Nhức Mỏi Chân Về đêm Là Do đâu? Có Nguy Hiểm Không?
Có thể bạn quan tâm
Nhức mỏi chân về đêm thường là biểu hiện của việc hoạt động quá sức trong suốt một ngày. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài và thường xuyên diễn ra thì đây có thể lại là dấu hiệu cơ thể đang mắc phải một bệnh lý khác. Bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chứng nhức mỏi chân về đêm trong bài viết dưới đây để có được cái nhìn tổng quát hơn về tình trạng này.
Mục lục
- Biểu hiện của chứng nhức mỏi chân về đêm
- Nguyên nhân khiến bạn bị nhức mỏi chân về đêm
- Thay đổi thời tiết
- Không cung cấp đủ nước cho cơ thể
- Chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng
- Tập luyện quá sức
- Đứng quá lâu tại một tư thế
- Mang thai
- Một số bệnh lý gây đau mỏi chân về đêm
- Bị nhức mỏi chân vào ban đêm có nguy hiểm không?
- Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
- Nhức mỏi chân vào ban đêm cần làm gì?
- Thay đổi chế độ ăn hàng ngày
- Tập thể dục đều đặn
- Duy trì thói quen sống lành mạnh
Biểu hiện của chứng nhức mỏi chân về đêm
Nhức mỏi chân vào ban đêm là hiện tượng vùng cơ bắp, mô mềm ở chân bị tê mỏi do dây chằng và gân ở xung quanh cơ bị rối loạn chức năng. Hệ quả của tình trạng này là các dây thần kinh bị tổn thương, khiến cho người bệnh có cảm giác tê mỏi, chuột rút và đau buốt.
Nhức mỏi chân thường xảy ra vào thời điểm cuối ngày, ban đêm và rạng sáng, khi nồng độ Cortisol (một hormone trong cơ thể có tác dụng làm giảm đau) giảm mạnh. Người cao tuổi, người ít vận động và mắc các bệnh xương khớp là những đối tượng dễ mắc phải tình trạng này.
Tình trạng đau mỏi ở vùng bắp chân vào ban đêm tuy không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng nếu thường xuyên diễn ra trong khoảng thời gian dài thì sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bạn. Vì vậy, nếu có những biểu hiện bất thường, hãy đến khám tại chuyên khoa xương khớp để được tư vấn điều trị hợp lý.
Nguyên nhân khiến bạn bị nhức mỏi chân về đêm
Thay đổi thời tiết
Bác sĩ Scott Garrison – phó giáo sư chuyên về y tế gia đình tại Đại học Alberta cho biết: những cơn đau nhức ở chân thường diễn ra phổ biến hơn vào mùa hè. Nguyên nhân là do vào mùa hè, hàm lượng vitamin D trong ánh nắng mặt trời thường cao hơn rất nhiều, khiến cho hệ thống thần kinh bị kích hoạt và hoạt động mạnh hơn. Nếu nồng độ Vitamin D đạt đến cực đại, cơ thể sẽ diễn ra quá trình điều hòa tự nhiên và gây ra những cơn đau nhức chân tay thường xuyên.
Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng, áp suất khí quyển cũng có thể là nguyên nhân gây ra cơn đau nhức xương khớp. Khi lớp sụn bên trong các khớp bị bào mòn, hệ thống dây thần kinh trong xương có thể cảm nhận được sự thay đổi của áp suất. Ngoài ra, khi áp suất thay đổi, hệ thống gân, cơ và các mô mềm bị giãn ra và co lại, khiến cho bạn có cảm giác đau buốt, khó chịu.
Không cung cấp đủ nước cho cơ thể
Một trong số những nguyên nhân khiến cho chân tay đau mỏi mà bạn thường hay bỏ qua đó là không cung cấp đủ nước cho cơ thể. Mất nước thường đi kèm với mất các chất điện giải như Natri, Kali, Canxi,… dẫn đến sự mất cân bằng các chất điện giải trong máu và rối loạn cung cấp Canxi cho xương.
Ngoài ra, khi cơ thể bị mất nước, bạn còn có thể gặp phải các biểu hiện khác như da khô, tiểu tiện ít, nước tiểu hơi sẫm màu, luôn cảm thấy đói bụng,… Nếu cơ thể đang gặp phải những dấu hiệu này, bạn hãy cung cấp nước đầy đủ cho cơ thể (từ 1,5 – 2L/nước/ngày). Giai đoạn đầu, bạn nên uống chậm và chia thành từng lượng nhỏ để cơ thể kịp thời đáp ứng, giúp cho quá trình hấp thu trở nên hiệu quả hơn.
Chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng
Các chất điện giải và nguyên tố vi lượng trong cơ thể luôn được duy trì từ 2 nguồn gốc là nội sinh và ngoại sinh, trong đó nguồn gốc ngoại sinh chủ yếu đến từ các loại thực phẩm ăn hàng ngày. Chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng cũng đồng nghĩa với việc các nguyên tố vi lượng và chất điện giải bị rối loạn và hậu quả là những cơn đau nhức chân tay.
Ngoài ra, nếu chế độ ăn không đủ dinh dưỡng, bạn còn có thể gặp phải các tình trạng khác như bồn chồn, khó chịu, cơ thể mệt mỏi, uể oải, rụng tóc,… Lúc này, bạn cần đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn để kịp thời điều chỉnh lại sao cho phù hợp. Các loại thực phẩm giàu chất điện giải, Vitamin và khoáng chất được khuyến cáo nên bổ sung cho cơ thể là rau chân vịt, nấm, đậu Hà Lan, khoai tây,…
Tập luyện quá sức
Vận động hàng ngày giúp chúng ta có một thói quen sinh hoạt đều đặn và duy trì sức chịu đựng của cơ thể ở mức độ ổn định. Tuy nhiên, khi lao động quá sức hoặc tập luyện thể dục vượt mức bình thường sẽ khiến các cơ bắp bị đau nhức và tê mỏi, đặc biệt là vào ban đêm khi cơ thể nghỉ ngơi sau một ngày dài hoạt động.
Theo nghiên cứu đã được trình bày trong tạp chí Current Sport Medicine, tập luyện thể lực quá mức sẽ khiến cho các cơ bắp bị tê mỏi. Vì vậy, khi mới bắt đầu tập luyện, bạn nên nhờ đến các huấn luyện viên thể hình để đưa ra một liệu trình tập luyện phù hợp với sức chịu đựng của cơ thể và tăng dần cường độ để thích nghi.
Đứng quá lâu tại một tư thế
Do tính chất công việc bắt buộc phải đứng lâu tại một tư thế thì nhiều khả năng bạn sẽ gặp phải những cơn đau nhức ở chân sau một ngày dài. Nguyên nhân của hiện tượng này là do khi đứng lâu, máu và nước sẽ tích tụ ở vùng dưới của cơ thể, gây nên tình trạng mất cân bằng nước – điện giải và xuất hiện những cơn đau nhức ở chi dưới.
Nếu như do công việc không thể thay đổi tư thế thì bạn nên cố tận dụng những khoảng thời gian nghỉ để chuyển động hoặc ngồi xuống nghỉ ngơi. Nếu như có thể di chuyển được trong mỗi khoảng 30 phút thì có thể giảm thiểu những tiêu cực đối với sức khỏe.
Mang thai
Theo nghiên cứu của American Pregnancy Association, sự phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ có thể gây áp lực và chèn ép các dây thần kinh ở chân, khiến chân bị thường xuyên bị tê mỏi và đau nhức. Ngoài ra, mang thai cũng khiến cho lưu lượng máu đến vùng chi dưới bị giảm sút, hậu quả là tình trạng tê bì kéo dài và thường xuyên xảy ra trong suốt thai kỳ.
Có thể giảm thiểu tình trạng đau nhức chân cho phụ nữ mang thai bằng cách chườm nóng lên vùng chân bị đau. Bạn cũng nên hạn chế đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế vì điều này có thể khiến cho chất lỏng bị tích tụ, gây chèn ép đến các dây thần kinh và khiến cơn đau kéo dài hơn.
Một số bệnh lý gây đau mỏi chân về đêm
Ngoài những nguyên nhân vừa kể trên, nhức mỏi chân về đêm cũng có thể là do những bệnh lý khác gây ra, chủ yếu là 3 nhóm bệnh thần kinh, cơ xương khớp hoặc bệnh mạch máu:
☛ Bệnh cơ xương khớp: điển hình là bệnh Crepitus (triệu chứng thường gặp là tiếng răng rắc, lục cục do nứt ở đầu xương) hoặc bệnh viêm khớp dạng thấp – một bệnh tự miễn cơ quan gây đau khớp, sưng khớp và nặng hơn là biến chứng biến dạng khớp ở bàn ngón chân.
☛ Bệnh lý mạch máu: bao gồm các bệnh như huyết khối tĩnh mạch sâu, suy giãn tĩnh mạch chân, viêm mô tế bào, nhiễm trùng,… Trong đó, điển hình là bệnh suy giãn tĩnh mạch, người bệnh thường có cảm giác chân tay nặng nề, rã rời, yếu cơ, bệnh nặng hơn vào lúc chiều tối và đêm, ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ.
☛ Bệnh thần kinh: bao gồm hội chứng chân không yên (tình trạng chân tay co giật không kiểm soát được) hoặc các bệnh làm tổn thương hệ thần kinh ngoại vi như bệnh tiểu đường hay tăng huyết áp lâu năm.
Bị nhức mỏi chân vào ban đêm có nguy hiểm không?
Như đã đề cập ở trên, chứng nhức mỏi chân vào ban đêm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, dù nguyên nhân là gì thì tình trạng này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Đặc biệt là vào ban đêm, khiến bạn bị khó ngủ, mất ngủ. Ngủ không đủ giấc khiến cho cơ thể trở nên mệt mỏi, tinh thần uể oải, ảnh hưởng đến chất lượng công việc vào ngày hôm sau.
Tuy nhiên, bạn cũng không được phép chủ quan nếu tình trạng đau nhức xương khớp diễn ra thường xuyên trong thời gian dài. Vì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo hệ thống xương khớp đang bị lão hóa hoặc cơ thể đang mắc phải bệnh lý nguy hiểm. Do đó, nếu tình trạng này kéo dài và không có xu hướng giảm bớt thì người bệnh nên đi khám tại chuyên khoa xương khớp để được điều trị kịp thời.
Giữ ấm cơ thể bằng cách tắm nước ấm hoặc ngâm chân trước khi đi ngủ có thể giúp cải thiện các cơn đau nhức chân vào ban đêmKhi nào cần đến gặp bác sĩ?
Nếu như gặp phải những dấu hiệu dưới đây, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị:
- Cơn đau nhức ở chân kéo dài trong nhiều ngày liên tiếp (trên 5 ngày) và không có xu hướng giảm bớt.
- Đau kèm theo các triệu chứng khác như chán ăn, khó chịu, cơ thể mệt mỏi, uể oải.
- Đau nhức ở chân có kèm theo sốt (trên 38 độ C).
- Đau không đỡ khi nghỉ ngơi hoặc khi nằm xuống.
- Đau xuất hiện đột ngột mà không do các nguyên nhân sinh lý hoặc không do vận động nặng.
- Cơn đau xuất hiện khi cơ thể đang mắc phải các bệnh lý khác như đái tháo đường hoặc tăng huyết áp lâu năm.
Nhức mỏi chân vào ban đêm cần làm gì?
Đa số các trường hợp đau mỏi chân vào ban đêm thường không quá nghiêm trọng và không đe dọa đến tính mạng người bệnh. Do đó, bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng này ngay tại nhà bằng các biện pháp dưới đây:
Thay đổi chế độ ăn hàng ngày
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng cho cơ thể trong việc cải thiện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh cơ xương khớp. Những người thường bị nhức mỏi chân khi ngủ nên chú ý bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều Vitamin và khoáng chất sau đây:
☛ Canxi: là khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của xương, giúp trẻ phát triển toàn diện và người cao tuổi ngăn ngừa tình trạng loãng xương. Bạn có thể bổ sung Canxi từ những loại thực phẩm như rau dền, các loại quả mọng, măng tây,…
☛ Kali: rất quan trọng đối với sức khỏe hệ thần kinh và cải thiện tình trạng nhức mỏi khắp cơ thể. Các loại thực phẩm giàu Kali là nấm, cà chua, đậu trắng, đặc biệt là các loại chuối,…
☛ Vitamin B12: là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tế bào hồng cầu và hoàn thiện chức năng thần kinh. Thịt gia cầm, cá, các sản phẩm từ sữa là nguồn thực phẩm giàu Vitamin B12 mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.
Tập thể dục đều đặn
Tập luyện thể lực hàng ngày là biện pháp cần thiết để cải thiện tình trạng đau mỏi chân tay. Bên cạnh đó, duy trì tập luyện hàng ngày còn giúp giảm căng thẳng, lưu thông máu và kiểm soát cân nặng tốt hơn. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, tập thể dục còn có thể giúp bạn kiểm soát tâm trạng, cải thiện tình trạng lo lắng và trầm cảm.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người trưởng thành khỏe mạnh nên tập luyện 150 phút/tuần các bài tập thể lực từ nhẹ đến trung bình và 75 phút/tuần với các bài tập cường độ cao. Bạn cũng nên kết hợp các bài tập lại với nhau như tập Yoga, Aerobic, tập khiêu vũ với chạy bộ, tập bơi hay các bài tập kéo căng cơ.
Trong quá trình tập luyện, người bệnh nên lưu ý lựa chọn các bài tập phù hợp với tuổi tác và tình trạng sức khỏe. Ở những bệnh nhân có nguy cơ loãng xương cao như phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh hay đối tượng người cao tuổi, nên tránh những môn thể thao gắng sức và lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng như tập yoga, ngồi thiền hay đi bộ.
Tham khảo thêm: Các động tác yoga hiệu quả cho người bị giãn tĩnh mạch chân
Duy trì thói quen sống lành mạnh
➤ Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể (1,5 – 2L/ngày).
➤ Tránh uống rượu, bia, sử dụng chất kích thích, không hút thuốc lá để giảm tình trạng nhức mỏi cũng như duy trì sức khỏe tốt.
➤ Duy trì vận động hàng ngày bằng cách đi dạo, đi bộ, tập giãn cơ trong ngày, hạn chế tình trạng đứng hay ngồi quá lâu tại một vị trí.
➤ Hạn chế vận động mạnh và cử động đột ngột.
➤ Chọn các loại gối, ga giường thoải mái và giữ đúng tư thế ngủ để tránh chèn ép lên các dây thần kinh và phòng ngừa đau nhức xương khớp.
➤ Chú ý giữ ấm cho cơ thể bằng cách tắm nước ấm và mặc đủ ấm trước khi đi ngủ. Nếu bị đau nhức tay chân thì người bệnh nên đi tất và mặc quần áo dài khi đi ngủ, đặc biệt là vào mùa lạnh hay thời điểm giao mùa.
➤ Ngâm chân thường xuyên bằng nước ấm là biện pháp giúp cơ thể được thư giãn, kích thích mạch máu lưu thông tốt hơn.
➤ Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, yêu đời, hạn chế tình trạng stress hay căng thẳng đầu óc kéo dài.
➤ Khám sức khỏe định kỳ (6 tháng/lần) để kiểm tra tổng quát sức khỏe của bản thân và phòng ngừa, phát hiện các bệnh lý nguy hiểm.
Chứng đau nhức chân vào ban đêm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày của bạn. Để ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng này, bạn nên duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học bạn nhé.
Nguồn tham khảo:
- https://hellobacsi.com/suc-khoe/trieu-chung/dau-nhuc-chan-ve-dem/
- https://ihr.org.vn/nhuc-moi-chan-tay-vao-ban-dem-18503.html
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/241968
- https://timesofindia.indiatimes.com/life-style/health-fitness/photo-stories/if-your-legs-pain-all-night-read-this/photostory/65697844.cms
Từ khóa » đau Mỏi Xương Khớp Về đêm
-
Nguyên Nhân đau Nhức Xương Khớp Về đêm Là Gì Và Cách Trị An ...
-
Đau Nhức Xương Khớp Vào Ban đêm, Bạn Chớ Xem Thường!
-
Viêm Xương Khớp Vào Ban đêm Có Triệu Chứng Gì? - Phòng Khám ACC
-
Cách để Ngủ Ngon Khi Bị Bệnh Xương Khớp - Vinmec
-
Đau Nhức Khớp Gối Về đêm Cần được điều Trị Càng Sớm Càng Tốt
-
Đau Nhức Toàn Thân Vào Ban đêm Cảnh Báo 7 Vấn đề Về Sức Khỏe
-
Đau Nhức Xương Khớp Về Đêm: Nguyên Nhân Và Cách Trị
-
Đau Nhức Xương Khớp Vào Ban đêm: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Đau Nhức Chân Về đêm Do đâu? Bệnh Có Nguy Hiểm Không?
-
Tại Sao ĐAU KHỚP Vào Ban đêm Lại Khiến Nhiều Người Lắc đầu ái ...
-
Đau Nhức Khớp Gối Về đêm Và Cách Xử Lý Ngay Tại Nhà
-
Đau Nhức Xương Khớp Vào Ban đêm ảnh Hưởng Như Thế Nào Tới Sức ...
-
Tại Sao Bạn đau Khớp Tay Về đêm? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Nguyên Nhân Gây Ra đau Khớp Háng Về đêm Và Giải Pháp Chữa Trị ...
-
Đau Nhức Bắp Chân Về đêm - Dấu Hiệu Cảnh Báo Sức Khỏe Cần Lưu ý
-
Cách Trị đau Nhức Xương Khớp Vào Ban đêm Cực Hiệu Quả
-
Đau Khớp: Nguyên Nhân, điều Trị Và Phòng Ngừa