Những Bài Học Mà Trẻ Lên Ba Gửi Gắm Cho Cha Mẹ
Có thể bạn quan tâm
-
Vũ trụ bỉm sữa
-
Cẩm nang mua sắm
-
Thai kỳ
-
Chăm sóc bé 0 - 3 tuổi
-
Giáo dục sớm 0 - 6 tuổi
-
Góc chuyên gia
-
Mẹ bỉm quanh ta
- Giáo dục sớm 0 - 6 tuổi
- Nâng cao cảm xúc
Những đứa trẻ ở độ tuổi lên ba luôn bận rộn mỗi ngày để học tập những kỹ năng mới từ việc phải nói lời cảm ơn hay làm sao để mặc quần áo cho đúng cách. Các bậc cha mẹ vì vậy cũng tự nhận cho mình trách nhiệm luôn phải theo sát để dạy trẻ rất nhiều điều.
Nhưng nhiều khi người lớn không nhận ra cũng có nhiều bài học cuộc sống mà đứa trẻ lên ba có thể dạy cha mẹ. Phụ huynh chỉ cần cởi mở suy nghĩ rằng, trẻ con cũng có quan điểm riêng về nhiều vấn đề, đôi khi những hành động của trẻ có thể mang đến cho cha mẹ những suy ngẫm đáng giá.
Dưới đây là 13 bài học cha mẹ có thể học từ con của mình.
1Đừng bỏ cuộc sau những thất bại
Trẻ con có khả năng vượt qua những thất bại và bắt đầu lại. Nguồn ảnh: Freepik
Trẻ mới chập chững bước đi sẽ phải trải qua rất nhiều lần vấp ngã, trong quá trình dần lớn lên cũng sẽ gặp vô số thất bại khác như mặc quần áo sai cách hay dễ cáu giận mỗi ngày. Quá nhiều thất bại trước khi có những bước thành công đầu tiên.
Tuy nhiên, trẻ không xấu hổ trước những thất bại của mình và cũng không vội vàng kết luận rằng mình không có khả năng. Thay vào đó, chúng quay trở lại và tiếp tục cố gắng.
2Luôn giữ sự tò mò
Trẻ lên ba luôn nổi tiếng là tò mò. Cho dù trẻ đang đặt câu hỏi hay hiếu kỳ mở mọi ngăn kéo trong tầm với, chúng đều muốn tìm hiểu càng nhiều càng tốt.
Trẻ không chỉ nhìn mọi thứ, mà còn muốn khám phá bằng tất cả các giác quan của mình. Trẻ muốn nếm, ngửi, nghe, chạm và ngắm nghía mọi thứ mà chúng tiếp xúc.
3Kiên nhẫn
Trẻ em thường nỗ lực làm học hỏi và làm những điều mới tới cùng. Nguồn ảnh: Today’s Parent
Tất nhiên, trẻ không kiên nhẫn với mọi thứ (chẳng hạn như khi được yêu cầu làm điều gì đó mà trẻ không muốn). Tuy vậy, có những việc mà trẻ thực sự rất chú tâm và cố gắng để hoàn thành, thông qua việc quan sát trẻ, cha mẹ hoàn toàn có thể học hỏi về đức tính kiên nhẫn .
4Tận hưởng từng khoảnh khắc
Một trong những đặc quyền lớn của trẻ ở giai đoạn từ hai tuổi là chúng chẳng bao giờ đắn đo về quá khứ và cũng chẳng hề lắng lo về tương lai.
Người lớn thường dành nhiều thời gian để học cách sống ở thời điểm hiện tại. Nhưng đối với những đứa trẻ lên ba, sống ở khoảnh khắc hiện tại dường như là bản năng. Bất kể trẻ đang làm điều gì, chúng đều tập trung vào hiện tại.
5Ăn theo nhu cầu
Trẻ con chỉ ăn khi thấy đói và biết cách lắng nghe những nhu cầu của cơ thể. Nguồn ảnh: SheKnows
Dù là trẻ con nhỏ tuổi, chúng cũng có nhu cầu và khả năng lựa chọn những món ăn yêu thích. Trẻ mong muốn được có quyền ăn món này và từ chối món khác nên việc cha mẹ ép buộc trẻ ăn theo ý của người lớn sẽ khiến chúng cảm thấy khó chịu cũng như ngày càng kén ăn hơn. Dần dà, cha mẹ cũng thấy dễ nản lòng.
Nhưng xét ở mặt tích cực, trẻ chỉ ăn khi đói. Trẻ không ăn chỉ vì đồng hồ báo đã đến giờ ăn và trẻ không bận tâm đến việc dọn dẹp đĩa ăn của mình. Trẻ con chỉ lắng nghe cơ thể mình để biết khi nào đến giờ ăn.
6Tự tin là chính mình
Dù đầu tóc bù xù hay là đứa trẻ duy nhất trong phòng, trẻ con không quan tâm đến cách người khác nhìn nhận về chúng. Chúng quá bận rộn với việc là chính mình.
Điều này không có nghĩa là đôi khi trẻ không ngại ngùng, trẻ chắc chắn có thể kém thân thiện với vài người. Tình huống này thường xảy ra khi trẻ không chắc chắn về một số người xung quanh, không phải vì trẻ không chắc về bản thân.
Bài viết liên quan: 7 cách đơn giản giúp cha mẹ xây dựng sự tự tin ở trẻ
7Sẵn sàng yêu cầu sự giúp đỡ khi cần
Mặc dù đôi khi trẻ thể hiện mong muốn tự lập một cách rất quyết liệt, chúng cũng yêu cầu sự giúp đỡ khi cần.
Trẻ không xấu hổ khi thừa nhận mình không có khả năng làm việc gì. Và khi ai đó giúp đỡ chúng, trẻ thường tỏ ra rất biết ơn.
8Trân trọng những điều nhỏ bé trong cuộc sống
Tận hưởng niềm vui từ những điều giản đơn chính là bài học mà người lớn có thể cảm nhận từ trẻ nhỏ. Nguồn ảnh: No.1 Free Wallpapers
Trẻ em không quan tâm đến những thứ sang trọng hay những chuyến đi chơi xa xỉ. Trẻ có xu hướng bị ấn tượng mạnh nhất bởi những điều nhỏ bé trong cuộc sống - một bông hoa trên cánh đồng, mưa rơi hoặc một chiếc hộp đồ chơi mới.
Trẻ có thể dễ dàng giải trí bằng nhiều thứ khác nhau. Trẻ thường tìm thấy niềm vui lớn trong những điều đơn giản nhất của cuộc sống.
9Đối xử với mọi người không định kiến
Trẻ lên ba không có định kiến về những điều con người phải làm dựa trên tuổi tác, chủng tộc, giới tính, tôn giáo hoặc nghề nghiệp của họ.
Trẻ tìm kiếm những dấu hiệu cho thấy ai đó tử tế dựa trên cách người đó hành động và trẻ luôn cởi mở với những người mà chúng tiếp xúc.
10Bày tỏ cảm xúc của chính mình
Một trong những đặc điểm rõ ràng nhất của những đứa trẻ lên ba là chúng thường cần sự giúp đỡ trong việc điều chỉnh cảm xúc (vì trẻ không phải lúc nào cũng biết cách thể hiện cảm xúc theo cách phù hợp với xã hội).
Trẻ hét lên vì buồn, dậm chân vì tức giận hay cực kỳ vui mừng, trẻ chắc chắn sẽ không kìm nén. Trẻ em không gặp vấn đề gì khi biểu lộ cho mọi người thấy trạng thái cảm xúc của chúng.
Do đó, cha mẹ không bao giờ phải đoán cảm xúc của trẻ. Đây là điều mà người lớn có thể phải học hỏi từ trẻ nhỏ vì chúng ta thường có xu hướng kìm nén cảm xúc của mình trong lòng.
Bài viết liên quan: Làm thế nào để phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) ở trẻ em?
11Yêu thương hết lòng
Trẻ con luôn thể hiện tình yêu thương hết lòng. Nguồn ảnh: Raising Children Network
Trẻ lên ba biết chúng yêu ai và chúng không sợ bị tổn thương bởi những người chúng quan tâm. Trẻ không đong đếm những việc làm tử tế hay lo lắng về việc ai thể hiện tình cảm nhiều hơn. Trẻ chỉ yêu mọi người hết lòng.
Hầu hết trẻ con thể hiện rất nhiều tình cảm với những người mà trẻ cảm thấy gần gũi nhất. Trẻ làm như vậy một cách thường xuyên. Trẻ ôm, nói lời yêu thương và ngồi trong lòng người thân chỉ vì cảm thấy thích điều đó.
Khi trẻ tức giận, chúng không giữ mối hận thù lâu. Trẻ cho qua rất nhanh và thường hào phóng sẵn sàng chia sẻ và thể hiện lòng tốt. Trẻ thường bày tỏ tình yêu một cách thường xuyên mà không cần lo lắng về việc ai đã nói lời yêu thương lần cuối.
12Nói những điều trung thực
Nếu cha mẹ muốn biết chiếc nón mới của mình có xấu không, hãy hỏi những đứa trẻ. Trẻ con không ngần ngại chia sẻ ý kiến trung thực của mình, ngay cả khi câu trả lời không phải là điều mà cha mẹ muốn nghe.
Trẻ không quan tâm đến việc làm hài lòng mọi người. Trẻ không có khuynh hướng lo lắng về cách tránh làm mất lòng ai đó. Thay vào đó, trẻ con can đảm nói sự thật với bất kỳ ai.
13Tạo những trò đùa vui vẻ
Trẻ con có những trò đùa mang lại nhiều niềm vui cho những người xung quanh. Nguồn ảnh: Etsy
Mặc dù trẻ lên ba không biết những kỹ năng mềm nhưng chúng rất giỏi trong việc xử lý êm xuôi mọi cuộc trò chuyện.
Trẻ có thể đem trái cây cho bà, khoe người dì của mình về những cơ bắp nhỏ hay một trò đùa khác phổ biến của trẻ là trùm áo lên đầu. Bằng một vài những trò nhỏ đáng yêu ấy, hầu hết mọi đứa trẻ đều có khả năng mang lại tiếng cười cho những người xung quanh. Trẻ thường tỏ ra thích thú khi được yêu cầu làm những trò đùa nhỏ.
Trẻ con không nhận thức được hầu hết các hành vi xã hội và những kỹ năng ứng xử, chúng cũng chưa nhận biết được những thói quen xấu phổ biến khi trưởng thành. Vì vậy, dù nuôi nấng trẻ con sẽ làm bạn mất nhiều thời gian nhưng bạn có thể học được nhiều bài học từ trẻ nếu bạn đồng hành quan sát trẻ thật kỹ.
Xem thêm:
- Gợi ý 10 cách chơi với trẻ sơ sinh mà ba mẹ nên áp dụng
- 14 cách để mẹ kỷ luật trẻ mầm non nhẹ nhàng
- Những hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ sơ sinh ở từng giai đoạn
Hy vọng những bài học gợi ý từ AVAKids có thể giúp các bậc cha mẹ gần gũi gắn bó với trẻ hơn. Nếu để ý những hành động nhỏ từ trẻ, bạn sẽ thu được nhiều bài học lớn bất ngờ, cuộc sống cũng sẽ trở nên thú vị hơn nhiều đấy.
Anh Lê tổng hợp từ Verywellfamily
TAGs: Làm cha mẹ trẻ lên ba trẻ lên ba như thế nào trẻ lên ba thế nào Chia sẻ:copied
Bài viết có hữu ích với bạn không?
Có KhôngCám ơn bạn đã phản hồi!
Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?
Bài tư vấn chưa đủ thông tin Chưa lựa chọn được sản phẩm đúng nhu cầu Bài tư vấn sai mục tiêu Bài viết đã cũ, thiếu thông tin GửiBÀI VIẾT LIÊN QUAN
Giáo dục sớm 0 - 6 tuổi
Làm cha mẹ tỉnh thức - 6 Kỹ năng cần thiết của người làm cha mẹ
09/12
Cẩm nang gia đình
"Bố cũng là lần đầu tiên làm bố " - Những lời khuyên hữu ích cho người lần đầu làm cha
09/12
Phương pháp giáo dục
Cha mẹ tỉnh thức - Dấu hiệu cho thấy cha mẹ đang "thương cho roi cho vọt" quá đà
09/12
Nâng cao cảm xúc
Mách ba mẹ cách giúp trẻ vượt qua nỗi sợ người lạ
04/09
Chăm sóc sau sinh
Giải mã 12 lý do mẹ sau sinh cảm thấy cô đơn khi lần đầu làm mẹ
04/09
Tư vấn sức khoẻ
Cẩm nang sức khỏe gia đình: Tủ thuốc gia đình cần có gì?
29/07
Vui cùng con
Trẻ xem ti vi nhiều ? Mách mẹ cách giới giạn thời gian trẻ ngồi trước màn hình
27/05
Nâng cao cảm xúc
Học làm cha mẹ khó hay dễ ? Gỡ rối cho những vấn đề "khó nói" của bậc phụ huynh
24/10
-
100% sản phẩm chính hãnghơn 100 thương hiệu nổi tiếng
-
1 Đổi 1 trong vòng 1 tháng(Tuỳ sản phẩm)Tại 62 cửa hàng trên toàn quốc
Xem chi tiết -
Miễn phí giao hàngCho đơn từ 500.000đ trong 10km đầu tiên
Xem chi tiết
Từ khóa » Không Bận Tâm Lời Yêu Xung Quanh
-
[Em Vẫn đang Tự Chăm Sóc Mình] || Video Lyrics Yêu Là đau Là Sai
-
Lời Bài Hát Yêu Là Đau Là Sai, Lyrics, Mp3 Video - Thủ Thuật
-
Yêu Là Đau Là Sai - Chung Thương T-Jo - Video Clip MV HD
-
Em Vẫn Đang Tự Chăm Sóc Mình Không Bận Tâm Lời Yêu Xung ...
-
Lời Bài Hát Yêu Là Đau Là Sai - Chung Thương T-Jo
-
Plus+ - Em Vẫn đang Tự Chăm Sóc Mình Không Bận Tâm Lời Yêu...
-
Hợp âm Yêu Là đau Là Sai - Chung Thương T-Jo
-
Em Vẫn đang Tự Chăm Sóc Mình! Không Bận Tâm Lời Yêu Xung Quanh!
-
Cuộc Sống Là Của Riêng Bạn, đừng Bận Tâm đến Lời Bàn Tán Của ...
-
Nhạt - Phan Mạnh Quỳnh
-
Khi Yêu Thương đủ Lớn Mọi Giới Hạn đều được Xóa Nhòa - Prudential
-
Điều Gì Làm Nên Con Người Hạnh Phúc | Prudential Việt Nam
-
▷ Em Vẫn Đang Tự Chăm Sóc Mình Không Bận Tâm Lời Yêu Xung ...