Nhức Mỏi Trong Xương Cảnh Báo Bệnh Lý Gì?
Có thể bạn quan tâm
Nhức mỏi trong xương là tình trạng mà nhiều người gặp phải hiện nay. Không chỉ gây ra cảm giác mệt mỏi, khó chịu cho người bệnh, nhức mỏi xương còn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý về xương khớp khác trong cơ thể. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về nguyên nhân gây nhức mỏi trong xương để từ đó phòng ngừa và cải thiện bệnh một cách hiệu quả.
Mục lục
- Nhức mỏi trong xương là gì?
- Ai hay bị nhức mỏi trong xương?
- Nhức mỏi trong xương cảnh báo bệnh lý gì?
- Loãng xương
- Chấn thương
- Nhiễm trùng xương
- Ung thư xương
- Bệnh làm rối loạn cung cấp máu cho xương
- Bệnh bạch cầu
- Nguyên nhân khác
- Điều trị nhức mỏi trong xương như thế nào?
- Điều trị y tế
- Điều trị tại nhà
- Sử dụng máy massage xung điện Omron
- Khi nào cần đi khám bác sĩ?
- Các biện pháp phòng ngừa nhức mỏi trong xương
Nhức mỏi trong xương là gì?
Nhức mỏi trong xương là cảm giác nhức, đau mỏi và khó chịu xảy ra ở một hoặc nhiều vị trí xương trên cơ thể.
Nhức mỏi trong xương có thể hiện diện dù bạn đang di chuyển hoặc không. Bệnh xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, thường gặp nhất là ở xương ống chân, xương cánh tay, cổ hay vai gáy. Các cơn nhức mỏi trong xương thường xuất hiện vào cuối ngày, ban đêm hoặc khi người bệnh mới ngủ dậy.
Tình trạng nhức mỏi trong xương gây ra rất nhiều phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nó sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, uể oải, gặp khó khăn trong hoạt động, có thể gây mất ngủ khi xảy ra vào ban đêm và nếu kéo dài lâu ngày sẽ khiến người bệnh bị suy nhược cả về sức khỏe và tinh thần.
Ai hay bị nhức mỏi trong xương?
Nhức mỏi trong xương có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng và độ tuổi nào. Tuy nhiên, nếu bạn thuộc một trong số những đối tượng dưới đây, nguy cơ bị nhức mỏi trong xương của bạn sẽ tăng cao hơn so với người khác:
- Người cao tuổi, người đã bước qua tuổi trung niên.
- Người từng gặp tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động.
- Nhân viên văn phòng ít vận động, làm việc với máy tính trong thời gian dài.
- Vận động viên thể dục thể thao.
- Người làm các công việc nặng khiến xương bị căng thẳng liên tục.
Việc biết rõ mình có thuộc đối tượng dễ bị nhức mỏi trong xương hay không sẽ giúp bạn có các biện pháp chủ động phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả.
Nhức mỏi trong xương cảnh báo bệnh lý gì?
Nhức mỏi trong xương có thể do nhiều nguyên nhân, bệnh lý khác nhau gây nên. Dưới đây là một số tình trạng thường gặp có thể gây nhức mỏi xương mà bạn cần lưu ý:
Loãng xương
Loãng xương là một bệnh lý về xương thường gặp ở người lớn tuổi. Bệnh gây giảm mật độ xương kèm suy giảm cấu trúc xương và có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, thường gặp nhất là ở hông, cột sống và cổ tay.
Nhức mỏi trong xương là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh loãng xương mà ít người để ý đến. Hậu quả là bệnh diễn biến ngày càng nặng, xương yếu dần và rất dễ bị gãy. Người bệnh loãng xương thường bị đau nhức tại các đầu xương hay nhức mỏi dọc theo các xương dài như cột sống thắt lưng, đùi và thậm chí có thể gây đau châm chích toàn thân.
Thiếu các khoáng chất và vitamin cần thiết cho sự phát triển của xương như canxi và vitamin D cũng là yếu tố nguy cơ khiến bạn bị loãng xương dẫn đến nhức mỏi trong xương.Chấn thương
Nhức mỏi trong xương có thể phát sinh sau khi bạn gặp phải một chấn thương đột ngột nào đó như tai nạn, ngã, chấn thương khi tập thể thao,…. Các tác động này có thể khiến xương khớp của bạn bầm, nứt, gãy,… và bất kỳ tổn thương nào đối với xương đều có thể gây ra tình trạng nhức, đau mỏi trong xương.
Nhiễm trùng xương
Nhiễm trùng xương (còn gọi là viêm tủy xương) là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ngay tại xương (thường là do chấn thương) hoặc bắt đầu từ một nơi khác trong cơ thể rồi lan đến xương. Nhiễm trùng xương có thể giết chết các tế bào xương của bạn và gây đau nhức trong xương.
Viêm tủy xương có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường phổ biến hơn ở trẻ em.Ung thư xương
Ung thư xương là bệnh lý hiếm gặp xảy ra khi một khối u hoặc một khối mô bất thường hình thành trong xương. Ung thư xương có thể bắt nguồn từ chính xương (ung thư xương nguyên phát) hoặc bắt nguồn từ một nơi khác trong cơ thể, thường là ung thư vú, phổi, tuyến giáp, thận và tuyến tiền liệt (ung thư xương thứ phát)
Nhức mỏi, đau trong xương, cảm giác xương yếu hơn có thể là một triệu chứng ban đầu của ung thư xương. Khi khối u phát triển, những cơn đau, nhức mỏi sẽ ngày càng nặng hơn, đau nhiều và lan dần sang các vị trí lân cận, kèm theo đó là cảm giác mệt mỏi, chán ăn, sút cân, sốt nhẹ hoặc sưng tấy ở vùng xương bị đau.
Bệnh làm rối loạn cung cấp máu cho xương
Một số bệnh lý như thiếu máu hồng cầu hình liềm có thể gây cản trở việc cung cấp máu cho xương của bạn. Nếu không có nguồn cung cấp máu ổn định, đầy đủ, các mô xương có thể bị hoại tử và gây ra tình trạng đau xương, nhức mỏi trong xương đồng thời làm xương yếu dần đi.
Bệnh bạch cầu
Bệnh bạch cầu được định nghĩa là một bệnh ung thư máu (bao gồm cả tủy xương và hệ bạch huyết) xảy ra do sự tăng sinh quá mức các tế bào bất thường của tủy xương. Tủy xương là nơi đảm nhiệm chức năng sản xuất các tế bào xương. Ở những người bị bệnh bạch cầu, việc tích lũy quá nhiều tế bào bất thường ở tủy xương sẽ khiến người bệnh thường xuyên bị đau nhức xương kèm cảm giác yếu xương, đặc biệt là ở chân.
Nguyên nhân khác
- Thay đổi thời tiết: Thời tiết lạnh kéo dài hay sự tăng giảm nhiệt độ đột ngột sẽ khiến mạch máu tại các vùng da co lại, lượng máu tới nuôi dưỡng xương khớp giảm, từ đó xuất hiện cảm giác nhức mỏi, khó chịu trong xương.
- Thói quen sinh hoạt không tốt: Tập thể dục sai cách, chơi thể thao với cường độ cao, mang vác đồ vật nặng quá sức, làm việc sai tư thế trong thời gian dài,… cũng có thể gây nhức mỏi xương.
- Mang thai: Đau, nhức mỏi ở vùng xương chậu là một triệu chứng phổ biến trong thai kỳ, còn được gọi là chứng đau vùng chậu do mang thai (PPGP).
- Bệnh lý xương khớp khác như thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, gout,…
Điều trị nhức mỏi trong xương như thế nào?
Dựa vào nguyên nhân gây nhức mỏi xương và tình trạng bệnh hiện tại của mình, bạn có thể lựa chọn một trong các phương pháp điều trị nhức mỏi trong xương dưới đây:
Điều trị y tế
Trong các trường hợp nhức mỏi trong xương nặng hoặc nguyên nhân gây ra đau nhức là do các bệnh lý nghiêm trọng khác trong cơ thể gây ra, bạn có thể sẽ cần phải thực hiện các biện pháp điều trị y tế như:
☛ Sử dụng thuốc
Để giảm tình trạng đau, nhức mỏi trong xương, bác sĩ có thể cho bạn dùng các loại thuốc giảm đau chống viêm: Paracetamol, thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs) như Ibuprofen, Piroxicam, Diclofenac,.., thuốc giãn cơ như Myonal, Mydocalm,…
Ngoài ra, tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà bạn có thể cần sử dụng các loại thuốc điều trị khác như kháng sinh (điều trị nhiễm trùng xương), bisphosphonate (điều trị loãng xương), vitamin D,…
☛ Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là biện pháp nhằm mục đích tăng cường, cải thiện tính linh hoạt và khả năng vận động của các cơ quanh xương. Ngoài ra, nó cũng hữu ích trong việc cải thiện sức mạnh và sức khỏe của xương, đặc biệt là đối với những người bị loãng xương. Một số phương pháp vật lý trị liệu giúp giảm tình trạng nhức mỏi xương có thể kể đến như trị liệu nhiệt (có thể nóng hoặc lạnh), xoa bóp, siêu âm trị liệu,…
☛ Phẫu thuật
Bạn có thể phải thực hiện phẫu thuật trong một số trường hợp đau, nhức mỏi trong xương như: gãy xương, loại bỏ xương và mô bị tổn thương do nhiễm trùng, ổn định xương do ung thư đã làm suy yếu hoặc gãy xương, cắt bỏ một phần xương trong bệnh hoại tử xương,…
Điều trị tại nhà
Nếu tình trạng nhức mỏi trong xương của bạn ở mức độ nhẹ, xảy ra do thay đổi thời tiết, thói quen sinh hoạt không tốt hay do chấn thương nhẹ (chưa gãy xương), bạn có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà dưới đây để cải thiện tình trạng nhức mỏi xương khớp của mình:
- Thả lỏng, nghỉ ngơi: Khi bạn bị nhức mỏi trong xương, bạn nên dừng các công việc, hoạt động hiện tại và dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi, thư giãn và thả lỏng toàn bộ cơ thể. Nghỉ ngơi sẽ giúp bạn cải thiện tâm trạng, giảm áp lực lên vùng xương đang bị tổn thương, mạch máu và các dây thần kinh liên quan, từ đó giúp giảm đáng kể nhức mỏi xương khớp mà không cần sử dụng tới thuốc.
- Chườm ấm: Chườm ấm có tác dụng kích thích lưu thông máu về các khu vực bị tổn thương, từ đó tăng khả năng chữa lành hư tổn, giảm đau nhức, đặc biệt là trường hợp nhức mỏi trong xương do thời tiết hoặc đau nhức xương khớp ở người lớn tuổi. Để thực hiện, bạn có thể sử dụng túi chườm nóng đặt lên vùng xương khớp bị nhức mỏi sẽ giúp tăng tuần hoàn máu và giữ ấm cơ thể.
- Chườm lạnh: Nếu bạn bị nhức mỏi trong xương do chấn thương, bạn có thể sử dụng một túi đá lạnh chườm lên vùng xương bị chấn thương để giảm sưng và cải thiện tình trạng đau, nhức mỏi.
- Xoa bóp: Xoa bóp, massage nhẹ nhàng tại vùng xương bị nhức mỏi sẽ giúp thư giãn các khớp xương và mô mềm xung quanh, giảm căng cơ và giảm lực đè nén lên các dây thần kinh, nhờ đó ngăn ngừa tình trạng cứng khớp và giảm nhức mỏi hiệu quả. Bên cạnh đó, xoa bóp còn giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện sức khỏe xương khớp và tăng khả năng vận động cho người bệnh.
Sử dụng máy massage xung điện Omron
Bên cạnh những biện pháp điều trị kể trên, để cải thiện tình trạng nhức mỏi trong xương tại nhà, bạn có thể lựa chọn ngay cho mình hoặc người thân trong gia đình một chiếc máy massage xung điện Omron.
Sử dụng công nghệ TENS (Xung điện trị liệu kích thích thần kinh), máy massage xung điện Omron có tác dụng giúp lưu thông khí huyết dễ dàng, tăng cường tuần hoàn máu, nhờ đó cải thiện các cơn đau, nhức mỏi cơ khớp ở các vị trí khác nhau trên cơ thể. Không chỉ vậy, máy còn có thể giúp bạn thư giãn tinh thần, giảm stress, đem lại cảm giác thoải mái sau những giờ làm việc căng thẳng.
Bên cạnh đó, máy massage xung điện Omron còn có nhiều chương trình massage tự động ở các chế độ khác nhau. Nhờ vậy, bạn có thể lựa chọn một chương trình phù hợp nhất cho bản thân và chỉ cần một khoảng thời gian ngắn, khoảng 15 phút sử dụng, chúng đã có thể giúp bạn thư giãn, giảm đau nhức một cách hiệu quả.
Với nhiều ưu điểm nổi bật như thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi, dễ sử dụng và dễ dàng mang đi bất cứ nơi đâu, máy massage xung điện Omron sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người đang bị nhức mỏi xương khớp, ngay cả đối với người cao tuổi.
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Nhức mỏi trong xương đôi khi có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý xương khớp nghiêm trọng khác trong cơ thể, đặc biệt là ung thư xương. Vì vậy, bạn đừng chủ quan trước tình trạng này mà cần chú ý quan sát diễn biến bệnh của mình và cần đến gặp bác sĩ sớm nếu bị nhức mỏi xương kèm theo các dấu hiệu sau:
- Nhức mỏi trong xương nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày của bạn.
- Nhức mỏi xương kéo dài dai dẳng không biến mất.
- Tình trạng nhức mỏi trong xương dần trở nặng hơn theo thời gian.
Các biện pháp phòng ngừa nhức mỏi trong xương
Duy trì xương chắc khỏe là cách tốt nhất giúp ngăn ngừa một số nguyên nhân gây ra nhức mỏi trong xương thường gặp, ví dụ như bệnh loãng xương. Để làm được điều đó, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau:
- Kiểm soát cân nặng hợp lý: Để làm giảm áp lực lên xương khớp khi có va chạm và giảm nguy cơ chấn thương như gãy xương.
- Tránh những tư thế sai trong lao động và sinh hoạt: Bạn nên đứng thẳng. Tránh đứng, nằm, ngồi ở một tư thế quá lâu. Nếu bạn làm công việc văn phòng cần ngồi lâu, bạn nên hoạt động nhẹ tại chỗ hoặc đi lại sau mỗi 2 giờ làm việc.
- Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng: Bổ sung những thực phẩm chứa nhiều canxi và vitamin D cho cơ thể như (sữa, sữa chua, cá mòi, cá ngừ, rau chân vịt,…), các loại rau củ chứa nhiều khoáng chất và vitamin khác, đặc biệt là magie, kali, vitamin E, C, B,…
- Tránh hút thuốc và uống bia rượu trong chừng mực.
- Tập thể dục: Duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày với những bài tập vừa sức, tránh tập luyện với cường độ quá mạnh và cần chú ý khởi động kỹ trước khi chơi thể thao, đặc biệt là những bộ môn cường độ cao như đá bóng, tennis.
- Không mang vác vật nặng quá sức và sử dụng các vật dụng hỗ trợ khi mang vác vật nặng.
- Nghỉ ngơi hợp lý: Ngủ đủ giấc (7 – 8 tiếng/ ngày) và hạn chế căng thẳng, stress kéo dài
Nhức mỏi trong xương là tình trạng không hề hiếm gặp và có thể xảy ra đối với bất kỳ ai. Vì vậy, bạn không nên chủ quan trước tình trạng này mà chú ý quan sát tiến triển bệnh để có biện pháp điều trị cũng như phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả nhất, giúp nâng cao sức khỏe cho bản thân và người thân trong gia đình.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.verywellhealth.com/bone-pain-189457
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/321835
- https://suckhoedoisong.vn/doi-pho-voi-dau-nhuc-xuong-khop-n166911.html
Từ khóa » Dau Moi Xuong Khop La Benh Gi
-
Đau Nhức Xương Khớp ở Người Trẻ Có Thể Cảnh Báo Nhiều Vấn đề ...
-
Mỏi Xương Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì Và Những Thực Phẩm Tốt Cho ...
-
Đau Nhức Xương Khớp Toàn Thân Cảnh Báo Bệnh Gì Và Cách điều Trị
-
Đau Khớp: Nguyên Nhân, điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Đau Nhức Xương Khớp Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Đau Nhức Xương Khớp: Dấu Hiệu Sớm Của Viêm Khớp? - Hello Bacsi
-
Đau Nhức Xương Khớp – Dấu Hiệu Của Nhiều Bệnh Nguy Hiểm
-
Đau Nhiều Khớp - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Đau Nhức Xương Khớp - Dấu Hiệu Của Nhiều Bệnh Nguy Hiểm
-
Đau Nhức Xương Khớp Toàn Thân Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Trị ...
-
Nguyên Nhân, Cách điều Trị Bệnh đau Nhức Xương Khớp - Hapacol
-
Đau Nhức Xương Khớp ở Người Trẻ Cảnh Báo Nhiều Bệnh Nguy Hiểm
-
Đau Nhức Xương Khớp: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Phương Pháp ...
-
Đau Nhức Xương Khớp Là Biểu Hiện Của Bệnh Gì? Cách Điều Trị ...
-
Đau Nhức Xương Khớp Bệnh Gì? | BvNTP
-
Dấu Hiệu Nhận Biết 5 Bệnh Xương Khớp Thường Gặp Nhất
-
Hậu Covid -19: Đau Nhức Cơ Xương Khớp Và Bài Tập Giúp Giảm đau