Nhựa Plastic Là Gì? Có Độc Không? Phân Loại Và Ứng Dụng
Có thể bạn quan tâm
Trong cuộc sống hàng ngày, các sản phẩm từ nhựa rất quen thuộc với chúng ta. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc nhựa plastic là gì không? Liệu chúng có độc không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhựa plastic.
Tóm tắt nội dung
Nhựa plastic là gì? Có nguồn gốc từ đâu?
Nhựa plastic hay còn gọi là nhựa dẻo, là một polymer tổng hợp hoặc bán tổng hợp, dễ đúc, dễ tạo hình, có tính dẻo và áp suất cao. Nhựa có nhiều màu sắc khác nhau và chúng được sử dụng để chế tạo nhiều vật liệu để phục vụ cho cuộc sống con người.
Ban đầu nhựa plastic có tên là Parkesine, tên của người sáng tạo ra nó – Alexander Parkers (1862). Ông đã chế tạo nhựa từ 2 thành phần phenol và formaldehyde. Từ đó đến nay, nhiều nhà sáng chế, sản xuất dựa trên nền tảng đó, đã cho ra đời các sản phẩm nhựa plastic.
Hiện nay, các sản phẩm đồ nhựa plastic được sử dụng rộng rãi như: bao bì, ống hút, đồ dùng nội thất, y tế… Tuy nhiên, loại nhựa này cũng đem lại nhiều mối lo ngại của nhiều quốc gia. Nguyên nhân là bởi tốc độ phân hủy của chúng quá chậm, tạo ra nguồn rác thải lớn gây ô nhiễm môi trường.
Phân loại nhựa plastic
Nhựa plastic được chia thành 2 loại chính đó là nhựa nguyên sinh và nhựa tái sinh. Mỗi loại sẽ có những đặc tính và ứng dụng khác nhau.
Nhựa nguyên sinh
Nhựa plastic nguyên sinh được sản xuất từ dầu mỏ, vì chưa qua sử dụng nên sẽ có độ tinh khiết cao. Nó thường được dùng để sản xuất các đồ dùng trong y tế như ống tiêm, dược phẩm rất an toàn bởi chúng không pha thêm chất phụ gia. Ngoài ra, nó còn được ứng dụng thành nhựa ép plastic các loại giấy tờ tùy thân.
Nhựa nguyên sinh đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng mà giá thành cũng rất hợp lý, không quá đắt.
Nhựa tái sinh
Nhựa tái sinh là loại nhựa được sản xuất bằng cách tái chế từ nhựa nguyên sinh hoặc chính từ nhựa plastic. Vì thế mà nhựa tái sinh không có độ tinh khiết và có giá thành sẽ rẻ hơn nhựa nguyên sinh.
Ngày nay, người ta thường sử dụng loại nhựa này để sản xuất các loại giấy tờ tùy thân. Các loại giấy tờ này có thể ép thành các cạnh bằng nhựa dày, chống nước mưa và độ ẩm rất tốt.
- Xem thêm: Nhựa Nguyên Sinh Và Nhựa Tái Sinh Nên Chọn Loại Nào?
Nhựa plastic có độc không?
Vậy nhựa plastic có độc không? Mức độ an toàn và độc hại của mỗi loại nhựa sẽ được in trên bao bì sản phẩm. Thông thường, chúng được ký hiệu bằng chữ hoặc số nằm giữa hình tam giác có các mũi tên. Sau đây là 7 ký hiệu nhựa mà bạn nên biết về mức độ an toàn và độc hại.
Số 1 – Nhựa PET hay nhựa PETE
Nhựa PET tên đầy đủ là polyethylene terephthalate, đây là loại nhựa được sử dụng rất phổ biến, như: bao bì đóng gói, chai nước ngọt, bia…
Các sản phẩm có ký hiệu PET thì chỉ sử dụng được 1 lần duy nhất. Nếu dùng đi dùng lại nhiều lần có thể sẽ làm tăng nguy cơ hòa tan các kim loại nặng và hóa chất cấu tạo nên chúng.
Vì thế, đối với những sản phẩm làm từ nhựa PET thì bạn chỉ nên sử dụng 1 lần rồi bỏ đi.
Số 2 – Nhựa HDP hay HDPE
HDP (viết tắt của High density polyethylene, tức là nhựa nhiệt dẻo mật độ cao) thường được sử dụng để làm bình đựng gia vị, đựng sữa, túi nhựa hoặc chất tẩy rửa. Đây là loại nhựa an toàn nhất trong các loại nhựa bởi nó không tạo ra những chất độc hại.
- Xem thêm: Đặc Tính Và Ứng Dụng Nhựa HDPE
Số 3 – PVC hay 3V
Đây là một loại nhựa mềm và dẻo, được sử dụng để sản xuất chai đựng dầu ăn, đồ chơi, bao bì thực phẩm… Nhựa PVC khá phổ biến nhưng chứa 2 loại chất có khả năng sinh ra chất độc hại khi ở nhiệt độ cao.
Khuyên bạn sử dụng nhựa PVC đựng đồ ăn, đồ uống dưới 81 độC.
Số 4 – LDPE
Nhựa LDPE là loại nhựa dẻo mật độ thấp, được sử dụng để làm hộp mì, hộp đựng thức ăn đông lạnh, vỏ bánh, túi đựng hàng. LDPE có khả năng giải phóng chất độc ở nhiệt độ cao nên bạn không thể để trong môi trường có nhiệt độ cao được.
Số 5 – PP
Nhựa PP (Polypropylene) là loại nhựa màu trắng và gần như trong suốt. Chúng có tính chất nhẹ, độ bền cao và chịu được nhiệt độ cao trên 100 độC. Nhựa PP có khả năng chống ẩm tốt và có thể tái sử dụng.
- Xem thêm: Nhựa PP Có An Toàn Không? Ứng Dụng Như Thế Nào
Số 6 – PS
PS tên đầy đủ là Polystyrene có giá thành rẻ, được sản xuất để làm hộp đựng thức ăn nhanh, cốc uống nước, dao đĩa thìa. Dù nhựa PS có khả năng chịu nhiệt nhưng bạn không nên bỏ vào lò vi sóng vì chúng có thể giải phóng chất độc hại.
Ngoài ra, nhựa PS có chất kiềm mạnh nên không khuyên dùng đựng thực phẩm trong thời gian dài.
Số 7 – PC hoặc không có ký hiệu
Đây là loại nhựa nguy hiểm nhất, có khả năng sinh ra chất gây ung thư, vô sinh BPA. Chính vì thế, nhựa PC chỉ nên dùng trong công nghiệp để sản xuất vỏ điện thoại, máy tính…
Ứng dụng của nhựa Plastic trong đời sống
Nhựa plastic được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực khác nhau như y tế, nội thất, dân dụng, công nghiệp. Cụ thể như sau:
- Nhựa PE: Thiết kế may mặc, làm túi xách, bao bì sản phẩm, chai lọ, thùng đựng chất lỏng…
- Nhựa PP: Có độ bền cao, và chịu được nhiệt độ cao nên được ứng dụng làm bao bì sản phẩm
- Nhựa PS: Tạo màu cho các loại hộp và thùng xốp
- Nhựa PVC: Ứng dụng trong ngành nội thất, làm dây cáp điện, ống thoát nước, áo mưa, ủng, màng nhựa gia dụng. Chúng còn được dùng để làm màng co bao bọc thực phẩm bảo quản trong thời gian ngắn như rau củ quả, thịt cá sống…
Để sử dụng các sản phẩm từ nhựa plastic an toàn, không độc hại, bạn nên chọn mua tại những đơn vị uy tín, chuyên cung cấp các sản phẩm từ nhựa lâu năm trên thị trường, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn kích thước thùng rác phù hợp dùng trong nhà và khu công cộng.
Từ khóa » Các Loại Plastic
-
Nhựa Plastic Là Gì? Phân Loại Và ứng Dụng Của ... - Bao Bì Đức Phát
-
Bảng Phân Tích Các Loại Nhựa Cơ Bản Hiện Nay - Plastic IDO
-
Nhựa Là Gì, Plastic Là Gì ? Thành Phần Và Nguồn Gốc Của Nhựa
-
Plastic Là Gì? Phân Loại & ứng Dụng Của Nhựa Plastic Trong Thực Tế
-
Plastic Là Gì? Nhựa Plastic Có độc Không? Ứng Dụng được Gì?
-
Nhựa Plastic Là Gì? Ứng Dụng Của Nhựa Plastic Trong đời Sống
-
Nhựa - Lịch Sử Và Tổng Quan - Professional Plastics
-
Bao Bì Plastic Là Gì?
-
Nhựa Plastic Là Gì? Phân Loại Nhựa Tái Sinh Và Nguyên Sinh
-
Thông Tin Các Loại Nhựa Nguyên Sinh Phổ Biến Cần Biết! - Đại Á
-
PHÂN BIỆT CÁC LOẠI NHƯA SỬ DỤNG... - RANG DONG PLASTIC ...
-
Cách Phân Biệt Nhựa PE, PP, PVC, PP, PET
-
Nhựa Plastic Là Gì?