Những Bệnh Không Cần Giấy Chuyển Viện Theo Quy định Năm 2022

Những bệnh không cần giấy chuyển viện theo quy định năm 2022? Cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Những bệnh không cần giấy chuyển viện

Bảo hiểm y tế đóng vai trò quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội nhằm bảo vệ sức khỏe cho người dân. Tại quy định của khoản 6 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014, người tham gia BHYT khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh (KCB) không đúng tuyến tại các cơ sở KCB tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước sẽ được quỹ BHYT chi trả các chi phí điều trị nội trú theo phạm vi quyền lợi BHYT và mức hưởng như đi KCB đúng tuyến từ ngày 01/01/2021.

Đây là điểm đổi mới quan trọng của Luật BHYT nhằm hướng tới quyền lợi của người bệnh; người dân được quyền tự lựa chọn bệnh viện để khám, chữa bệnh nội trú.

Cụ thể, theo quy định hiện hành, những trường hợp đi KCB trái tuyến chỉ được quỹ BHYT chi trả 60% chi phí điều trị nội trú đối với tuyến tỉnh. Tuy nhiên, sang năm 2021, người có thẻ BHYT khi điều trị nội trú trái tuyến ở các bệnh viện tuyến tỉnh trong cả nước thì mức hưởng BHYT sẽ được tăng từ 60% lên 100% đối với các đối tượng theo quy định

Những bệnh nào không cần giấy chuyển viện

Tại Điều 12 của thông tư 40/2015/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về sử dụng Giấy chuyển tuyến và Giấy hẹn khám lại trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế: – Trường hợp người bệnh được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi;– Trường hợp người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và sau đó được chuyển tiếp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi;– Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày ký;

Những bệnh không cần giấy chuyển viện theo quy định năm 2022
Những bệnh không cần giấy chuyển viện theo quy định năm 2022

– Riêng một số trường hợp mắc bệnh mạn tính, trong đó có các bệnh như hội chứng viêm thận mạn, suy thận mạn, chạy thận nhân tạo chu kỳ… thì được sử dụng giấy chuyển tuyến từ cơ sở y tế tuyến trước từ ngày được giới thiệu cho đến hết ngày 31/12 của năm đó. Trường hợp đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó mà người bệnh vẫn đang điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết đợt điều trị nội trú đó;– Việc sử dụng Giấy hẹn khám lại: Mỗi Giấy hẹn khám lại chỉ sử dụng 01 (một) lần theo thời gian ghi trong Giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.– Người bệnh được cấp cứu ở bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào.

Khi bệnh nhân đến khám bệnh, chữa bệnh không có giấy chuyển viện:

Được quỹ BHYT chi trả chi phí KCB nội trú theo mức hưởng như đi KCB đúng tuyến, không được hưởng chế độ không cùng chi trả chi phí KCB như quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Luật BHYT (Bệnh nhân được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến).

Kết thúc khám bệnh ngoại trú, bệnh nhân phải nhập viện điều trị nội trú sẽ được BHYT thanh toán 100% theo mức hưởng trên thẻ BHYT của người bệnh, bệnh nhân không có chỉ định nhập viện vào điều trị nội trú người bệnh phải chi trả các khoản chi phí khám chữa bệnh theo quy định.

Người bệnh có chỉ định điều trị ngoại trú (làm hồ sơ ngoại trú nhận thuốc và theo dõi định kỳ) tại bệnh viện:

Hướng dẫn xin giấy chuyển viện của nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ BHXH . Các lần tái khám tiếp theo sử dụng giấy hẹn tái khám và photo giấy chuyển viện lần đầu trong năm để được hưởng chi phí điều trị của BHYT trong năm dương lịch.

Mời bạn xem thêm:

  • Thông tư 18/2020/TT-BYT về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện
  • Bộ Y tế điều chỉnh định nghĩa về ca bệnh Covid-19

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Những bệnh không cần giấy chuyển viện theo quy định năm 2022”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, giải thể công ty, mẫu hợp pháp hóa lãnh sự…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Viện phí đối với trường hợp bệnh nhân đến khám bệnh, chữa bệnh không có giấy chuyển viện

Bệnh nhân được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến.

Các trường hợp được sử dụng giấy chuyển tuyến từ cơ sở y tế tuyến trước

ột số trường hợp mắc bệnh mạn tính, trong đó có các bệnh như hội chứng viêm thận mạn, suy thận mạn, chạy thận nhân tạo chu kỳ… thì được sử dụng giấy chuyển tuyến từ cơ sở y tế tuyến trước từ ngày được giới thiệu cho đến hết ngày 31/12 của năm đó.

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Giấy Chuyển Tuyến Bhyt 2021