Những Bãi đá Rêu Phong đẹp Ngỡ Ngàng Ven Biển Miền Trung
Có thể bạn quan tâm
(SGTT) - Từ khoảng tết Âm lịch đến tháng Ba, nếu đi dọc các bãi biển miền Trung, du khách dễ bị quyến rũ trước những thảm rêu xanh rì trên đá ở biển Cổ Thạch (Bình Thuận), Từ Thiện (Ninh Thuận), Xóm Rớ (Phú Yên), Nam Ô (Đà Nẵng)…
- Du lịch giữa mùa dịch: Nét hoang sơ vẹn nguyên tại bãi đá Lò Thung
- Du lịch giữa mùa dịch: Bãi đá sông Hồng, điểm đến lý tưởng cho những tín đồ “sống ảo”
- Hè đến, ra Kê Gà dựng lều bên bãi đá đón bình minh
Không phải bãi biển nào cũng có rêu. Chỉ những nơi có đá chìm nổi trong nước theo mỗi đợt thủy triều, rêu mới có chỗ bám vào, từ đó sinh sôi nảy nở. Sau một mùa đông yên giấc, khi nắng xuân đã lan tràn khắp chốn thì rêu cũng chợt bừng tỉnh, phủ một màu xanh nõn nà lên các tảng đá bên những ngọn sóng bạc đầu.
Đó không phải là đám rêu xanh ngắn ngủn mọc trên tường nhà cổ kính mà là cọng rêu dài mềm mại như mái tóc của nàng công chúa tóc mây. Chạm nhẹ vào nước, nghe rêu mơn man qua từng ngón tay mới cảm nhận hết vẻ dịu dàng của loài thực vật biển này. Mỗi cơn sóng đùa qua, đám rêu lại xô đẩy lắc lư như đang múa theo điệu nhạc. Tầm tháng Tư, khi nắng lên gay gắt, rêu sẽ lụi dần đi, để lại những phiến đá trơ khấc. Vùng nào nắng nhiều thì rêu càng hết sớm hơn.
Bạn có thể chọn bất kỳ thời gian nào trong ngày để chụp hình với rêu. Lúc sáng sớm, khi bình minh vừa tỉnh giấc, sương sớm lượn lờ trên biển, mặt trời đỏ hồng trong mây và rêu xanh thẫm tạo thành một bảng màu bắt mắt. Khi nắng đã lên cao, rêu chuyển màu xanh non tươi mát, đôi khi hơi ngả vàng. Lúc chiều tà, những tia nắng còn sót lại hắt lên rêu xanh mềm mượt như nhung, vẽ nên một không gian huyền ảo.
Thời gian ngắm rêu đẹp nhất là lúc thủy triều xuống, trước 9:00 và sau 15:00. Tốt nhất là nên đi vào khoảng 15-20 Âm lịch từ giờ đến tháng Ba vì thời gian này nước xuống thấp nhất, bãi rêu lộ ra nhiều hơn, chụp ảnh sẽ đẹp hơn.
Những bãi rêu đẹp nổi tiếng ở một số tỉnh duyên hải Nam Trung bộ
Bình Thuận: biển Cổ Thạch, xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận từ lâu đã thu hút giới săn ảnh bởi sự độc đáo của bãi đá rêu được hình thành một cách tự nhiên. Theo thời gian, thủy triều, sóng biển và gió đã mài đá thành những hình thù kỳ lạ khác nhau. Có tảng rộng, có tảng thướt tha như dải lụa, có tảng nhô lên như một ngọn núi thu nhỏ, có những viên đá sỏi trơn láng với nhiều màu sắc khác nhau.
Các phiến đá không liền thành một khối mà trải dài trên bãi cát, để dòng nước biển len lỏi vào tạo nên một khung cảnh rất nên thơ. Đến mùa Xuân, rêu xanh bám đầy trên các tảng đá sát mép nước. Nhìn từ trên xuống, khi sóng đánh vào thì cả bãi đá như một hòn non bộ trải dài trên biển, khi sóng rút ra để lại bãi cát vàng thì các đỉnh rêu trông như những lùm cây trên cạn. Không xa khu vực biển này là chùa Cổ Thạch, một ngôi chùa nằm nép dưới hang đá nên còn gọi là Chùa Hang và cũng là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở đây.
Ninh Thuận: Trải dọc bờ biển thôn Từ Thiện, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận là bãi rêu xanh dài hơn 4km. Lúc thủy triều xuống thấp nhất có đoạn rộng tới 500m. Khác với các bãi biển khác, rêu ở đây đa phần mọc trên nền đá san hô trắng nên khá lởm chởm. Nơi đây còn được gọi là cánh đồng rong biển bởi nó mọc rất nhiều, bung xòe như những dải lụa xanh trong làn nước. Bên dưới bãi rêu, chen giữa đám san hô là một thế giới sinh vật biển phong phú với các loại thực vật khác nhau, cùng cá con, sao biển và cả san hô mềm… Ngoài ra, ở Ninh Thuận, bạn cũng có thể ghé Hang Rái hoặc Hòn Đỏ (huyện Ninh Hải) để thưởng thức vẻ đẹp tự nhiên của rêu.
Phú Yên: Đất xứ Nẫu nổi tiếng với rêu ở bờ kè xóm Rớ, phường Phú Đông, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Trước đây, địa phương tiến hành xây dựng bờ kè nhằm tránh bị ngập lụt và sạt lở bờ biển do hiện tượng triều cường, mưa lũ gây ra. Vài năm sau, những khối bê tông chắn sóng vuông vức, khô cứng được phủ một lớp thảm xanh mềm mại, tựa như hoa văn trang trí trên bãi biển mỗi độ xuân về. Với vẻ đẹp đó, nơi đây đã trở thành điểm check-in thu hút nhiều du khách gần xa.
Bình Định: Nếu đến Quy Nhơn, bạn có thể ghé Nhơn Hải, một xã ven biển cách trung tâm thành phố khoảng 18km. Dọc ven biển là bờ kè chắn sóng dài đến gần 1,3km, nối liền 2 gành đá ở 2 đầu của xã, nằm thoai thoải từ trên đường xuống bãi cát. Bên dưới, sát mép nước là các phiến đá phủ rêu xanh, nhiều nhất là từ đoạn giữa xã đến gành Trên. Bãi rêu này đối diện với Hòn Khô – một điểm du lịch nổi tiếng của địa phương nhiều năm gần đây.
Một điểm ngắm rêu thú vị nữa là gành đá Lộ Diêu, thị xã Hoài Nhơn, cách Quy Nhơn khoảng 80km. Từ trên cao nhìn xuống, Lộ Diêu ba phía dựa lưng vào núi, mặt nhìn ra biển, như một cánh cung khổng lồ. Cũng do quá trình mài mòn tự nhiên như ở Cổ Thạch, gành Lộ Diêu sở hữu nhiều mỏm đá lớn với hình thù và màu sắc khác nhau chạy dài từ bãi cát xuống mép biển. Đây cũng là bến tàu không số tại khu vực Bình Định trong kháng chiến chống Mỹ. Bãi rêu ở Nhơn Hải và Lộ Diêu không rộng và nổi tiếng bằng các bãi trên, nhưng hoàn toàn đủ sức hút với những người yêu cái đẹp.
Việt An
Từ khóa » đá Rêu Phong
-
Rêu Phong - Tuấn Hưng
-
Lời Bài Hát Rêu Phong (Tuấn Khanh) [có Nhạc Nghe]
-
RÊU PHONG - TUẤN HƯNG (LÀN SÓNG XANH 2004) - YouTube
-
Rêu Phong - Tuấn Hưng - Zing MP3
-
Top 14 đá Rêu Phong
-
“Rêu Phong” Là Gì? - Báo điện Tử Bình Định
-
Bãi đá Rêu Phong đẹp Không Tỳ Vết đốn đổ Giới Trẻ Nha Trang
-
Lời Bài Hát Rêu Phong (Tuấn Khanh)
-
Hút Hồn Bãi đá Rêu Phong ở Xứ "hoa Vàng Trên Cỏ Xanh" - DU LỊCH
-
Lyrics: Rêu Phong Tuấn Hưng - Smule
-
Lyrics: Rêu Phong (Gốc Bè) Tuấn Hưng - Smule
-
Đá Rêu Phong | Facebook
-
Đá-rêu-phong Profiles | Facebook