốc hàng hóa lên phương tiện vận chuyển của người mua.
  • Do đó, trong hợp đồng cần xác định rõ ràng nơi giao hàng có phải là cơ sở của người bán hay không để phân chia nghĩa vụ bốc hàng lên phương tiện vận tải một cách hợp lý nhất.
  • Phương tiện vận tải của người bán (seller’s means of transport) có thể coi là phương tiện vận tải của người chuyên chở và được người bán ký hợp đồng chứ không nhất thiết phải là phương tiện thuộc sở hữu của người bán.
  • Nếu nơi giao hàng không phải là cơ sở của người bán, người bán sẽ không có nghĩa vụ dỡ hàng ra khỏi phương tiện vận tải nào chở tới nơi giao hàng kể cả do người bán thuê hay của người bán.

6. Điểm giao hàng theo FAS

Điều kiện FAS chi thích hợp khi việc giao hàng được thực hiện ngay sát mạn tàu tại cảng bốc hàng. Lúc này hàng hóa được coi là “dọc mạn tàu” khi được đặt:

  • Trên cầu cảng hoặc trên bất cứ phương tiện vận tải nào khác tại cầu cảng.
  • Trên sà lan hay trên một con tàu khác có thể áp vào mạn tàu do người mua chỉ định (mạn kế mạn- board and board).

Đối với những loại hàng hóa siêu trường- siêu trọng (đôi khi được gọi là “hàng dự án”), phải đòi hỏi những yêu cầu đặc biệt khi vận chuyển. Trong trường hợp người bán không muốn chịu trách nhiệm về rủi ro khi bốc hàng lên tàu, nên lựa chọn điều kiện FAS thay vì FOB.

Nếu việc giao hàng diễn ra ở địa điểm không nằm sát mạn tàu, sử dụng điều kiện FCA sẽ thích hợp hơn. Vì lúc này, người đại diện cho người mua nhận hàng và chịu trách nhiệm sẽ không hẳn là người chuyên chở đường biển.

7. Di chuyển rủi ro theo FOB

  • Theo truyền thống, điểm chuyển giao rủi ro từ người bán sang người mua trong điều kiện FOB là lan can tàu tại cảng bốc hàng. Tính từ Incoterms 2010, cụm từ “passed the ship’s rail” (qua lan can tàu) được thay bằng cụm từ “on board the vessel, (trên tàu) để thống nhất việc phân chia chi phí và rủi ro.
  • Nếu hàng hóa thiệt hại trong quá trình bốc hàng, điều này sẽ được quy vào rủi ro cho người bán. Lý do là bởi việc đặt hàng hóa lên tàu không dự tính một quy trình dẫn đến thiệt hại.
  • Nếu hàng hóa đã ‘trên tàu’, rủi ro sẽ được chuyển sang người mua. Tuy nhiên, điểm phân chia rủi ro cụ thể còn phụ thuộc vào tập quán và những hoạt động thực tế tại cảng bốc hàng.
  • Trước hợp đồng mua bán được ký, người mua theo điều kiện FOB cần phải tìm hiểu kỹ cảng bốc hàng có tập quán riêng nào không. Trong trường hợp có thì cần phải xem xét vấn đề này trong khi đàm phán hợp đồng mua bán.

8. Thông quan quá cảnh và nhập khẩu

  • Để nhập khẩu hàng hóa hoặc để quá cảnh một nước thứ ba (trong trường hợp cần thiết) người mua cần phải có những chứng từ nhất định để hoàn thành thủ tục nhập khẩu theo quy định của nước nhập khẩu và nước quá cảnh. Những chứng từ đó thường là giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), hóa đơn lãnh sự (CI), …
  • Nếu người mua yêu cầu, người bán sẽ giúp đỡ người mua để có được những chứng từ cần thiết hoặc thông báo điện tử tương đương đó được ký phát hoặc chuyển tại nước gửi hàng hoặc nước xuất xứ.
  • Theo truyền thống người mua sẽ phải chịu những chi phí về chứng từ. Tuy nhiên người mua có thể cho rằng những chi phí này là những chi phí trước khi gửi hàng (pre- shipment charges) và người bán có nghĩa vụ phải cung cấp các chứng từ đó trong bộ chứng từ thanh toán, nên chi phí sẽ phải do người bán chịu. Vậy nên trong hợp đồng cần phải quy định rõ về nghĩa vụ này trong giá FOB của hợp đồng

Trên đây là những thông tin về nhóm F trong Incoterm 2020 mà SIMBA GROUP muốn gửi đến bạn. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn.

Nếu bạn đang muốn tìm nguồn hàng chất lượng để nhập khẩu hoặc đang gặp khó khăn trong việc xử lý các thủ tục xuất nhập khẩu. Liên hệ ngay với SIMBA GROUP để được tư vấn miễn phí.

  • Địa chỉ: Văn phòng Hà Nội: Tầng 21, tháp A, tòa Sông Đà, Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Văn phòng HCM: Tầng 4 - Tòa nhà DTC Building, 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM
  • Hotline: 086.690.8678
  • Email: media.simbalogistics@gmail.com

Từ khóa » Bảng Incoterm 2020