Nhóm Từ Láy Phỏng Thanh Nhóm Từ Láy Sắc Thái Hóa - 123doc

  1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Khoa học xã hội >
Nhóm từ láy phỏng thanh Nhóm từ láy sắc thái hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.17 KB, 49 trang )

Buồn → buồn thỉu buồn thiu Khuya → khuya lắc khuya lơ Kiểu aabb: Trong kiểu láy này, ab là một từ ghép hoặc là một tổ hợp từ.Ví dụ: Trùng điệp → trùng trùng điệp điệp Tầng lớp → tầng tầng lớp lớpCười nói → cười cười nói nói1.3. Ý NGHĨA, VAI TRÒ CỦA CÁC TỪ LÁY

1.3.2. Ý nghĩa của các nhóm láy

Căn cứ vào bản chất của hiện tượng láy là sự hòa phối ngữ âm có tác dụng tạo nghĩa, thì ta có thể căn cứ vào đặc điểm, vai trò của yếu tố trong việc tạo nghĩa cho từláy để phân loại. Có thể chia từ láy thành ba nhóm sau:

1.3.1.1. Nhóm từ láy phỏng thanh

Là từ láy mà trong đó các tiếng được hình thành và được ghép lại dựa vào sự mô phỏng âm thanh của các sự vật, hiện tượng trong thực tế. Từ láy tượng thanh nhại lại âm thanh của đối tượng. Ví dụ: oa oa, đùng đùng, gâu gâu, lộp độp, róc rách, bình bịch,lách cách…  Hay dựa vào mơ phỏng âm thanh để định danh cho đối tượng.Ví dụ: Chim tu hú, con bìm bịp, xe cút kít… Trong nhóm từ này, nghĩa của chúng thường rất đơn giản, chủ yếu mô phỏngâm thanh tự nhiên theo cơ chế láy. Nghĩa của nhóm từ láy phỏng thanh có tính chất đơn nhất, nghĩa là: mỗi từ láy một ý nghĩa riêng, khơng có nét nghĩa nào chung vớicác kiểu láy trong cùng kiểu cấu tạo.

1.3.1.2. Nhóm từ láy sắc thái hóa

Nhóm này gồm các từ láy mà trong đó có một yếu tố rõ nghĩa và một hoặc nhiều hơn một yếu tố không rõ nghĩa.Yếu tố rõ nghĩa chi phối nghĩa cơ sở của toànbộ từ láy. Yếu tố còn lại có tác dụng bổ sung một sắc thái nghĩa nào đó, khiến cho từ15láy khác với tiếng độc lập khi nó đứng một mình và khác với từ láy khác có cùng yếu tố độc lập ấy.Ví dụ: so sánh: xanh xanh với xanh và xanh xao So sánh: bối rối với rối, rối ren, rắc rối và rối rít.“Bối rối” so với rối có phạm vi biểu vật hẹp hơn, song “Bối rối” lại có giá trị biểu thái hơn rối. Mặt khác, “Chim chóc” so với chim có phạm vi biểu vật rộng hơn,“Chim chóc” là nói về loại chim hoặc một số con chim nói chung, chứ khơng phải là một con chim nào cụ thể nữa.Có hai loại sắc thái hóa của từ láy. •Từ láy cụ thể hóa: Những từ láy mà ý nghĩa biểu thị phạm vi sự vật hẹp hơn so với tiếng độc lập.Ví dụ: Dễ dàng, dễ dãi, bối rối, rắc rối, rối rít, xanh xao, xanh xanh…• Từ láy phi cá thể hóa: Những từ mà ý nghĩa biểu thị phạm vi sự vậtrộng hơn so với tiếng độc lập. Ví dụ: Chim chóc, hội hè, mùa màng…Từ “Gật” là một động tác của đầu. Trong từ láy toàn bộ “gật gật” biểu thị động tác gật kế tiếp nhau và sự giảm nhẹ cường độ. Điều đáng chú ý là khi hình vị“gật” đi vào kiểu láy âm cho ta từ láy “gật gù”, từ láy này gợi lên trạng thái động của cái đầu. Song khác với “gật gật” giữa mỗi động tác gật dừng lại có một động tác nàođó khơng phải là gật. Nói một cách khác là “gật gù” không phải là một chuỗi động tác giống nhau mà là một chuỗi động tác gật có biến điệu.Hay là từ “xanh” là hình vị cơ sở chỉ đặc điểm về màu sắc của nhiều loại sự vật, hiện tượng: trời xanh, cây xanh, da xanh… đi vào kiều láy tồn bộ ta sẽ có từ láy“xanh xanh” ít thay đổi về phạm vi biểu vật, nhưng độ đậm lại giảm theo hiện tượng về sự lan tỏa theo bề mặt rộng của màu xanh. Đi vào kiểu láy âm ta có từ “xanh xao”phạm vi biểu vật đã giảm hẳn, nó chỉ về màu da của con người. Vì phạm vi biểu vật của xanh đã bị thu hẹp như vậy cho nên từ “xanh xao” lại có khả năng biểu thái caohơn, gợi hình ảnh cụ thể như: tình trạng bệnh tật, yếu đuối và màu sắc có thể tưởng16tượng ra được đó là màu của nước da. Nhìn chung, các từ láy nhóm sắc thái hóa thuộc kiểu láy này thường tạo ra ấn tượng biểu thái.Sau đây là những kiểu láy có ý nghĩa tương đối thuần nhất.  Các từ láy tồn bộ khi có một từ tố khơng có nghĩa mang thanh bằng, thì từláy đó diễn đạt tính chất hoặc đặc điểm mang ý nghĩa giảm nhẹ. Ví dụ: Kha khá, đo đỏ, tơn tốt… Từ láy tồn bộ khi có một từ tố khơng có nghĩa mang thanh trắc, thì từ láy đó diễn đạt tính chất hoặc đặc điểm có cường độ gia tăng.Ví du: Cỏn con, tẻo teo… Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,Một chiếc thuyền câu bé tẻo teoNguyễn khuyến  Các từ láy toàn bộ gốc là động từ thường diễn tả một sự lặp đi lặp lại, mộtcách đều đặn và kèm với quá trình lặp lại đó, thì cường độ của hành động mang tính chất giảm nhẹ.Ví dụ: Gật gật, lắc lắc, chạy chạy, rung rung...  Các từ láy toàn bộ gốc danh từ thường diễn tả sự lặp đi lặp lại ở một số sựkiện, hiện tượng, sự vật...cùng tính chất. Ví dụ : Ngày ngày, người người, nhà nhà...Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăngThấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Viếng lăng bác Kiểu từ láy có vần “ăn” thường diễn tả một tính chất chuẩn mực, nghiêm túc. Ví dụ: Đầy đặn, vng vắn, ngay ngắn, thẳng thắn...Vân xem trang trọng khác vờiKhuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nangTruyện Kiều –Nguyễn Du .17 Từ láy có vần “ấp” thường diễn tả hành động không ổn định, sự dao động khơng chắc.Ví dụ : Bập bùng, nhấp nháy, lấp ló, hấp tấp...  Các từ láy có vần “úc” thường diễn tả sự dao động khơng đứng n.Ví dụ : Trục trặc, phục phịch, nhúc nhích...  Các từ láy có vần“iêc ”có ý nghĩa phi cá thể kèm theo thái độ phủ định giá trịthực của sự vật, hiện tượng. Ví dụ : Gớm giếc, học hiếc, ghế ghiếc... Các từ láy tư như: Khấp kha khấp khểnh, lúng ta lúng túng, hấp ta hấp tấp...được tạo ra trên cơ sở của từ láy đôi: khấp khểnh, lúng túng, hấp tấp.Những kiểu láy thuộc kiểu láy này có hiệu quả ngữ nghĩa là nhấn mạnh lại một lần nữa các tính chất ngữ nghĩa mà từ láy đơi đã có. Các từ láy tư kiểu: bổi hổi bồi hồi, mờ mờ ảo ảo, nham nham nhở nhở, cảu nhảu càu nhàu. Thực ra là kiểu láy toàn bộ với từ láy gốc là từ có hai âm tiết,cho nên nó mang hiệu quả ngữ nghĩa của từ láy hồn tồn.

1.3.1.3. Nhóm từ láy âm cách điệu

Xem Thêm

Tài liệu liên quan

  • Từ láy trong thơ Hàn Mặc TửTừ láy trong thơ Hàn Mặc Tử
    • 49
    • 5,085
    • 10
Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(354.5 KB) - Từ láy trong thơ Hàn Mặc Tử-49 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Trục Trặc Có Phải Từ Láy Không