Như Thế Nào Là Một Bài Thuyết Trình Tốt
Có thể bạn quan tâm
Bạn muốn nâng cao kỹ năng thuyết trình của bạn. Bạn muốn kỹ năng nói trước đám đông của bạn đạt hiệu quả cao trong thuyết trình nhóm, các hội thảo ….nâng cao kỹ năng thuyết trình trước đám đông. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này.
Nội dung chính Show- 1 Kỹ năng thuyết trình là gì?
- 2. Vì sao ta lại phải nâng cao kỹ năng thuyết trình?
- 3. Xây dựng một bài thuyết trình thành công cần những gì ?
- 4. 4 nguyên tắc thuyết trình hiệu quả bạn cần ghi nhớ
- 4.1. Hiểu mục đích của buổi thuyết trình
- 4.2. Chuẩn bị trước.
- 4.3. Truyền tải ngắn gọn súc tích.
- 4.4. Trình bày nội dung sinh động.
- 1. Thuyết trình là gì?
- 2. Vai trò của thuyết trình
- Trong công việc
- Trong học tập
- Trong gia đình
- 3. Đặc điểm của thuyết trình
- Phù hợp với đối tượng
- Xác định mục tiêu rõ ràng
- Cấu trúc bài thuyết trình rõ ràng, mạch lạc
- Kết hợp sử dụng ngôn ngữ cơ thể
- 4. Các bước xây dựng một bài thuyết trình hiệu quả
- Bước 1: Hiểu về bài thuyết trình của bạn
- Bước 2: Thực hiện nghiên cứu những nội dung cần có trong bài thuyết trình
- Bước 3: Thiết kế bài thuyết trình
- Bước 4: Thực hành nhiều lần
- 5. Những điều cần tránh khi thuyết trình
1 Kỹ năng thuyết trình là gì?
Thuyết trình là quá trình truyền đạt thông tin nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể: hiểu, tạo dựng quan hệ và thực hiện.
Cấu trúc của 1 bài thuyết trình chuyên nghiệp
2. Vì sao ta lại phải nâng cao kỹ năng thuyết trình?
Ngày nay, thuyết trình là một kỹ năng sống không thể thiếu, dù bạn làm việc trong công ty lớn hay nhỏ. Đặc biệt, khi làm việc ở các công ty nước ngoài, chuyện diễn thuyết bằng ngoại ngữ là điều hiển nhiên. Do đó, bạn cần chế ngự được nỗi sợ hãi này nếu không muốn cơ hội thăng tiến của mình bị cản trở.
3. Xây dựng một bài thuyết trình thành công cần những gì ?
Xây dựng một bài thuyết trình gồm 3 bước: Phân tích, Cấu trúc, Thực hiện.
Bước 1. Phân tích
- Thứ nhất, bạn cần xác định mục tiêu của việc thuyết trình, ví dụ cái bạn muốn người nghe hiểu là gì, quan hệ bạn muốn tạo dựng là gì, với ai và cái bạn muốn người nghe thực hiện.
- Thứ hai, bạn cần phân tích người nghe bằng cách hãy suy nghĩ về chủ đề thuyết trình trước đám đông dưới góc độ của người nghe, tập trung vào kiến thức của họ về vấn đề bạn thuyết trình đến đâu, ngôn ngữ sử dụng như thế nào, mối quan tâm của họ là gì, những định kiến, tâm trạng, quan hệ của người nghe…
- Thứ ba, là lúc bạn thực hiện phân tích các ý tưởng và xây dựng mạch ý tưởng.
Hãy đưa ra cho mình những công việc mục đích rõ ràng: Chuẩn bị nội dung – thông tin cho bài thuyết trình, Tìm hiểu về khán giả – văn hóa của họ, Tìm kiếm chủ đề, Xây dựng mục tiêu – Xác định mục đích rõ ràng
Bước 2. Cấu trúc của 1 bài thuyết trình
Nhìn chung, một bài thuyết trình thường được chia làm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết thúc. Tại sao vậy? Cấu trúc bài thuyết trình này mang lại cho người nghe cảm giác có sự phân tích, luận cứ, có cảm giác của sự chuyển động tiến lên phía trước và lý do thứ ba là dễ nhớ.
Một bài thuyết trình tốt nếu đạt được các mục tiêu cơ bản sau đây:
- Không làm mất thời gian của người nghe
- Hiểu người nghe là ai và tại sao họ tới đây
- Cấu trúc tốt bài thuyết trình
- Thực hiện bài thuyết trình lôi cuốn và hấp dẫn
- Nhấn mạnh những điểm quan trọng trong thông điệp của bạn
- Tạo lập được mối quan hệ thân thiện với người nghe
Bước 3. Thực Hiện
Và để không nằm trong số những người thất bại, bạn cần nhớ những nguyên tắc thuyết trình hiệu quả sau đây.
+ Hiểu mục đích của buổi thuyết trình.
+ Hãy chuẩn bị cho việc nói trước ở nhà.
+ Thông điệp truyền tải ngắn gọn, súc tích, biểu cảm.
+ Trình bày nội dung sinh động, cuốn hút.
4. 4 nguyên tắc thuyết trình hiệu quả bạn cần ghi nhớ
4.1. Hiểu mục đích của buổi thuyết trình
Trước khi bạn bắt đầu chuẩn bị một bài thuyết trình bạn cần, hiểu rõ điều mình muốn nói, ai là người sẽ nghe bài thuyết trình của bạn, lí do họ nghe bài thuyết trình của bạn. Để biết được những điều đó bạn cần trả lời các câu hỏi: Ai? Cái gì? Như thế nào? Khi nào? Ở đâu? Tại sao?
Ai? Bạn sẽ thuyết trình cho ai nghe, họ có sở thích gì, họ thuộc đối tượng nào, trình độ của họ như thế nào? Trả lời được câu hỏi này sẽ giúp bạn xây dựng nội dung phù hợp cho bài thuyết trình của mình.
Ví dụ:
+ Đối tượng là các nhà khoa học: Nội dung chi tiết thuyết phục, lập luận logic.
+ Đối tượng là học sinh mẫu giáo, tiểu học: Nội dung sinh động, nhiều hình ảnh, dí dỏm.
Cái gì? Sau khi xác định được đối tượng, bạn sẽ phải trả lời câu hỏi bạn thuyết trình về cái gì? Bạn không thể thuyết trình trước đám đông một vấn đề mà không ai quan tâm đến nó cả.
Như thế nào? Đây là một câu hỏi khá là quan trọng, sự thành công của buổi thuyết trình phụ thuộc rất nhiều vào câu hỏi này. Bạn sẽ truyền tải thông điệp đó đến người nghe như thế nào là tốt nhất. Sử dụng Power point,Video, hình ảnh hay kể cả những mẩu đối thoại và ngôn ngữ hình thể của bạn.
Khi nào? Thời gian rất quan trọng, chọn một thời điểm phù hợp sẽ nâng cao hiệu quả của bài thuyết trình. Hãy chú ý đến thời gian, đừng để người nghe mệt mỏi vì bài thuyết trình quá dài của bạn.
Ở đâu? Bạn nên đến xem nơi mà mình sẽ thuyết trình trước, chuẩn bị một số thứ cho tốt như âm thanh, máy chiếu…Hãy tưởng tượng bạn đang đứng ở đó và chọn cho mình một vị trí thích hợp.
Tại sao? Tại sao họ phải nghe bài thuyết trình của bạn, họ được cái gì khi nghe bạn nói?
4.2. Chuẩn bị trước.
Bạn đã hiểu mọi thứ, chuẩn bị xong xuôi mọi thứ từ Power point cho đến các hình ảnh, video minh họa khác. Nhưng chưa chắc bạn khi đứng trước đám đông bạn sẽ nói tốt. Trước buổi diễn thuyết, bạn nên đứng trước gương, tập nói, tập thuyết trình thử xem. Nó sẽ giúp bạn tự tin hơn và bớt run hơn rất nhiều
4.3. Truyền tải ngắn gọn súc tích.
Họ đi nghe bạn thuyết trình chứ không phải đi nghe bạn kể một câu truyện, hãy nói làm sao cho họ tiếp nhận được thông tin càng nhiều càng tốt thay vì kể một câu truyện dài lê thê.
4.4. Trình bày nội dung sinh động.
Hãy dùng mọi thứ bạn có thể để làm cho bài thuyết trình của mình nên sinh động hơn.
+ Sử dụng ví dụ để giải thích quan điểm của bạn.
+ Sử dụng ngôn ngữ hình thể ( cử chỉ tay, ánh mắt, nụ cười…)
+ Lên xuống giọng hợp lí, để tránh nhàm chán và ru ngủ khán giả.
+ Sử dụng biểu đồ, clip, hình ảnh.
“Kỹ năng thuyết trình cũng như các kĩ năng khác trong giao tiếp, làm thế nào để cuốn hút người nghe, làm thế nào để truyền đặt được nhiều nội dung đến người nghe đó là cả một nghệ thuật.” Để nâng cao kỹ năng thuyết trình cũng như học cách giao tiếp thông minh, hãy theo dõi các bài viết tại chuyên mục Kỹ năng sống của kenhtuyensinh hàng ngày. Chúc các bạn thành công!
> Những mẹo nhỏ để bạn luôn thành công trong bài thuyết trình
> Trước buổi thuyết trình bạn cần chuẩn bị những gì?
Theo Dao Nguyen - Kênh tuyển sinh
TAGS: bài thuyết trình thành công nói trước đám đông bí quyết thuyết trình hiệu quả cấu trúc bài thuyết trình kỹ năng trình bày nghệ thuật giao tiếp kỹ năng thuyết trình
Thuyết trình là một trong những kỹ năng mềm cần thiết đối với tất cả mọi người. Vậy, thuyết trình là gì? Vai trò của thuyết trình ra sao? Đặc điểm của bài thuyết trình như thế nào? Các bạn hãy cùng UNICA tham khảo bài viết dưới đây nhé thông qua khoá học kỹ năng thuyết trình của chúng tôi nhé..
1. Thuyết trình là gì?
Thuyết là nói, trình là trình bày. Thuyết trình là trình bày về một chủ đề cụ thể nào đó trước nhiều người. Quá trình này nhằm mục đích truyền đạt thông tin, nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể nào đó.
Thuyết trình là sự truyền đạt thông tin đến người nghe
>> Xem thêm: 10 Cách mở đầu bài thuyết trình ấn tượng, sáng tạo
2. Vai trò của thuyết trình
Trong công việc
Trong công việc, thuyết trình đóng vai trò quan trọng và không thể bỏ qua trong mỗi cuộc họp, cuộc trò chuyện với khách hàng. Nếu bạn có một kỹ năng thuyết trình tốt đồng nghĩa với việc công việc của bạn sẽ được thuận lợi và suôn sẻ, cơ hội thăng tiến cao. Ngược lại, nếu bạn không có kỹ năng thuyết trình hoặc rụt rè khi xuất hiện trước đám đông thì cho dù trình độ của bạn giỏi nhưng bạn không có kỹ năng mềm thì cũng rất khó có thể đạt được thành công.
Trong trường hợp hội thảo đứng trước thuyết trình khách hàng: nếu bạn có kỹ năng thuyết trình tốt thì người nghe sẽ dễ bị thuyết phục mua hàng hơn đồng thời luôn tiếp thu những ý kiến từ những phản hồi của khách hàng với sản phẩm mà bạn cung cấp. Ngược lại nếu bạn có kỹ năng thuyết trình không tốt thì người nghe sẽ không hiểu cũng như không muốn nghe bạn thuyết trình.
Khi bạn làm tốt bài thuyết trình là bạn đã thể hiện được giá trị bản thân mình với mọi người cũng như là cơ hội để bạn phát triển và thăng tiến cao hơn trong sự nghiệp của mình. Năng lực của bạn trong mắt đồng nghiệp, lãnh đạo cũng được đánh giá ca hơn.
Trong học tập
Trong học tập, thuyết trình là một kỹ năng bắt buộc với sinh viên trong hầu hết các môn học. Đồng thời, thuyết trình cũng là cơ hội để sinh viên rèn luyện và trau dồi khả năng trình bày trước đám đông của mình, sẽ là một hành trang cần thiết sau khi ra trường.
Trong gia đình
Trong những buổi họp mặt gia đình ông bà, cha mẹ sẽ luôn giảng giải, trình bày vấn đề cho con cháu hiểu những điều hay lẽ phải, cách sống sao cho tốt đẹp và thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã từng giúp đỡ mình trong lúc khó khăn.
3. Đặc điểm của thuyết trình
Để trở thành một nhà thuyết trình tốt, trước hết bạn phải hiểu sâu, hiểu rõ về một vấn đề nào đó thì mới có thể tạo nên một buổi thuyết trình ấn tượng và thành công. Dưới đây là một vài đặc điểm của thuyết trình.
Phù hợp với đối tượng
Một bài thuyết trình muốn được đánh giá tốt trước hết phải bạn phải xác định được nội dung bạn muốn nói hướng đến đối tượng cụ thể nào đó. Như vậy, ngoài việc bạn phải có kiến thức sâu về chủ đề định chia sẻ, bạn cũng phải suy nghĩ và lựa chọn một chủ đề phù hợp với đối tượng mà bạn muốn nói đến.
Xác định mục tiêu rõ ràng
Mục tiêu và nội dung trong buổi thuyết trình là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Do đó, bạn cần phải xác định rõ mục tiêu mà bạn muốn hướng đến. Bạn muốn đạt được gì sau khi buổi chia sẻ kết thúc. Chẳng hạn bạn muốn người nghe hiểu về chủ đề bạn chia sẻ. Bạn muốn định hướng người nghe làm theo bạn hay đơn giản chỉ là bạn muốn nói lên ý kiến của bạn.
Cần xác định rõ ràng mục tiêu cần hướng đến của bài thuyết trình
Cấu trúc bài thuyết trình rõ ràng, mạch lạc
Để bài thuyết trình được người nghe đón nhận bằng một tình cảm chân thực nhất, bắt buộc bạn phải xây dựng nội dung cụ thể, rõ ràng. Nên sắp xếp các ý chính - phụ và phân bổ thời gian thuyết trình hợp lý, tránh trường hợp chưa nói đã hết giờ hay không biết nói gì và không biết bắt đầu từ đâu. Vì vậy, bạn nên xác định cấu trúc bài thuyết trình một cách logic và nhất quán để không bị nhầm nội dung hay thiếu ý cần triển khai.
Kết hợp sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Để tạo ra sức ảnh hưởng thì đặc điểm lớn nhất tạo ra bài thuyết trình hiệu quả là bạn nên kết hợp sử dụng ngôn ngữ, hành động sao cho phù hợp như: Cường độ nói, tốc độ nói, cử chỉ, hành động, ánh mắt. Để tạo thành yếu tố quyết định bài thuyết trình của bạn có lay động được trái tim người nghe hay không.
4. Các bước xây dựng một bài thuyết trình hiệu quả
Bước 1: Hiểu về bài thuyết trình của bạn
Trước khi bạn bắt đầu suy nghĩ về những gì sẽ nói trong bài thuyết trình của mình, hãy đảm bảo rằng bạn biết chính xác những gì bạn được yêu cầu cung cấp. Bạn sẽ cần biết định dạng bản trình bày của mình (nên là bản trình bày PowerPoint, hay bạn cần bản in phát cho khán giả?), Bao nhiêu người bạn sẽ trình bày, bản trình bày sẽ kéo dài trong bao lâu và những câu hỏi mà nó phải trả lời hoặc chủ đề nó cần giải quyết.
Bạn cần xác định được mục đích của bài thuyết trình của mình, những giá trị mà bạn mang lại cho người nghe là những gì?
Bước 2: Thực hiện nghiên cứu những nội dung cần có trong bài thuyết trình
Những bài thuyết trình hay nhất được cung cấp bởi những người thực sự hiểu biết về họ. Bài thuyết trình của bạn có tập trung vào một chủ đề có trong tin tức hoặc liên quan đến các vấn đề thời sự không? Đọc những phát triển gần đây để đảm bảo rằng bất kỳ câu hỏi nào không khiến bạn mất cảnh giác. Nếu bạn đang thuyết trình như một phần của cuộc phỏng vấn, hãy nghiên cứu kỹ về công ty bằng cách xem kỹ trang web và phương tiện truyền thông xã hội của họ.
Bạn có đang trình bày về một chủ đề chính trị hoặc lịch sử có bối cảnh lớn hơn không? Sẽ rất có lợi nếu đảm bảo rằng bạn hiểu bối cảnh này, vì bạn có thể được yêu cầu trình bày chi tiết hơn hoặc thảo luận về điều gì đó chi tiết hơn.
Nếu chủ đề thuyết trình của bạn dựa trên nghiên cứu, chẳng hạn trong một lĩnh vực khoa học, thì hãy dành chút thời gian để đọc ý kiến của các nhà nghiên cứu hoặc nhà lý thuyết khác. Điều này không chỉ giúp bạn có một cái nhìn toàn diện, mà còn có nghĩa là bạn có thể chứng tỏ khả năng của mình trong việc đưa ra các quan điểm khác nhau và suy nghĩ chín chắn về một chủ đề.
Thực hành nghiên cứu trước khi bước vào buổi thuyết trình chính thức
Bước 3: Thiết kế bài thuyết trình
Khi nói đến cấu trúc, tất cả các bài thuyết trình nên bao gồm một slide ở đầu giới thiệu bài thuyết trình, với slide tiếp theo giải thích những gì mọi người có thể mong đợi học được trong quá trình thuyết trình. Trang trình bày kết thúc nên cảm ơn mọi người đã lắng nghe và hỏi họ có bất kỳ câu hỏi nào không.
Nếu có thể, hãy làm theo quy tắc một trang trình bày mỗi phút. Nếu bạn cần thêm thời gian, hãy dành một trang chiếu cho mỗi chủ đề, vì việc chuyển sang một trang chiếu mới cho khán giả biết rằng cuộc thảo luận đang chuyển sang một điều gì đó mới.
>> Xem thêm: 11 Cách thuyết trình thu hút khán giả từ những giây đầu tiên
Bước 4: Thực hành nhiều lần
Nghe có vẻ hiển nhiên nhưng thực hành bài thuyết trình của bạn liên tục trong một vài lần sẽ giúp bạn xác định được bất kỳ vấn đề nào có thể xảy đến khi khi bạn bắt đầu bài thuyết trình chính thức của mình. Nếu bài thuyết trình của bạn chỉ kéo dài tối đa 10 phút, bạn sẽ không biết liệu nó có vượt quá giới hạn thời gian đó hay không trừ khi bạn luyện tập nó mỗi ngày.
5. Những điều cần tránh khi thuyết trình
+ Tránh ăn mặc luộm thuộm, nhếch nhác. + Không tập dượt trước khi thuyết trình. + Đứng yên như pho tượng. + Lạm dụng slide. + Nói dài dòng.
+ Kết thúc bài thuyết trình một cách nhạt nhẽo, không đọng lại được nội dung trong người nghe.
Như vậy, qua bài viết này, các bạn đã tìm ra lời giải đáp về những vấn đề liên quan đến học thuyết trình rồi đúng không? Hy vọng với những chia sẻ bổ ích này sẽ là hành trang vững chắc cho các bạn xây dựng một bài thuyết trình hoàn hảo.
Chúc bạn thành công!
Tags: Thuyết trìnhTừ khóa » Thuyết Trình Như Thế Nào
-
Thuyết Trình Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Kỹ Năng Thuyết Trình Trong ...
-
Thuyết Trình Là Gì? Phân Tích Yêu Cầu Của Kĩ Năng Thuyết Trình?
-
Kỹ Năng Thuyết Trình Và Những điều Bạn Cần Biết - Trịnh Đức Dương
-
Các Bước Xây Dựng Một Bài Thuyết Trình Thành Công - Kênh Tuyển Sinh
-
Thuyết Trình Là Gì? Các Bước Thuyết Trình? Lợi ích Của Thuyết Trình?
-
Thuyết Trình – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thuyết Trình Là Gì? Những điều Bạn Cần Biết Về Thuyết Trình - Unica
-
Khái Niệm Thuyết Trình Là Gì? Những điều Phải Tránh Khi Thuyết Trình
-
Cách để Thuyết Trình Trên Lớp - WikiHow
-
[PDF] KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH - Đại Học Văn Hiến
-
[PDF] BÀI 3: KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH (Phần I) - Topica
-
Kỹ Năng Thuyết Trình Là Gì? Bí Quyết Giúp Bạn Tự Tin ... - Glints
-
Kỹ Năng Thuyết Trình Là Gì? Các Kỹ Năng để Giúp Bạn ... - Kết Nối Việc
-
15 Cách Mở đầu Bài Thuyết Trình ấn Tượng Mạnh Mẽ Nhất - VNCMD