NHÓM TÍNH CÁCH ESFP – Người Trình Diễn (Trắc Nghiệm MBTI)

Mục lục

  • 1. Tổng quan về nhóm tính cách ESFP
  • 2. Nhóm tính cách ESFP trong cuộc sống
    • 2.1 Ưu điểm
    • 2.2 Nhược điểm
  • 3. Nhóm tính cách ESFP trong công việc
    • 3.1 Ưu điểm
    • 3.2 Nhược điểm
    • 3.3 Những công việc phù hợp với nhóm tính cách ESFP

1. Tổng quan về nhóm tính cách ESFP

Nhóm tính cách ESFP được tạo nên bởi các chữ sau:

– (E) Extraversion: Hướng ngoại

– (S) Sensing: Cảm nhận

– (F) Feeling: Cảm xúc

– (P) Perception: Linh hoạt

Nếu thuộc nhóm tính cách này, bạn là người luôn vui vẻ, hoạt bát và có sức cuốn hút với những người xung quanh. Họ luôn muốn tìm kiếm các “khán giả” của riêng mình, luôn muốn được trở thành trung tâm của đám đông.

ESFP là những người có khả năng giao tiếp và óc thẩm mỹ tuyệt vời, vậy nên họ luôn hứng thú với cái đẹp trong các lĩnh vực: Makeup, thời trang, thiết kế và sáng tạo…Ưu điểm mạnh nhất của ESFP là khả năng nhận ra các giá trị riêng của những thứ xung quanh, họ có khả năng quan sát, cảm nhận, thấu hiểu và thuyết phục người khác. Những người xung quanh ESFP nếu gặp vấn đề khó khăn đều dễ dàng nhận được những lời động viên, giúp đỡ từ họ, đó sẽ là những lời khuyên thiết thực và hữu ích nhất.

Các ESFP không thích phải tuân theo một lịch trình có sẵn, điều đó thật nhàm chán với họ. Luôn hướng tới tự do và thoải mái trong mọi hoạt động mới là điều mà ESFP thích thú. Tuy nhiên thỉnh thoảng ESFP do ham vui quá nên cũng hay bỏ quên mất nhiệm vụ của mình.

Nếu là một ESFP nghĩa là bạn đang cùng một nhóm tính cách với những nhân vật nổi tiếng sau đây:

– Bill Clinton: Tổng thống thứ 42 của Mỹ

– Bob Hope: Diễn viên

– Ronald Reagan: Tổng thống thứ 40 của Mỹ

– Saint Mark: Tông đồ của chúa Giêsu

– Goldie Hawn: Diễn viên

– Pablo Picasso: Họa sĩ

2. Nhóm tính cách ESFP trong cuộc sống

Trong cuộc sống, ESFP thường có rất nhiều bạn bè nhờ vào sự nhiệt tình và lạc quan của họ. Các ESFP luôn chân thành quan tâm đến người khác và không thích những mối quan hệ nông cạn hoặc dựa hoàn toàn vào niềm vui.

ESFP có khả năng chi phối tuyệt vời với 5 giác quan, điều này khiến họ dễ dàng bị xa ngã vào những nguy cơ: Cờ bạc, trai gái, nhậu nhẹt…Để tránh những điều này, các ESFP cần có đủ bản lĩnh và cũng nên có thêm những người bạn thuộc nhiều nhóm tính cách khác nhau.

Kỹ năng giao tiếp xuất sắc chính là điểm mạnh của ESFP, tuy nhiên họ không nói chuyện một cách lươn lẹo hay nịnh bợ ai. Ngược lại, họ rất thẳng thắn, đôi khi có phần lỗ mãng nhưng điều đó không khiến người khác ghét họ nhờ vào sự cởi mở và quyến rũ của mình.

2.1 Ưu điểm

– Nhiệt tình, vui vẻ, lạc quan

– Thông minh, dí dỏm, thẳng tính nhưng luôn được lòng mọi người

– Có tính cách nghệ sĩ, sáng tạo và đáng yêu

– Rộng lượng và tốt bụng

– Không níu kéo một mối quan hệ nếu đã đến lúc cần sự buông bỏ

2.2 Nhược điểm

– Quan tâm nhiều đến người khác mà đôi khi quên mất nhu cầu của chính bản thân mình

– Khả năng quản lý tiền bạc kém

– Có xu hướng lảng tránh những mâu thuẫn

– Không thích bị người khác chỉ trích

– Thích những điều mới mẻ nên dễ bỏ đi tìm những niềm vui mới

– Có xu hướng ít quan tâm đến sức khỏe của bản thân

3. Nhóm tính cách ESFP trong công việc

ESFP phù hợp với những công việc năng động, sáng tạo và mang khuynh hướng nghệ thuật

Nhóm tính cách ESFP phù hợp với những công việc năng  động, sáng tạo và mang khuynh hướng nghệ thuật nhiều hơn. Họ mong muốn được làm việc với những người đồng nghiệp thân thiện và có tính cách vui vẻ. Nếu được làm việc trong một môi trường như vậy, họ sẽ dồi dào năng lượng để làm việc và sáng tạo, đạt hiệu quả cao trong công việc.

Như đã nói ở phần trước, ESFP là những người có thiên hướng về nghệ thuật, trình diễn. Vậy nên, họ cũng thích hợp làm những công việc đòi hỏi phải giao thiệp với khách hàng hoặc khán giả nhiều. Họ có thể làm việc trong các tổ chức công tác xã hội hoặc tư vấn xã hội hoặc các công việc liên quan đến truyền thông, giải trí…

Bất kỳ ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu riêng, điều quan trọng là cần phát huy đúng điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu trong công việc.

3.1 Ưu điểm

– Táo bạo: ESFP luôn muốn thể hiện hết sức với những trải nghiệm mới làm họ hứng thú, họ luôn muốn tìm tòi và làm những cái mới, không ngần ngại bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân để thử thách những điều mà người khác e ngại.

– Độc đáo: Sự độc đáo chính là nét đặc trưng riêng khiến ESFP thu hút người khác, họ có những suy nghĩ và hành động khác lạ. Họ không thích những gì mang tính truyền thống hoặc những quy tắc được đặt sẵn.

– Kỹ năng giao tiếp xuất sắc: Là nhóm tính cách hướng ngoại, ESFP thường rất hài hước và nói nhiều. Họ thích tham gia những cuộc thảo luận và thuyết phục, thu hút người khác bằng khả năng giao tiếp xuất sắc của mình.

– Có năng khiếu thẩm mỹ, nghệ thuật: Đây chính là ưu điểm quan trọng để nhận định ESFP là nhóm tính cách “Người trình diễn”

– Tinh ý: ESFP có quan điểm sống cho hiện tại, họ luôn tập trung vào những gì đang diễn ra ngay tại thời điểm đó. Bởi vậy, họ rất tinh ý và dễ dàng nhận ra những sự thay đổi dù là nhỏ nhặt nhất.

– Thực tế: Mặc dù là nhóm tính cách với máu nghệ sĩ đặc trưng, tuy nhiên ESFP không hề quên đi thực tế. Ngược lại, ESFP có tính thực tế cao, họ không thích những cuộc nói chuyện mang tính giáo điều, lý thuyết. Với họ, đó là sự lãng phí thời gian.

3.2 Nhược điểm

– Nhạy cảm: ESFP là những người cực kỳ tình cảm, tuy nhiên đôi khi đó chính là điều làm cho ESFP trở nên nhạy cảm. Khi đối mặt với những lời chỉ trích, họ sẽ phản ứng rất tình cảm, đôi khi họ sẽ bị đẩy vào một góc và không thể đưa ra quyết định.

– Khó khăn trong việc tập trung: ESFP rất dễ chán nản nếu phải làm một công việc họ không hứng thú. Họ thích được tham vào những cuộc giải trí và những công việc mang tính linh hoạt đầy sáng tạo. Đi kèm với nó là đôi khi họ gặp khó khăn khi đối mặt với những công việc đòi hỏi cần tập trung, kiên nhẫn.

– Khả năng lập kế hoạch kém: ESFP có xu hướng quan tâm đến những gì diễn ra ở hiện tại, họ ít khi suy nghĩ về những điều tương lai. Vậy nên họ có xu hướng từ chối việc lập kế hoạch các bước cho tương lai và dự tính những hậu quả xảy ra.

3.3 Những công việc phù hợp với nhóm tính cách ESFP

Dựa trên những đặc điểm tính cách trong công việc, ESFP sẽ phù hợp với những ngành/nghề sau:

– Người biểu diễn: thanh nhạc, piano, diễn viên

– Tâm lý học

– Công tác xã hội

– Thiết kế thời trang

– Thiết kế đồ họa

– Chăm sóc trẻ em

– Họa sĩ

– Nhiếp ảnh gia

– Trang trí nội thất

– Quản trị kinh doanh

Từ khóa » Esfp Tính Cách