NHU CẦU NƯỚC CỦA VẬT NUÔI: 7 YẾU TỐ CẦN XEM XÉT
Có thể bạn quan tâm
Giới thiệu
Nước được cho là chất dinh dưỡng thiết yếu có vai trò quyết định đến sự sống, sức khỏe và năng suất vật nuôi. Chăn nuôi vào mùa khô ở những vùng thiếu nước, do không có mưa, nhiệt độ và độ ẩm môi trường biến động, do đó việc cung cấp và quản trị nước cho vật nuôi có vai trò sống còn trong sản xuất vật nuôi làm thực phẩm.
Bài tóm tắt lược dịch trong tạp chí allaboutfeed.net do Salah Hamed Esmail biên soạn (2018) với tiêu đề “Water requirements of livestock: 7 factors to consider” viết về vai trò của nước, các yếu tố xác định lượng nước cần thiết và các yếu tố làm thay đổi nhu cầu nước uống ở vật nuôi. Các phần nội dung của bài tóm tắt được trình bày theo thứ tự dưới đây.
Vai trò của nước trong chăn nuôi
Nước là yếu tố chủ chốt trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng như carbohydrate, protein và chất béo. Nước cũng giúp loại ra chất thải của cơ thể sau khi tiêu hóa và giúp đào thải ra một số sản phẩm trao đổi chất độc hại như urê. Do đó, việc thiếu nước sẽ có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến sinh lý cơ thể hơn là thiếu các chất dinh dưỡng khác. Nước cũng là một yếu tố quan trọng trong việc tăng tốc độ sản xuất. Nó chiếm khoảng 80% tổng lượng sữa sản xuất. Trong kỳ mang thai, nước cấu thành tỷ lệ cao trong toàn bộ nhau thai và có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sự sẩy thai và các vấn đề sinh sản khác. Nước cũng giúp điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể thông qua nước bọt, mồ hôi, hơi thở và các phương tiện quan trọng khác được sử dụng bởi động vật để giảm gánh nặng nhiệt. Hơn nữa, về mặt quản lý sức khỏe và kiểm soát dịch bệnh, tốt nhất là pha thuốc vào nước uống hơn là trộn chúng với thức ăn. Điều này giúp đảm bảo cấp thuốc nhanh chóng và dễ dàng và cũng đảm bảo tiêu thụ đủ thuốc. Những vật nuôi bị bệnh thường có xu hướng ngừng ăn trong khi ở hầu hết các trường hợp chúng tiếp tục uống nước.
Điều gì để xác định bao nhiêu nước là cần thiết?
Nhu cầu nước thay đổi theo một số yếu tố, bao gồm:
- Loại động vật
Nhu cầu nước trung bình hàng ngày là khoảng 30 kg cho tất cả các loài trâu bò và khoảng 4 kg cho cừu và dê. Những khác biệt giữa các loài là do kích thước cơ thể khác nhau cũng như các yếu tố khác liên quan đến hoạt động trao đổi chất và mức sản xuất trong từng trường hợp. Cừu có khả năng sống sót tốt hơn bò trong môi trường có lượng nước ít hơn lượng hàng ngày nêu trên, do độ ẩm trong phân cừu thấp và sự hiện diện của các tuyến nước bọt lớn tiết ra lượng 15 kg nước bọt hàng ngày, lớn hơn lượng trâu bò tiết ra khi được đo trên cơ sở thể trọng.
Vùng đuôi ở cừu chứa một lượng lớn chất béo, có thành phần hóa học gồm các acid béo và glycerol. Chính glycerol là chất liệu carbohydrate mà nó cung cấp nước trao đổi của vật khi hydro có trong chất liệu này được kết hợp với oxy tuần hoàn trong máu. Vì thế, động vật có thể không cảm thấy khát ngay cả với lượng nước hạn chế từ các nguồn bên ngoài hoặc khi nguồn nước này bị cắt trong các thời kỳ giới hạn. Một số cừu có xu hướng thay đổi phương pháp gặm cỏ khi tiếp xúc với nhiệt độ cao như một cách khác để làm nhẹ bớt vấn đề khan hiếm nước uống cần thiết để giảm sự tải nhiệt, đặc biệt là trong trường hợp lượng độ ẩm thấp của thực vật đồng cỏ. Trong trường hợp này, cừu có xu hướng gặm cỏ theo hướng mặt trời và không thẳng đứng dọc theo hướng này, do đó giảm được gánh nặng nhiệt cho cừu, chỉ bằng 183 watt so với tải nhiệt 374 watt khi chăn thả thẳng đứng theo hướng ánh sáng mặt trời. Không có tham khảo nào về sự tồn tại của một cơ chế tự nhiên như vậy ở trâu bò. Chúng có thể kiểm soát sự tải nhiệt trong khi gặm cỏ chỉ khi nào mà chúng có những chỗ che chở hoặc đồ trang bị nhân tạo khác.
- Tuổi của động vật
Đối với cùng loại động vật, các nhu cầu về nước có thể thay đổi theo độ tuổi, chủ yếu là do tỷ lệ nước trong cơ thể của động vật này. Ví dụ, cơ thể của vật mới sinh chứa 75-80% nước, giảm dần xuống còn khoảng 50% theo tuổi do sự thay đổi trong quá trình trao đổi chất và sự tích lũy chất béo trong cơ thể, dĩ nhiên đi theo sau là tỷ lệ tiêu thụ nước thấp trong giai đoạn đó vì những lý do đã đề cập trước đó.
- Nhiệt độ môi trường
Trâu bò có xu hướng tăng lượng nước uống khi nhiệt độ tăng, với 27 °C là nhiệt độ nơi những thay đổi rõ rệt về lượng nước được ghi nhận (Hình 1). Điều này có thể được quy cho nhu cầu của động vật cần phải làm giảm nhiệt độ cơ thể và / hoặc giảm lượng ăn vào (khoảng 30% trở lên) khi bị stress nhiệt và động vật cần phải duy trì cảm giác làm đầy ruột bằng cách uống một lượng nước lớn hơn.
- Mức sản xuất
Nhu cầu nước hàng ngày tăng tùy theo mức độ sản xuất. Ví dụ, một con bò sữa sản xuất 10 kg sữa mỗi ngày cần lượng nước gấp đôi so với một con bò khác tạo ra 5 kg, giả sử rằng các yếu tố khác ảnh hưởng đến mức tiêu thụ nước vẫn không thay đổi.
- Độ ẩm của thức ăn
Lượng nước cần thiết mỗi ngày sẽ tăng lên nếu động vật được ăn khẩu phần chứa tỷ lệ độ ẩm thấp như cỏ khô hoặc rơm (10% độ ẩm) so với trạng thái cho ăn khẩu phần khác dựa chủ yếu vào thức ăn ủ chua, chứa khoảng 70% độ ẩm.
Với cùng loại thức ăn, mức ẩm có thể thay đổi theo từng thời điểm trong cùng một ngày. Ví dụ, người ta thấy rằng trong một số loại cây bụi đồng cỏ như cây Keo, mức ẩm khoảng 1% trong ngày, và sau đó tăng lên 30% sau 4 giờ hoàng hôn, sau đó đến 40% sau 8 giờ, mà nó ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu thụ nước trong những thời kỳ chăn thả khác nhau. Tỷ lệ độ ẩm trong nguyên liệu thức ăn cũng thay đổi theo phương pháp sản xuất nguyên liệu thức ăn. Ví dụ, nếu thức ăn hỗn hợp đậm đặc được sản xuất dưới dạng viên, lượng ẩm của chúng bị giảm do nhiệt độ cao trong quá trình sản xuất. Nói cách khác, điều này làm tăng tỷ lệ tiêu thụ nước so với thức ăn đậm đặc không qua chế biến. Sự khác biệt ở đây thể hiện rõ hơn ở bò thịt được nuôi để vỗ béo, trong đó tỷ lệ thức ăn đậm đặc chiếm khoảng 50% hoặc hơn trong tổng số thức ăn được tiêu thụ hàng ngày.
- Nguồn năng lượng của thức ăn
Nhu cầu nước uống hàng ngày thay đổi tùy theo nguồn năng lượng khác nhau trong thức ăn. Trong các khẩu phần có tinh bột cấu thành nguồn năng lượng thiết yếu, mức tiêu thụ nước tăng so với các khẩu phần có chất béo được bổ sung với lượng lớn để cung cấp năng lượng. Điều này chủ yếu là do sự khác biệt về lượng nước cơ thể được sản xuất trong mỗi trường hợp (0,56 g/g cho quá trình oxy hóa tinh bột so với 1,70 g/g cho quá trình oxy hóa chất béo trong cơ thể).
- Mức protein trong thức ăn
Lượng nước cần thiết cho vật nuôi tăng hàng ngày tùy thuộc vào sự gia tăng tỷ lệ protein trong thức ăn. Trong trường hợp này, vật nuôi cần thêm nước để thải nitơ dư thừa ra khỏi cơ thể qua nước tiểu dưới dạng urê hòa tan trong nước. Hiện tượng này rõ ràng hơn ở các loài thú, nhưng ở các loài khác như gia cầm (chim), sản phẩm chính của sự phân giải protein là acid uric, được thải ra khỏi cơ thể ở trạng thái rắn mà không cần thêm nước cho mục đích hòa tan. Nguồn protein trong khẩu phần cũng ảnh hưởng đến lượng nước mà động vật tiêu thụ hàng ngày. Điều chỉ cho thấy rằng có sự gia tăng tiêu thụ nước nếu phần thức ăn đậm đặc của khẩu phần có chứa đậu nành là nguồn protein chính do ảnh hưởng của nó đến sự làm mềm của phân động vật. Việc bổ sung bột cá vào các thức ăn đậm đặc cũng dẫn đến tăng tiêu thụ nước vì nó chứa một lượng lớn muối natri. Trong trường hợp này, vật nuôi sẽ cần thêm một lượng nước để hòa tan muối và vì thế sẽ làm giảm cơn khát của nó.
PGS Bùi Xuân Mến, Trung tâm RD Vemedim, lược dịch tóm tắt.
Tài liệu tham khảo
Esmail SH (2018) Water requirements of livestock: 7 factors to consider.
https://www.allaboutfeed.net/Compound-Feed/Articles/2018/6/Water-requirements-livestock-7-factors-to-consider-300895E/?cmpid=NLC|allaboutfeed_focus|2019-01-22|Water_requirements_of_livestock:_7_factors_to_consider
Từ khóa » Thức ăn Vật Nuôi Có Những Thành Phần Dinh Dưỡng Nào Vai Trò Của Thức ăn đối Với Cơ Thể Vật Nuôi
-
II. Vai Trò Của Các Chất Dinh Dưỡng Trong Thức ăn Với Vật Nuôi
-
Thức ăn Của Vật Nuôi Có Những Thành Phần Dinh Dưỡng Nào?
-
Thức ăn Vật Nuôi Có Những Thành Phần Dinh Dưỡng Nào ?
-
Thức ăn Vật Nuôi Là Gì? Vai Trò Của Thức ăn Với Vật Nuôi - GiaiNgo
-
Câu 2 Trang 101 SGK Công Nghệ 7
-
Vai Trò Của Thức ăn đối Với Vật Nuôi Là Gì - TopLoigiai
-
Thức ăn Vật Nuôi Là Gì Nêu Vai Trò Của Chất Dinh Dưỡng Trong Thức ăn ...
-
Thức ăn Vật Nuôi Là Gì? Vai Trò Và Có Nguồn Gốc Từ đâu? Cách ...
-
Vai Trò Của Các Chất Dinh Dưỡng Trong Thức ăn đối Với Vật Nuôi Là Gì
-
1. Em Hãy Cho Biết Nguồn Gốc Của Thức ăn Vật Nuôi? 2 ... - MTrend
-
Thức ăn Vật Nuôi Có Những Thành Phần Dinh Dưỡng Nào? - Hoc24
-
Vai Trò Của Các Chất Dinh Dưỡng Trong Thức ăn đối Với Vật Nuôi. 3 ...
-
Vai Trò Của Các Chất Dinh Dưỡng Trong Thức ăn Vật Nuôi? - Selfomy
-
Vai Trò Của Chất Xơ Với Cơ Thể | Vinmec