Nhục đậu Khấu: Tác Dụng Trị Bệnh, Công Dụng & Cách Dùng
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Nhục đậu khấu
Nhục đậu khấu
Đặt lịch
Nhục đậu khấu là vị thuốc trị bệnh được dùng rộng rãi trong cả Đông Y và Tây y. Bộ phận được dùng làm thuốc là phần nhân hạt (nhục đậu khấu) và vỏ áo hạt (ngọc quả hoa). Cả hai thành phần trên đều có tác dụng cải thiện đường tiêu hóa, kích thích hệ thần kinh.
Tên gọi, phân nhóm
Tên gọi khác: Nhục quả (Cương mục), Đậu khấu (Tục truyền tín phương), Già câu lắc (Bản thảo thập di), Ngọc quả (Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam).
Tên khoa học: Myristica fragrans Houtt.
Thuộc họ: Nhục đậu khấu (Myristicaceae)
Đặc điểm sinh thái
Mô tả: Nhục đậu khấu là cây thân gỗ, cao từ 8 -10 m. Thân cây nhẵn. Lá cây mọc so le, phiến lá có hình mác, dài khoảng 5 -15 cm, rộng từ 3 -7 cm. Hoa có màu vàng trắng, mọc thành xim ở kẽ lá. Quả có hình cầu hoặc quả lê, với đường kính từ 5 – 8 cm. Khi chín, quả nở theo chiều dọc thành 2 mảnh, bên trong là một hạt có vỏ tương đối dày được bao bọc bởi một áo hạt màu hồng.
Phân bố: Nhục đậu khấu được tìm thấy nhiều ở các tỉnh thành miền Nam Việt Nam, Campuchia. Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, các tỉnh Quảng Đông và miền nam của Trung Quốc (giáp với vùng biên giới phía Bắc của nước ta).
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
Bộ phận dùng: Cây nhục đậu khấu cho ta những vị thuốc nhân & vỏ giả của nhân:
- Nhục đậu khấu (Semen Myristicae): Đây là phần nhân phơi (hoặc sấy khô) của cây.
- Ngọc quả hoa (còn được gọi là nhục đậu khấu y, tên khoa học là Arillus Myristicae / Macis): là áo của hạt nhục đậu khấu đã được phơi (hoặc sấy khô).
Thu hái & sơ chế:
Dược liệu sau khi trồng được 7 năm thì có thể thu hoạch và thu hoạch kéo dài trong 60 – 70 năm. Mỗi năm thu hoạch hai lần, một đợt rơi vào tháng 11 – 12 và đợt còn lại nằm trong khoảng tháng 4 – 6. Vào năm thứ 25, cây cho sản lượng phong phú nhất.
Sau khi thu hái từ trên cây thì tách riêng phần vỏ quả, chỉ giữ lại áo quả (Nhục quả y / Ngọc quả hoa). Đem nguyên liệu ngâm với muối rồi sấy khô. Hoặc, bạn cũng có thể đem sấy ở lửa nhẹ cho đến khi lắc nghe tiếng lóc có.
Công tác sấy và làm khô thường kép dài đến 2 tháng. Sau đó, bạn có thể đập lấy phần nhân Nhục đậu khấu, phân loại (căn cứ vào kích thướt của hạt) rồi ngâm với nước vôi để ngừa sâu, mối mọt.
Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm.
Thành phần hóa học
Nhục đậu khấu có thành phần hóa học sau đây:
- Hạt chín, khô: 25-40% dầu cố định và 5-10% dầu bay hơi – đây cũng chính là thành phần chính quyết định đặc tính dược lý của nguyên liệu. Ngoài ra, phần hạt quả còn chứa các thành phần dinh dưỡng như: 14,3% nước,28,5% hydrat cacbon, 7,5% protein, 11,6% sợi, 0,12mg/100 canxi, 1,7 % chất vô cơ, 0,24mg/100 phosphor và 4,6mg/100 sắt, 14,6-24, 2% tinh bột, 1,5% furfural,2,25% pentosan, 0,5-0,6% pectin.
- Nhân hạt: 23-27% chất béo (bơ Nhục đậu khấu) có vị đắng, màu vàng đỏ; acid myristic và tinh bột; 2-3% dầu bay hơi (không màu, mùi nồng, tính nhớt).
- Áo hạt: 8% tinh dầu, nhựa, pectic; các axit béo tương tự như ở hạt/
- Lá: lá tươi chứa 0,41-0,62% tinh dầu; lá khô chứa 1,5% tinh dầu (gồm 10% myristicin và 80% a-pinen).
Tác dụng dược lý
Theo nghiên cứu y học hiện đại:
- Chống trầm cảm: Các hợp chất dầu myristicin và elemicin có trong hạt quả có khả năng kích hoạt các chất dẫn truyền thần kinh dopamine và serotonin trong não, giúp an thần, hạn chế lo âu, giúp cơ thể đối phó với căng thẳng tốt hơn.
- Tăng cường chức năng não bộ: Hợp chất myristicin trong hạt quả giúp cải thiện trí nhớ, kích thích đường mòn thần kinh bên trong não. Chất này cũng giúp ức chế enzyme gây bệnh Alzheimer.
- Trị chứng mất ngủ: Hạt quả chứa hàm lượng lớn magie giúp làm dịu căng thẳng và tăng cường giải phóng serotonin – chất được não bộ chuyển hóa thành hormone buồn ngủ, giúp an thần, dễ ngủ, dịu tâm trạng khi ngủ.
- Giảm đau khớp & cơ: Nhờ vào các tinh dầu có đặc tính chống viêm như myristicin, safrole, elemicin và eugenol, nhục đậu khấu có thể giảm đau khớp và đau cơ mạn tính.
- Cải thiện hệ tiêu hóa: Dược liệu trên có tác dụng tăng sự bài tiết dịch ở dạ dày, hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh và hiệu quả hơn. Ngoài ra, chất xơ có trong hạt đậu khấu cũng giúp ngừa táo bón rất tốt.
- Ngừa sâu răng: Nhờ vào các hoạt chất có đặc tính kháng khuẩn, dược liệu giúp ngăn ngừa và loại bỏ một số vi khuẩn gây nên một số vấn đề về răng miệng. Bên cạnh đó, tinh dầu eugenol có trong dược liệu cũng hỗ trợ giảm đau răng hữu hiệu.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Nhục đậu khấu chứa nhiều khoáng chất & vitamin – đây là những chất đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do, tăng cường hệ miễn dịch.
- Hỗ trợ thải độc: Thải độc là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của cơ thể. hàm lượng chất chống oxy hóa, magie có trong dược liệu giúp hạn chế sự sản sinh các gốc tự do, đồng thời kích hoạt các enzym tăng cường đào thải chất độc.
- Kháng khuẩn: Axit myristic trong hạt đậu khấu có khả năng ức chế nhiều chủng vi khuẩn có hại, tăng khả năng kháng khuẩn.
Theo y học cổ truyền:
Theo y học cổ truyền, nhục đậu khâú có đặc tính dược lý như sau:
- Âm trung tiêu hạ khí
- Bền ruột
- Kích thích nhu động ruột
- Ăn tiêu.
Theo đó, dược liệu được ứng dụng trong điều trị một số bệnh lý sau:
- Trị đau, chướng bụng
- Hư tả
- Lãnh lỵ
- Nôn mửa
- Thức ăn cách đêm không tiêu hóa được.
Tính vị
Nhục đậu khấu có tính – vị như sau:
- Vị đắng, cay (theo Dược tính luận).
- Vị cay, không độc, tính ấm (theo Hải dược bản thảo).
- Vị đắng cay mà xáp, tính ấm (theo Bản thảo chính).
Qui kinh
Nhục đậu khấu quy vào:
- Kinh Đại tràng, Tỳ.
- Kinh thủ dương minh (theo Thang dịch bản thảo).
- Kinh Vị, Phế (theo Lôi công bào chế dược tính giải).
- Kinh Đại tràng, Vị, Tỳ (theo Bản thảo sơ kinh).
Cách dùng và liều lượng
Liều dùng: Dùng từ 2 – 4 gam. Không điều trị nhục đậu khấu liều cao vì có thể gây tử vong.
Bài thuốc
Nhục đậu khấu được ứng dụng vào trong một số bài thuốc sau:
Trị tiêu chảy, ăn kém, nôi mửa, đau bụng, ăn không tiêu:
- Chuẩn bị 0.5 gam Nhục đậu khấu, 0.2 gam Đinh hương tán thành bột mịn, tất cả đem trộn với 1 gam đường sữa. Chia làm 3 lần uống/ ngày.
- Chuẩn bị 100 gam Quế, 80 gam Nhục đậu khấu, 40 gam Đinh hương, 30 gam Sa nhân – tán thành bột mịn; 250 gam Calci carbonat; 500 gam đường. Đem trộn đều tất cả các nguyên liệu trên, dùng 0.5 – 4 gam mỗ ngày.
Trị tiêu chảy kéo dài do lao ruột có hội chứng thận dương hư hoặc viêm đại tràng mạn tính:
- Sắc uống 10 – 20 gam Bổ cốt chi, 9 gam Ngô thù du, 10 gam Ngũ vị tử, 15 gam Đẳng sâm, 6 gam Nhục đậu khấu.
- Chuẩn bị 10 gam Bổ cốt chi, 5 gam Nhục đậu khấu, 5 gam Ngũ vị tử, 4 gam Ngô thù du, 3 quả Đại táo, 3 lát Gừng tươi. Đem tất cả nguyên liệu trên sắc uống với nước nhạt, dùng trước khi ngủ.
Kiêng kỵ
Không dùng Nhục đậu khấu cho các đối tượng bị lỵ, tiêu chảy do thấp nhiệt.
Lưu ý khi dùng
Dùng nhục đậu khấu quá nhiều có thể làm say, tê, chóng mặt, hoa mắt, nói sảng, hôn mê, có trường hợp bị tử vong.
Bài viết vừa giới thiệu đến bạn một số thông tin về vị thuốc Nhục đậu khấu. Mọi trường hợp dùng thuốc không đúng cách hoặc đúng liều lượng đều có thể làm tăng nguy cơ mắc phải tác dụng không mong muốn. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng, bạn nên dùng thuốc theo hướng dẫn và chỉ định của lương y.
Dược liệu nên kết hợp
- Cây gấc: mô tả, tính vị, công dụng và bài thuốc chữa trị
- Mộc Thông: Công dụng, cách sử dụng, liều dùng & cách phân biệt
Từ khóa » đậu Khấu
-
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Nhục đậu Khấu - Vinmec
-
Nhục Đậu Khấu Là Gì? Những Điều Chưa Biết Về Nhục Đậu Khấu
-
9 Tác Dụng Của Hạt Nhục đậu Khấu Có Thể Bạn Chưa Biết - Hello Bacsi
-
Nhục đậu Khấu: Công Dụng Thần Kì điều Trị Rối Loạn Tiêu Hoá
-
Nhục đậu Khấu Và 9 Tác Dụng Mà Bạn Nên Biết
-
NHỤC ĐẬU KHẤU - “GIA VỊ TÌNH YÊU” CỦA PHÁI ĐẸP
-
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Nhục đậu Khấu - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Nhục đậu Khấu Là Gì? Tác Dụng Của Nhục đậu Khấu Mà Bạn Chưa Biết
-
Nhục Đậu Khấu - Công Dụng, Cách Dùng Và Kiêng Kỵ
-
Vị Thuốc Nhục đậu Khấu | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Nhục đậu Khấu Là Gì? Công Dụng, Dược Lực Học Và Tương Tác Thuốc
-
Phân Biệt Bạch đậu Khấu Và Nhục đậu Khấu – INDIANFOODS
-
11 Công Dụng Bất Ngờ Của Nhục đậu Khấu Không Phải Ai Cũng Biết.
-
Bột Nhục đậu Khấu Là Gì?
-
[100g-500g] Bột Nhục đậu Khấu Nguyên Chất - Thực Phẩm Giàu Dinh ...