Nhu Cầu Dinh Dưỡng Của Cây Cao Su - Hội Nông Dân

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sơ đồ site
  • Đăng nhập hệ thống
Tìm kiếm tin tức
Giới thiệu Tin tức - Sự kiện Hoạt động Hội Sổ tay khoa học kỹ thuật Nông thôn mới Farm đẹp, Vườn đẹp Mô hình nông dân SXKD giỏi Giới thiệu sản phẩm nông nghiệp Chính sách pháp luật Đảng, Đoàn thể Thông tin thị trường Tư liệu lịch sử Hội ND tỉnh Góc thư giãn Danh bạ cơ quan Văn bản chuyên ngành Văn bản mớiXem tiếp Thư viện hình ảnhabc Ảnh trước Ảnh sau Video clipPhóng sự chuyện mục Nông dân Thừa Thiên Huế tháng 8/2024Các clip khácPhóng sự chuyện mục Nông dân Thừa Thiên Huế tháng 7/2024Phóng sự chuyện mục Nông dân Thừa Thiên Huế tháng 6/2024Phóng sự chuyện mục Nông dân Thừa Thiên Huế tháng 5/2024Phóng sự chuyện mục Nông dân Thừa Thiên Huế tháng 4/2024 Liên kết website Tỉnh ủy, UBND tỉnhSở, ban, ngànhSở Nội vụSở Tài chínhSở Thông tin Truyền thôngUBND huyện, thị xãHội Nông dân Việt NamHội Nông dân Việt Nam
Sổ tay khoa học kỹ thuậtKỹ thuật bón phân cho cao suNgày cập nhật 07/11/2010

Ở giai đoạn kiến thiết cơ bản (KTCB), cây cao su (CS) cần dinh dưỡng để phát triển rễ, thân, cành, lá. Trong điều kiện đầy đủ các chất dinh dưỡng, cây phát triển nhanh, rút ngắn thời gian KTCB.

Nhu cầu dinh dưỡng của cây cao su:

- Ở giai đoạn kinh doanh (KD), cây vừa tăng trưởng vừa sản xuất mủ, trái, hạt lại phải thay lá hàng năm. Khi được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cây sẽ có bộ tán tốt, tạo sự quang hợp cao giúp cây tăng trưởng nhanh, kháng được các loại sâu bệnh và cho sản lượng cao. Mặc dù dinh dưỡng cây lấy đi theo sản phẩm không nhiều, nhưng nhu cầu dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển khá cao. Để cho 3 tấn mủ/ha/năm, cây cao su đã hút đi 18,9 kg N, 3,8 kg P2O5, 12,9 kg K2O. Tuy nhiên khi dùng thuốc kích thích cũng với năng suất 3 tấn mủ lượng dinh dưỡng cây lấy đi theo năng suất mủ là 18,9 kg N, 8,7 kg P2O5, 15,5 kg K2O.

- Đạm là yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng, đóng vai trò tạo năng suất và chất lượng. Lân có vai trò quan trọng với cây cao su, tuy nhiên khả năng hút lân ở giai đoạn cây non yếu, được cải thiện khi cây trưởng thành. Kali có vai trò quan trọng tới sự sinh trưởng, phát triển và năng suất mủ của cao su.

- Ngoài các chất dinh dưỡng đa lượng, cây cao su hút nhiều chất trung lượng như: Canxi, magiê, lưu huỳnh và các chất vi lượng như: Mangan, sắt, bo, molypđen, kẽm, đồng.

Nguồn cung cấp dinh dưỡng của cây cao su: Đất trồng cao su là kho dự trữ các chất dinh dưỡng cho cây và là môi trường trung gian để đưa các chất dinh dưỡng vào cây. Chất dinh dưỡng trong đất thường ở 2 dạng, hữu cơ và vô cơ. Giúp cho nông dân thuận lợi trong khâu bón phân, Cty Phân bón Bình Điền xin giới thiệu các sản phẩm phân bón chuyên dùng cho cây cao su:

Lân vi lượng Đầu Trâu có tác dụng cung cấp chất hữu cơ và chất trung vi lượng cần thiết để kích thích hệ vi sinh vật trong đất sinh trưởng và phát triển. Phân NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu với hàm lượng đạm và lân cao, kali vừa đủ, giúp cho cao su KTCB phát triển nhanh, mạnh sớm chuyển sang giai đoạn KD. Đặc biệt, phân chuyên dùng Đầu Trâu cao su, có thành phần dinh dưỡng 20% N, 10% P2O5, 15% K2O; 0,75% CaO, 0,5% Mg và các chất trung vi lượng giúp cho cao su KD sinh trưởng và phát triển mạnh, chống đổ ngã, cho nhiều mủ, nâng cao năng suất, tăng lợi nhuận và tăng độ phì của đất.

Bón phân cho cao su:

Cao su KTCB: 300 - 500 kg NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu hoặc NPK 16-16-8-13S Đầu Trâu + 3 - 5 tấn Lân vi lượng Đầu Trâu/ha/năm.

Cao su KD: 500 - 800 kg Đầu Trâu cao su + 5 - 10 tấn Lân vi lượng Đầu Trâu/ha/năm. Tùy theo điều kiện sinh trưởng của cây, tình hình khai thác mủ, sau mỗi vụ thu hoạch để có sự điều chỉnh phân bón cho phù hợp. Lượng phân trên chia ra bón làm 2 - 3 lần vào đầu, giữa và cuối mùa mưa. Bón rải theo băng rộng 0,5 - 1,0 m giữa hai hàng cao su. Dọn sạch cỏ, lá cây, rạch hàng sâu 10 - 15 cm sau đó lấp đất hoặc xác lá lại cho kín phân.

Theo Tạp chí khoa học thời đại Gửi tin qua email In ấnCác tin khácĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT ƯƠNG NUÔI CÁ CHÌNH (12/03/2010)Kinh nghiệm chọn tôm giống tốt (12/03/2010)Kinh nghiệm loại bỏ tôm ”còi” trong ao nuôi tôm (02/03/2010)Kỹ thuật trồng rừng keo lai (02/03/2010)Giống và công tác giống dê (24/12/2009)Phòng bệnh cho cá sau lũ (07/09/2009)Gà mới nở nên cho tiếp xúc với thức ăn ngay (20/07/2009)QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG KHỔ QUA VỚI PHÂN SINH HỌC WEHG (16/07/2009)Kỹ thuật trồng lan hồ điệp (10/07/2009)Kỹ thuật trồng cây tỏi ta (theo hướng sản xuất rau an toàn (10/07/2009)« Trước12Sau »
Xem tin theo ngày
Hội Nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế Địa chỉ: 14 Đống Đa, thành phố Huế Điện thoại: 0234.3823076 - 0234.3936802 Trưởng ban biên tập: Ông Trần Văn Lập, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh Thiết kế và kỹ thuật: Trung tâm Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Giải pháp: FITC Thống kê truy cậpTruy cập tổng 6.418.426Truy cập hiện tại 104

Từ khóa » Dinh Dưỡng Cây Cao Su