Nhóm Máu AB Có Phải Là Nhóm Máu Hiếm Nhất? - Ferrovit

Skip to content Trang chủ Chia sẻ từ Iron Woman Nhóm máu AB có phải là nhóm máu hiếm nhất? Nhóm máu AB có phải là nhóm máu hiếm nhất?

Nhóm máu AB âm tính được coi là nhóm máu hiếm nhất nhưng vì nhóm máu có liên quan đến di truyền, nên không có nhóm máu nào được coi là hiếm nhất trên toàn thế giới.

Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc vì sao nhóm máu AB là nhóm máu hiếm nhất cũng như quy tắc cho và nhận của nhóm máu này.

1. Nhóm máu AB là gì?

Thành phần nhóm máu bao gồm tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương. Trong đó, tế bào hồng cầu do tủy sản xuất, có tác dụng vận chuyển oxy trong cơ thể. Bạch cầu là thành phần giúp bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và các mầm bệnh. Tiểu cầu có chức năng đông máu, giúp vết thương ngừng chảy máu.

Trên bề mặt hồng cầu sẽ có các protein gắn với carbohydrates được gọi là kháng nguyên. Đây chính là dấu hiệu cơ bản để xác định tế bào máu thuộc nhóm máu nào.

Trong một vài cách chia nhóm máu thì phổ biến nhất là chia theo hệ ABO. Trong đó gồm có 4 nhóm chính A, B, O, và AB. Nhóm máu A chỉ có duy nhất kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu. Tương tự, nhóm máu B chỉ có kháng nguyên B. Còn nhóm máu AB có cả 2 loại kháng nguyên và nhóm máu O không có cả 2.

Ngoài ra, máu cũng được phân loại theo yếu tố Rh. Đây là một kháng nguyên khác được tìm thấy trên các tế bào hồng cầu. Ví dụ, nếu các tế bào máu AB có kháng nguyên, chúng được coi là AB Rh dương tính. Nếu họ không có thì được coi là AB Rh âm tính.

2. Vì sao nhóm máu AB là nhóm máu hiếm?

Theo một nghiên cứu thì nhóm máu AB là kết quả xen kẽ giữa người da trắng (thường là nhóm A) và người Mông Cổ (thường là nhóm máu B). Vì những lý do này, tỉ lệ người châu Âu thuộc nhóm máu AB rất thấp. Thế nhưng tỉ lệ này lại khá cao ở Ấn Độ, nơi có sự giao thoa mạnh. Tại Việt Nam, con số trên dựa vào thống kê do Viện Huyết học Truyền máu Trung Ương thực hiện, hiện tại có khoảng 6,6% dân số thuộc nhóm máu này.

nhóm máu AB

Nhóm máu được xác định bởi gen di truyền, chúng ta thừa hưởng một gen từ mẹ và một gen từ bố để tạo ra một cặp gen nhóm máu. Tuy nhiên, nếu một trong 2 gen bạn được thừa hưởng là O thì sẽ không tác động gì nhiều lên các gen còn lại. Vì vậy, một người nhóm máu A có thể do thừa hưởng gen A từ cả bố và mẹ: hoặc nhận gen A từ một người và gen O từ người kia. Điều này cũng đúng với người nhóm máu B. Những người nhóm máu O thừa hưởng hai 2 gen O từ phụ huynh.

Xem ngay: 14 bài thuốc bổ máu Đông y giúp điều trị thiếu máu hiệu quả

Những người mang nhóm máu AB được thừa hưởng gen A từ bố hoặc mẹ và gen B từ người còn lại. Dựa trên số lượng người mang nhóm máu A và B; tỷ lệ xảy ra của sự kết hợp đặc biệt này sẽ thấp hơn những trường hợp khác. Tỷ lệ theo khảo sát cũng đã chứng minh một cách trực quan tại sao nhóm máu AB lại hiếm đến thế.

3. Nguyên tắc truyền, nhận nhóm máu AB:

Về lý thuyết, người mang nhóm máu AB có thể nhận được tất cả máu (khối hồng cầu) từ những người có nhóm máu khác của hệ ABO và người nhóm máu AB chỉ cho được cho người cùng nhóm AB nên thường được gọi là nhóm máu “chỉ nhận”. Sau đây là bảng nguyên tắc truyền máu theo hệ Rh:

Truyền Nhận
AB+ AB+ Mọi người
AB- AB+, AB- AB-, A-, B-, O-

Người có nhóm máu AB nên đến các trung tâm hiến máu để đăng ký thông tin, các trung tâm này sẽ ghi nhận lại thông tin của bạn. Bạn có thể sẽ nhận được lời đề nghị hiến máu cho các bệnh nhân cùng nhóm máu khi cần thiết và ngược lại, khi cần chế phẩm máu họ sẽ giúp bạn.

nhóm máu AB
Set of blood cells types. Medical and healthcare infographic.

4. Vì sao cần xác định nhóm máu

Các nhóm máu được phát hiện vào năm 1901 bởi một nhà khoa học người Áo tên là Karl Landsteiner. Mỗi một nhóm máu mang những đặc trưng riêng biệt, trong thực hành truyền máu, ngoài những tiêu chuẩn xét nghiệm nhằm phát hiện, ngăn ngừa các virus lây lan qua đường truyền máu thì chúng ta còn cần phải thực hiện đúng nguyên tắc cơ bản về an toàn miễn dịch đó là không để cho các kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau; đặc biệt là nhóm máu hệ ABO và Rh(D).

Theo các chuyên gia, nếu truyền máu không phù hợp có thể sẽ gây ra các tai biến trầm trọng, thậm chí có thể đưa đến tử vong. Vì thế, việc biết bạn thuộc nhóm máu nào và các đặc tính của nó ra sao là rất quan trọng.

Nguồn tham khảo

What’s the Rarest Blood Type?

https://www.healthline.com/health/rarest–blood–type

What Your Blood Type Says About You: A Fun, Educational Look at Your Health and Personality

https://www.waldenu.edu/programs/health/resource/what–your–blood–type–saysabout–you

What Does Your Blood Type Mean for Your Health?

https://www.nm.org/healthbeat/healthy–tips/what–does–your–blood–type–mean–foryour–health

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Máu lắng – Vì sao phải làm xét nghiệm?

CHI TIẾT máu nhiễm khuẩn

Máu nhiễm khuẩn có nguy hiểm không?

CHI TIẾT

Nhóm máu B: Những điều thú vị mà bạn chưa biết  

CHI TIẾT mất máu

Mất máu nhiều dẫn đến điều gì?

CHI TIẾT mất máu ăn gì

Mất máu ăn gì để bổ sung sức khoẻ?

CHI TIẾT tốc độ máu lắng

Tốc độ máu lắng bình thường là bao nhiêu?

CHI TIẾT Page1 Page2 Page3 Page5 Close Menu

Từ khóa » độ Hiếm Các Nhóm Máu