Những Anh Chàng Bỏ Học Hát Phố - Tiền Phong
Có thể bạn quan tâm
Bắt đầu từ 27 nghìn
Tuổi 25, thân hình gày gò, nhìn Doãn Hoài Nam khó liên tưởng một nam sinh tận 16 tuổi mới lần đầu tiên học đàn rồi bây giờ là thủ lĩnh nhóm, nhạc sĩ chính, phối khí, guitar bass, ca sĩ kiêm quản lý thập cẩm công việc của HUB. Nam từng nuôi giấc mơ cầu thủ, đá tiền đạo cánh suốt, sau đó phát hiện âm nhạc mới là thứ mê hồn.
Hồi lớp 10 nghe bạn đánh guitar hay quá, Nam nhờ bạn dạy hộ vài ngón, sau tự lên mạng mày mò học. Được bố cho đi học nhạc lý 3 tháng, có kiến thức cơ bản Nam tập sáng tác, phối khí. Nảy ý định ra phố hát, Nam rủ thêm một bạn nữa cùng Hải Đăng (Đăng Én) lập nhóm. Hôm đầu tiên biểu diễn ở phố cổ, thu được 27 nghìn, ba người quyết định đặt tên nhóm là 27k. Kết nạp thêm hai thành viên ban nhạc đổi tên thành Tank 27. Tank tiếng Anh có nghĩa là xe tăng, ý nói năm anh em trên một chuyến xe tăng khởi hành với 27 nghìn đồng.
Lang thang hát phố thời gian đầu cả hội bị công an đuổi suốt mãi mới xin được giấy phép. Ban nhạc chơi được 2 năm không tự nuôi được, phải tan rã. Mấy anh em buồn quá, bàn nhau lập CLB HUB, vẫn được chơi nhạc mà giúp được những người có hoàn cảnh giống mình đến được với nghệ thuật. Hoài Nam, Đăng Én, Lê Hiếu từ Tank 27, rủ thêm một người giỏi về mỹ thuật trở thành bốn đồng sáng lập nhóm.
Nhờ hát phố mà ban nhạc gặp được cơ hội lưu diễn sang chảnh như nghệ sĩ nhà nước. Đạo diễn Triệu Trung Kiên (Nhà Hát Tuồng Trung ương) một lần đi dạo phố cổ, nghe ban nhạc chơi hay đã xin địa chỉ. Khi nhận được kịch bản vở “Hừng Đông” (tác giả Đỗ Thế Kỷ) anh đã nghĩ ngay đến việc đưa âm hưởng giới trẻ vào vở cải lương nói về nhà cách mạng Phan Đăng Lưu. Hoài Nam được đặt viết 2 bản nhạc và 3 ca khúc, đồng thời cả nhóm được mời tham gia vừa hát vừa diễn xuất. Đạo diễn Trung Kiên chia sẻ “Tôi bất ngờ trước khả năng trình diễn của họ. Các bạn có sức hút và già dặn hơn tuổi”.
Cả đội theo vở “Hừng Đông” đi lưu diễn nhiều nơi, được đi máy bay, ở khách sạn tại TP HCM…điều mà một nhóm nhạc đường phố chẳng bao giờ dám mơ . Vở cải lương công diễn, truyền thông đưa tin, Hoài Nam và Đăng Én được truyền hình phỏng vấn, lúc đó phụ huynh mới có một chút xíu đánh giá mấy cậu trai lêu lổng nhà mình.
Hoài Nam kể, trong thời kỳ hát phố, bố mẹ cấm theo nghề “nhạc nhẽo” nên anh buộc phải thi vào trung cấp quản lý văn hóa trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật HN để sau này làm cơ quan nhà nước như anh trai. Lẳng lặng thi thêm vào khoa Guitar bass thế nhưng học được 2 tháng, Nam bỏ trường.
Gặp sự phản đối dữ dội từ gia đình, bỏ học, vất vả tự kiếm tiền, không thể làm gì đó mà không liên quan đến âm nhạc, nghệ thuật… là điểm chung kết nối các thành viên của Tank 27 cũng như HUB.
Đăng Én hát tiếng Anh hay, cũng tự học thổi harmonica qua youtube. Đỗ khoa thanh nhạc trường ĐH Sư phạm HN rồi bỏ ngang đi hát hò lang thang là nguyên nhân khiến Đăng và bố mẹ nhiều lần tranh cãi to tiếng. “Bố mẹ sợ tôi không có tương lai nhưng tôi khó làm được việc gì khác ngoài công việc tôi đang làm”.
Lê Hiếu, tay guitar bass nhiều fans nhất nhóm tới tuổi 23 mới nhập môn âm nhạc. Trước đó Hiếu bỏ học giữa chừng khoa Ngân Hàng, ĐH Thăng Long, làm nhiều nghề như bán rượu, chạy bàn café. Gặp Tank 27 đánh nhạc tại chính quán Hiếu đang làm việc, anh thổ lộ “tớ có ước mơ chơi rock trên một sân khấu hoành tráng”. Thế là sau một năm được cậu em Hoài Nam chỉ cách, tập đàn truyền tay Lê Hiếu đã biểu diễn được đúng như ước mơ. Trong nhóm sáng sập, Lê Hiếu có vẻ dư dả hơn cả. Anh cùng bạn gái có quán café bánh ngọt nho nhỏ, ban ngày Hiếu đi ship bánh và sữa, tối chơi nhạc .
Hoài Nam hào hứng và ánh mắt ngời vui khi kể về những thành viên ruột của CLB. Nam có cậu bạn cấp I tên Vũ Anh. Học ĐH Kỹ Thuật Quân Sự, bạn này dành toàn bộ thời gian rảnh cho HUB. Không biết tí gì về nhạc nhưng Vũ Anh đảm nhiệm tốt việc lắp đặt âm thanh.
Tay trống trẻ măng Đan Dương xin lưu trú tại trụ sở cũng vì đam mê nhạc, muốn thoát khỏi sự bao bọc của gia đình. Tốt nghiệp phổ thông Amsterdam, Dương đỗ ĐH Sư Phạm HN ngành Thiết kế đồ họa. Học đúng 3 tháng Dương bỏ học, theo các anh HUB. Hè vừa rồi Đan Dương đỗ thủ khoa Trống trường Nghệ thuật Quân đội. Hiện Dương vẫn ngày ngày đi học, thời gian còn lại đi diễn, dạy trống, tối về bán café rồi ngủ trông quán. “Em chưa có ý định về nhà. Sống ở đây em được làm chính mình”.
HUB show luôn thu hút khán giả trẻ. Ảnh: Nguyễn Ngọc Quang.
Loay hoay với nghệ thuật miễn phí
Từ một ban nhạc đường phố không trụ được với thị trường, các thành viên đã lập Câu lạc bộ HUB với mong muốn đóng góp điều gì đó về văn hóa cho cộng đồng. Từ hub trong Tiếng Anh có nghĩa là cổng nối. HUB kỳ vọng là cổng nối giữa những người đam mê nghệ thuật và những người yêu thích nghệ thuật mà không có điều kiện.
Sau gần 1 năm hoạt động HUB có khoảng 30 thành viên (trong và ngoài nước) có khả năng về nhạc, trang âm, mỹ thuật (để dàn dựng sân khấu các show diễn) với 3.600 người theo dõi trên trang xã hội. CLB mở cửa cho tất cả những người có đam mê nhạc mà không có điều kiện tiếp xúc. Sáng chủ nhật là ngày dạy nhạc miễn phí cho những ai muốn học guitar, trống, kèn, harmonica. “Dùng từ “chỉ nhạc” thì đúng hơn “dạy nhạc”, bọn tôi không phải dân nhạc chính qui”. Thỉnh thoảng tại quán của HUB có đêm chuyên đề như Kịch kinh dị, ban nhạc Tây khách mời… Thành viên HUB không phải đóng phí . Ban nhạc HUB dùng tiền đi diễn trích một nửa làm dự án thiện nguyện, nửa còn lại cộng với phần lợi nhuận chia từ café để vận hành. HUB không chủ trương biến thành nhà Tình thương. Các thành viên đều cố gắng về nhà ăn cơm, uống café phải trả tiền, không dùng quĩ công để tụ tập nhậu nhẹt.
Vào lúc không bận đi sự kiện, các thành viên chủ chốt của HUB bắt đầu một ngày bình thường ở “trụ sở” kiêm quán café trên phố Ô Chợ Dừa. Nơi ở của HUB rộng và khang trang. Có sân khấu và dàn âm thanh đúng điệu. Nội thất trang trí phong cách, có phòng thu âm, tập nhạc, thư viện, khách mới đến hẳn sẽ thầm hỏi “underground gì mà giàu thế ?”. Té ra, có hẳn hai chủ đầu tư thuê nhà xưởng bỏ tiền xây dựng làm quán café. Thành viên của HUB lo việc bán café, bù lại họ được sử dụng địa điểm làm trụ sở. Còn nội thất chất nghệ và tranh treo tường có gout là do chủ đầu tư cho một công ty nội thất thuê phòng, đồ mẫu của họ dùng để trang trí quán luôn. Mỗi tuần có hai buổi tối HUB chơi nhạc, giá đồ uống giữ nguyên.
Nhóm thu hút lượng người theo dõi nhờ 5 HUB show. Mỗi show một chủ đề như “Nghệ thuật đường phố”; “Nhà ảo thuật”, “Ông thợ máy”... Khán giả được giao lưu, tìm hiểu về một công việc cụ thể với nghệ sĩ hoặc nhân vật chính của chủ đề hôm đó. Nhà ảo thuật diễn trò, tiết lộ cho khán giả một số bí mật, hướng dẫn họ một số cách diễn xuất sân khấu, Người xem thích mê show trình diễn độ xe của một tay thợ nổi tiếng. Người thợ kể về công việc mỗi ngày, tâm tư tình cảm, đồng thời trình diễn trên máy một số thao tác kỹ thuật độ xe. Khán giả Đỗ Trí Bằng từng tham dự một vài HUB Show chia sẻ: “Show của các bạn ấy làm mình thấy yêu nghệ thuật hơn, nâng cao bản thân mình hơn. Mình nhận ra không chỉ âm nhạc, hội họa mà độ xe cũng là một nghệ thuật”.
Biểu diễn cho trẻ em vùng cao.
Thỉnh thoảng HUB tổ chức đi xa, dạy trống, đệm hát tại các phiên chợ cho trẻ em vùng cao. Hai năm gần đây HUB là khách mời trình diễn và làm workshop cho Lễ hội âm nhạc dã ngoại Quest tại Khu sinh thái Sơn Tinh (Ba Vì,HN). Lớp dạy trống của họ lôi kéo đông đảo fans người nước ngoài.
Một số bài hát, nhạc phim Hoài Nam sáng tác cho nhóm như Mơ, Yêu em, Vươn mình lên… có lượng view cao nhưng anh chưa muốn làm album “cứ để nó đến với người nghe một cách tự nhiên qua mạng”. Dường như có duyên với nhạc phim, sắp tới cả hội sẽ du hành âm nhạc tại Đà Nẵng để tham gia bộ phim ngắn về văn hóa dịch chuyển.
“Vui, sống với đam mê nhưng chúng tôi chưa sáng ngời lắm đâu. Khó khăn nợ nần là chuyện đương nhiên”. Mỗi lần tổ chức show họ đều phải vay mượn thêm. Gần đây một người phụ trách mỹ thuật đã đã đi khỏi, nhóm sáng lập còn ba người. HUB vẫn đang là CLB hoạt động cộng đồng tự phát, chưa có con dấu nên khó nhận hợp đồng tổ chức sự kiện hoặc dịch vụ ra tấm ra món. Muốn có dấu phải mở công ty. Nhưng mở công ty hoặc thu phí, bán vé thì thành tổ chức kinh doanh có lợi nhuận. Đó không đúng tính chất của HUB. Nhóm đang lên kế hoạch xin tài trợ cho Show HUB 6 “Ông họa sĩ” diễn ra trong tháng 12 tới. Dự tính là vậy nhưng thực tế còn mờ mịt lắm. “Có nhiều người mách mình cách kiếm tiền nhanh hơn nhưng tụi mình không làm được như thế”.
Hoàng HoaTừ khóa » Hoa Doãn Hoài Nam
-
Hợp âm Hoa - Mạc Sương Mai - Doãn Hoài Nam - VIỆT GUITAR
-
Doãn Hoài Nam/HUB Band & Mạc Mai Sương - Gương Mặt Trẻ #9
-
Stream Hoa (Doãn Hoài Nam) (live) - Mạc Mai Sương - SoundCloud
-
Có Một Thế Giới Mơ Màng Trong âm Nhạc Của Doãn Hoài Nam
-
Doãn Hoài Nam - Thư Viện Hợp âm Lớn Nhất Việt Nam
-
Hợp âm Mơ - Doãn Hoài Nam (Phạm Việt Hoàng)
-
IndieCate - Hoa - Mạc Mai Sương X Doãn Hoài Nam | Facebook
-
Lyrics: Mơ Doãn Hoài Nam - Smule
-
Not Just Tender And Unostentatious, Mạc Mai Sương Is A Multi ...
-
Mạc Mai Sương - Zing MP3
-
MINI SHOW – MƠ - DOÃN HOÀI NAM & HUB BAND - VCCA
-
Mưa - Doãn Hoài Nam,Mạc Mai Sương | Hợp Âm Nhanh