Nhựa PVC Là Gì? Tính Chất Và Ứng Dụng [Nổi Bật] Của PVC
Có thể bạn quan tâm
Nhựa PVC là gì
Nhựa PVC là nguyên liệu quen thuộc, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Trong đó có thể kể tới các ngành công nghiệp sản xuất. Đặc biệt nguyên liệu này được dùng trong sản xuất các vật liệu thay thế nhằm giảm áp lực về giá thành cũng như sự khan hiếm về nguyên liệu gốc.
Tên đầy đủ của nguyên liệu này là Polyvinyl Clorua. Đây là nguyên liệu được ra đời sớm nhất trong lịch sử của ngành nhựa và nó thuộc dòng nhựa nguyên sinh. Chúng được ra đời nhờ quá trình tổng hợp nhân tạo VinylClorua sau khi trải qua quá trình phơi dưới ánh nắng mặt trời. Ngoài ra đây là loại nhựa có năng suất cao thứ ba sau Polyetylen và Polypropylen.
Nguyên liệu được tồn tại ở nhiều dạng khác nhau. Tùy theo mục đích sử dụng và sản xuất chúng được bổ sung thêm các chất phụ gia khác. Không bất ngờ khi các sản phẩm làm từ chất liệu này đều đạt độ bền bỉ vượt trội. Nguồn nguyên liệu có thể dễ dàng tái chế nên thân thiện với môi trường và có thể sử dụng một cách bền vững.
Nguồn gốc ra đời của nhựa PVC
Theo nghiên cứu thì nhựa PVC được phát hiện từ những năm 1835 do nhà khoa học người Pháp Henri Victor Regnault tìm ra đầu tiên. Khi ông làm thí nghiệm phơi ống nghiệm chứa dung dịch Vinylclorua dưới ánh nắng mặt trời thì tạo ra dạng bột có màu trắng. Tuy nhiên vẫn chưa ai biết về đặc điểm hóa học của nó vì vậy thời điểm đó chưa thể xác định được PVC
Sau đó cho đến những năm 1912 thì nhựa PVC mới chính thức được công bố và nghiên cứu đầy đủ hơn do hai nhà khoa học người Đức Fritz Klatte và người Nga Iwan Ostromislensky và lan rộng ra thế giới. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, sản xuất nhựa PVC chưa được quan tâm nhiều do tính kém ổn định, khó gia công cùng với đó trình độ kĩ thuật còn thấp, thiếu thốn và lạc hậu.
Đến năm 1926 với một phát minh mang tính đột phá của tiến sĩ Waldo Semon khi tìm ra phương pháp dẻo hóa nhựa PVC, có thể khắc phục được nhược điểm khi gia công nhựa PVC mà trước đây chưa thể làm được. Sau đó, các nghiên cứu nhằm tạo ra chất ổn định cho nhựa PVC được ra đời, và đến năm 1937 khi đã khắc phục được các nhược điểm từ những lần sáng chế trước đó thì nhựa PVC đã được sản xuất rộng rãi ở quy mô lớn tại Mỹ và Đức.
Như vậy, sau khi Mỹ và Đức ứng dụng sản xuất quy mô lớn thì mô hình sản xuất nhựa PVC đã lan ra toàn thế giới. Và đến bây giờ nó đã trở thành một chất không thể thiếu trong ngành công nghiệp sản xuất vật liệu nhờ vào khả năng chống nước rất tốt, kháng tĩnh điện, chống ăn mòn và chống Oxy hóa.
Các loại nhựa PVC trong thực tế
Trong thực tế sản xuất, nhựa PVC có thể chia thành các loại sau.
- PVC dẻo: Hay còn được gọi với tên gọi PVC-P. Vật liệu này được hình thành nhờ quá trình bổ sung chất dẻo tương thích với PVC đã giảm độ kết tinh. Việc bổ sung thêm các chất hóa dẻo giúp PVC có độ dẻo đồng thời trong hơn so với các loại khác.
- Dạng PVC cứng: Còn được gọi với tên gọi UPVC, PVC-U: Loại vật liệu có độ cứng cao. Đồng thời có khả năng chống chịu tốt với va đập. Một số trường hợp nhựa có khả năng chống ăn mòn hóa chất, chống nước hiệu quả.
- Polyvinyl Clorua, perchlorovinyl clo hóa: Vật liệu được điều chế và sản xuất bằng cách clo hóa nhựa PVC. Lượng clo bổ sung sẽ tạo ra độ bền, tăng khả năng chống cháy đồng thời ổn định tính chất hóa học của sản phẩm.
- Dạng định hướng phân từ PVC: Dạng vật liệu được tạo ra nhờ sắp xếp lại cấu trúc của PVC – U thành dạng cấu trúc phân lớp. Loại vật liệu có khả năng chịu lực tốt đồng thời tăng tính cứng cáp.
- Dạng PVC biến đổi: Giúp tăng độ bền, cứng cho sản phẩm tạo lên. Loại vật liệu hình thành nhờ cơ chế bổ sung các tác nhân biến đổi.
Tất tính của pvc là gì? Ưu nhược điểm ra sao?
Với cách phân loại thông thường và phổ biến nhất PVC có 2 dạng: Dạng bột và dạng viên. Dưới đây là những tính chất nổi bật của vật liệu.
Tính chất
Dưới đây là các tính chất chính của vật liệu PVC
Tính chất | Giá trị, đơn vị đo |
Khối lượng riêng | 1,45 – 1,50 g/cm3 |
Giới hạn bền kéo đứt | 500 – 700kg/cm2 |
Giới hạn bền uốn | 800 – 1.200kg/cm2 |
Giới hạn bền nén | 800 – 1.600kg/cm2 |
Môđun đàn hồi | 4.000 – 10.000kg/cm2 |
Độ dãn dài khi đứt | 10 – 25% |
Hệ số giãn nở dài | 0,00006 – 0,00007 |
Độ dẫn nhiệt | 3,8 – 4.10-4 cal/cm.s.°C |
Điện áp đánh thủng | 15-35 kV/cm |
Hằng số điện môi (60Hz, 30°C) | 3,54 |
Điện trở suất | 1015Ω.cm |
Ưu nhược điểm của nhựa PVC
PVC là vật liệu có tính ứng dụng cao nhờ những ưu điểm nổi bật dưới đây
Ưu điểm của nhựa PVC | Nhược điểm của nhựa PVC |
|
|
Có thể bạn quan tâm:
- VÁCH NGĂN NHỰA PVC – ƯU ĐIỂM VÀ ỨNG DỤNG CỦA CHÚNG
- NHỰA PC LÀ GÌ? SẢN PHẨM TỪ NHỰA PC CÓ AN TOÀN KHÔNG?
Ứng dụng của nhựa PVC trong đời sống
Nhựa PVC được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Vì thế đây là mẫu vật liệu được ưa chuộng nhờ tính bền bỉ và độ cứng cáp. Dưới đây là những ứng dụng của vật liệu này.
1. Sản xuất vật liệu ốp lát
Nhựa PVC là thành phần chính trong cấu tạo của sàn nhựa giả gỗ. Sản phẩm có bề mặt vân gỗ tinh tế và thẩm mỹ. Sàn nhựa giả gỗ cao cấp được đánh giá có độ bền cao, tuổi thọ sử dụng vượt trội. Vật liệu có khả năng chống chịu trầy xước vượt trội, dễ dàng thích nghi với nhiều không gian khác nhau. Từ phòng khách cho tới nhà bếp.
2. Sản xuất in ấn
PVC được sử dụng trong việc sản xuất tem nhãn nhựa. Loại tem này có đặc tính chống thấm nước tốt, tính dẻo dai cao. Ngoài ra tuổi thọ của cả tem và mực đều rất bền bỉ. Vì thế chúng được sử dụng để in tem trang sức, in tem hải sản đông lạnh hoặc sử dụng trong các môi trường ngoài trời.
3. Sản xuất đường ống nước
Nhờ tính cứng chắc vật liệu này được sử dụng trong việc sản xuất các đường ống. Ống được sử dụng phổ biến trong cấp thoát nước. Tính chất nổi bật của sản phẩm này là khả năng chống ăn mòn, bền bỉ và không bị ảnh hưởng bởi hóa chất. Chính vì thể có rất nhiều loại ống khác nhau được sản xuất từ loại vật liệu này.
4. Dây cáp
Sản xuất dây cáp là một trong những ứng dụng của vật liệu nhựa PVC. Đặc tính cứng cáp, bền bỉ và không chịu ảnh hưởng của các tác nhân thời tiết là nguyên nhân khiến vật liệu này được sử dụng để sản xuất hệ thống dây cáp. Trong đó có việc sản xuất dây cáp điện.
5. Sản xuất các loại tấm phủ
Khi được bổ sung thêm hóa chất dẻo, vật liệu có thể điều chỉnh độ dẻo như mong muốn. Do vậy rất thích hợp để sử dụng làm các loại màng mỏng. Tiêu biểu trong số đó là bạt che áo mưa hoặc che các bao bì sản phẩm, làm nhãn chai nhựa.
Nhựa PVC có độc không?
Từ khi xuất hiện cho tới năm 1970, nhựa PVC được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Bởi vì PVC được đánh giá có độ bền cao, giá thành rẻ.
Tuy nhiên từ sau năm 1970, một số nghiên cứu đã chỉ ra trong PVC có chất Vinyl Chloride. Đây là một chất có khả năng gây bệnh ung thư. Nhưng trong thành phần của PVC có hàm lượng Clo rất nhỏ. Nó khó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người. Nhưng nó chỉ được ứng dụng rộng rãi để sản xuất các sản phẩm đồ chơi, túi, tấm nhựa PVC,… Nó cũng được hạn chế sử dụng trong các lĩnh vực liên quan tới thực phẩm và sức khỏe con người
Vì thế vật liệu này được hạn chế khi sử dụng, nhất là trong các lĩnh vực liên quan tới thực phẩm và sức khỏe con người.
Trên đây là toàn bộ thông tin về nhựa pvc là gì mà chúng tôi muốn chia sẻ gửi đến cho các bạn. Thành phần làm sàn nhựa, ngoài nhựa PVC ra thì không bao gồm chất phụ gia gây độc hại. Vì thế sản phẩm an toàn với sức khỏe con người. Khi cần sử dụng sàn nhựa hãy liên hệ tới Kho sàn đẹp Kosago để được tư vấn và hỗ trợ.
Từ khóa » đặc Tính Nhựa Pvc
-
NHỰA PVC - Plastic IDO
-
Nhựa PVC Là Gì? Tính Chất Và ứng Dụng (PHỔ BIẾN) Nhất - Kosago
-
Nhựa PVC Là Gì | Thành Phần | Đặc điểm | Lịch Sử & Ứng Dụng - Vimi
-
Nhựa PVC Là Gì? Nhựa PVC được Sử Dụng để Làm Gì? - SNP
-
Đặc Tính Nhựa PVC Và địa Chỉ Cung Cấp Uy Tín
-
Đặc Tính Của Nhựa PP, PE, PVC, PC, PA - Nhựa Nam Việt
-
Ứng Dụng Nhựa PVC Công Nghiệp - Van Bướm
-
Nhựa Pvc
-
Nhựa Nhiệt Dẻo Polyvinyl Clorua (PVC) Là Gì? Đặc điểm Kỹ Thuật Nổi Bật
-
Nhựa PVC Là Gì? Nhựa PVC Có độc Không - Tính Chất & ứng Dụng
-
Hạt Nhựa PVC Là Gì? Đặc Tính, ứng Dụng Của Hạt Nhựa PVC
-
Top 14 đặc Tính Nhựa Pvc
-
MÀNG NHỰA PVC ? ĐẶC TÍNH , CÔNG DỤNG CỦA ...