Những Bệnh Thường Gặp ở Cá đĩa Và Cách điều Trị - Wiki Phununet

Những bệnh thường gặp ở cá đĩa. Nguyên nhân gây bệnh ở cá đĩa. Phòng ngừa và điều trị bệnh cho cá đĩa như thế nào.

1. Bệnh Đục mắt

- Triệu chứng: Mắt có màn trắng đục, có thể bị sưng mắt nếu để lâu không trị dể dẫn đến mù mắt. - Cách trị: + Ra tiệm thuốc Tây mua 1 vỹ Tetraciline 500mg (3000đ/ vỹ), pha 2 viên (hồ 6 tấc) vào tách nước, khuấy đều rồi đổ vào hồ. + Cắm sưởi ở 33 - 35 độ. + Cho vào 01 chén nhỏ muối hột. + Tắt lọc, tắt oxy (vì tránh tạo bọt trên mặt hồ). + Sau 24 giờ thay 1/2 nước, cho thêm một viên + ít muối. + Sau 24 giờ nữa thì thay 1/2 nước, cho ít muối. Nếu thấy cá đỡ hơn thì khỏi cho thêm thêm thuốc, ngược lại thì cho thêm 1 viên nữa. 2. Bệnh Nấm trắng - Triệu chứng: Có màn trắng trên thân, cá đen người, hay tụ 1 góc hồ và ít hoạt động. - Cách trị: Hiện có rất nhiều cách trị nấm, nhưng mình xin nêu 2 cách đơn giản và thông dụng nhất. + Cách trị bằng muối đậm đặc: Cần chuẩn bị 1 thau nước và 1 chén nước muối (muối ăn nha)thật đặc. Bắt cá bệnh ra thau, sau đó bạn cầm cá trên tay và thấm nước muối tha vào chỗ nào bị đốm trắng, tha tha vài lần rồi thả cá vào hồ trở lại. Chú ý là vuốt xuôi theo mình cá nha, đừng để cho nước muối vào mang cá và mắt cá nha. Bạn nên mua muối hột ở tiệm cá về rải hàng tuần để tránh bệnh đốm trắng cho cá . Tốt nhất nên thay hết nước của hồ cá bệnh (thay hết luôn chứ ko phải 1/2 hay 1/3 đâu vì như thế sẽ còn mầm bệnh trong nước) đồng thời giữ nhiệt độ nước khoảng 32 – 33 độ C. + Cách trị bằng thuốc nâu: 1 viên dùng cho 20 lít, ngâm 48 tiếng sau đó thay 1/3 nước, ngày tiếp theo thay 1/2 nước rồi thay hết nước vào ngày kế tiếp. Kèm theo phải luôn luôn sưởi 30 - 33 độ C. - Lưu ý: Có một cách điều trị nhanh và hiệu quả là tắm cá trong các dung dịch sát khuẩn và nấm. Do nồng độ thuốc trong dung dịch cao nên cá thường không sống lâu được trong dung dịch này, thời gian tắm khoảng từ 15 phút đến hơn 1 tiếng. Trong quá trình tắm phải theo dõi hoạt động của cá liên tục để vớt ra kịp thời, tùy theo loại dung dịch mà sau khi vớt cá ra môi trường nước mới các bào tử nấm có thể chết ngay hoặc suy yếu đần, có thể tróc ra ngay từng mảng hoặc vẫn còn bám trên mình cá nhưng teo dần và được loại thải sau vài ngày. Ưu điểm của phương pháp tắm là nhanh, ít tốn thuốc, sau khi tắm xong cá được sống trong môi trường nước mới nên có thể cho ăn, thay và quản lý chất lượng nước dễ dàng, nhưng cũng khá nguy hiểm nếu quá liều hoặc quá thời gian chịu đụng của cá. Một số dung dịch người ta thường dùng là Malachite green, Formalin, thuốc tím, muối ăn, CuSO4... Hiệu quả và nồng độ của mỗi dung dịch tùy thuộc vào từng loại cá và độ tuổi. Về phần điều trị bằng phương pháp tắm rất đễ gây chết cá nên xin được trao đổi với các bạn ở một chuyên mục khác. 3. Bệnh ký sinh trùng

- Triệu chứng: gây ngứa, khó chịu, cá thường giật giật các vây hay cọ sát vào các vật cứng trong bể như thành hồ những nơi có thể bề mặt nhám và nguy hiểm hơn dể dẫn đến loét, trầy thân cá. - Cách trị: Đơn giản mà hiệu quả. Bỏ muối 400 - 500gm/100lít nước (bỏ vào từ từ hay bỏ vào hộp lọc), tăng nhiệt độ lên 32 - 33 độ C. 4. Bệnh loét thân, đục thân

- Triệu chứng: Loét 1 mục nhỏ ngay thân và từ từ lang rộng ra cho đến chết. Bệnh này rất nguy hiểm và khó cứu nếu không chữa trị kịp thời. - Cách trị: dùng Merinal (thuốc đặt của chị em, có bán ngoài tiệm thuốc tây). + Thuốc: 1 viên/60lít và nâng nhiệt độ lên 32 độ C. + Muối: 200gm/100lít + Ngày hút đáy 1 - 2 lần (không cần bắt riêng cá ra), 2 ngày thay 1/3 nước rồi thêm 1 viên thuốc nữa. - Lưu ý: Trong những ngày này cá bỏ ăn, khoảng 1 tuần sau cá mới bắt đầu ăn lại phải trị bệnh loét chúng ta cần phải kiên nhẫn chờ đợi, không nên chữa trị bừa bãi sẽ làm cá chết ngay nhiều. 5. Bệnh đường ruột

- Triệu chứng: Cá bỏ ăn, bụng to, có khi đi phân trắng - Cách trị 1: Dùng men tiêu hóa BIO FISH và làm theo hướng dẫn trên bao bì (có bán ngoài tiệm cá), nhiệt độ nâng lên 32 - 33 độ C, khoảng 3 ngày sau cho cá ăn tý lăng quăng (vì lăng quăng dễ tiêu hóa hơn các loại thức ăn khác). - Cách trị 2: Dùng Metronidazol (có bán ngoài tiệm thuốc tây, vỉ có 1 mặt vàng, 1 mặt đỏ). Liều dùng: 1 viên/20lít nước ngâm 2 ngày sau đó hút bớt nữa hồ châm nước mới vào và cho thuốc vào bằng với lượng nước vừa hút ra. Nhiệt độ 32 - 33 độ C. - Trong lúc trị bệnh không nên cho cá ăn và tập ăn lại sau 3 ngày trị bệnh. 6. Bệnh đóng nấp mang

- Nguyên nhân: Do hồ nước ô nhiễm, môi trường nước xấu. - Triệu chứng: Cá chỉ thở 1 bên mang, mang còn lại không hoạt động. - Cách trị: Cải thiện lại môi trường nước, thường xuyên súc rửa hồ. Tăng nhiệt độ lên 30 - 31 độ C. 7. Nấm - saprolegnia ferox - Triệu chứng: lúc đầu là những chấm trắng nhỏ bông bông nhờn nhờn, hình tơ, sau lan ra toàn thân và mang, (hardisk cũng dã từng gặp vấn đề này). Bệnh thường gặp , nhất là các loài chịu lạnh kém như họ cá rô phi. Khi mới mắc bệnh, cá bơi lờ đờ. - Nguyên nhân: Chủ yếu do lạnh đột ngột, cá có các vết xước, nếu tiết trời lạnh, sức đề kháng kém, các rất dễ mắc bệnh. - Cách trị: Cách li cá bệnh, có thể dùng nước muối với tỉ lệ, 10L thì hòa tan 6 thìa cà phê muối ăn, hoặc dùng KMnO4 với cứ 10 lít thì dùng 30mg thuốc. Dùng máy sười khoảng 24 - 26 độ C. 8. Bệnh đốm trắng

- Nguyên nhân: Bệnh do động vật nguyên sinh gây nên, Ichthyophthirius (còn gọi là trùng quả dưa). Bệnh bắt đầu xuất hiện từ các nốt trắng hoặc xám nho nhỏ trên mình cá và các vây cá, trông tựa như bị rắc muối tiêu (một số cá đĩa thì da chúng tự nhiên đã có các vết đen) Nếu không chữa thì các nốt đó có thể lan ra toàn thân, bệnh thường kèm theo nấm, nấm phát triển thêm làm cho cá chết. - Cách trị: Thả các bệnh vào một bể có to từ 30 – 32 độ C, hoà thêm thuốc đỏ (mercurochrom 2%), cứ 10 lít thì hoà 8 giọt, giữ cá trong 24h. Sau 3 - 4 ngày, lại làm lại một lần nữa Nếu không, có thể dùng Blue methylen 5%: 2 giọt trong 10 lít nước. 9. Bệnh thối mang

- Nguyên nhân: do ký sinh gyrodactylus gây nên, ký sinh phá hoại da và mang cá Biểu hiện là đứng im lặng, đột ngộy sợ hãi rồi đột ngột di chuyển nhanh . - Cách trị: Dung Phoóc môn (andehyt focmic) HCHO, chú ý là 40 %, nhỏ vài giọt vào một lít nước, nếu không có HCHO thì thay bằng thuốc tím, 3mg cho 10 lít nước, Cần cách li cá bệnh và tẩy uế bể cũ. 10. Bệnh đỏ vây

- Biểu hiện: các vây cương đỏ, nhất là vây đuôi, các tia máu nhìn rõ, Bệnh hay gặp trong bể mà có nhiều cá (thả dày) mà lại có rong nhưng không đủ dưỡng khí. Bệnh dễ lây lan. - Cách trị: cách li cá bệnh, sang cá thưa ra và tiến hành tắm muối cho cá: dùng 20g NaCl vào 20 lít nước để tắm cá trước khi thả cá vào bể mới. 11. Bệnh shimmy - Triệu trứng: cá bơi lờ đờ, mình lắc bên này, lúc lắc bên kia một cách mệt mỏi. Nguyên nhân có thể do cá ăn quá no, ăn không tiêu (chú ý: cá có tốc độ tiêu hoá chậm hơn nhiều so với người), có thể bị lạnh (cá là loài biến nhiệt, sức chịu lạnh kém), cũng có khi do kí sinh trùng đường ruột. - Cách trị: giữ bể ở 25 – 26 độ, cho cá "đói" 1 – 2 ngày, nếu do kí sinh trùng thì cho cá vào nước muối, (30g cho 1 lít), tắm ba phút, mỗi ngày một lần trong vòng 3 - 4 ngày liên tục. 12. Bệnh đốm đỏ

- Nguyên nhân: do vi trùng Pseudomonas punctaca gây ra, vi trùng thuộc họ trực khuẩn (hình que), dài cỡ 2 – 3 micro, đầu có tiên mao. Cá bị bệnh có hai bên lườn ứ máu, ấn tay thấy dịch vàng chảy ra. Vây cá xơ xác, cá bệnh nặng, mắt và hậu môn lồi ra, thịt ứ máu và mủ, ấn tay thấy mềm nhũn. Bệnh dễ phát sinh ở nhiệt độ quá cao, thức ăn kém về chất. - Cách trị: Cần cách li ngay cá bệnh, dùng tetracylin hoà tan với tỉ lệ 5 – 10mg/lít nước. Có thẻ trộn vào thức ăn, với tỉ lệ 25mg/1cân cá, ăn liên tục t ừ 5 - 7 ngày. Hoặc dùng sulfathiazin trộn vào thức ăn cho cá với tỉ lệ 100g/1kg cá, ăn liên tục trong 5 ngày. 13. Bệnh trắng đuôi

- Nguyên nhân: Do trực cầu khuẩn pseudomonas dermoalba, kích thước: 0,4 - 0,6 micron gây ra. Năm 1973, Ghittino Pietro cho rằng siêu vi trùng Chanel Catfish Virus Disease gây ra. Cá bị bệnh, đầu thiên có hiện tượng bơi yếu, hay đứng im, cuối vây lưng và vây đuôi mất mầu, sau nhợt nhạt, rách và gãy dần khi bệnh trở nặng. Nặng hơn nữa cá cắm đầu xuống, hơi cử đọng nhẹ hoặc bất động rồi chết tư từ. Bệnh thường phát sinh khi nhiệt độ cao trên 30 độ đói ăn lâu, bị săn đuổi và bị đánh. - Cách trị: cách li cá bệnh, thường xuyên thay nước 3 - 4 lần/ngày. Bệnh này lây lan rất nhanh, đối với cá bị nghi ngờ lây bệnh nên tiến hành tắm Biomicin với liều 12mg/lít nước trong 30 phút. Đối với cá bị bệnh tắm liều cao hơn: 18 mg /lít trong 20 phút, mỗi ngày tắm 1 - 2 lần (tùy theo bệnh tình trạng bệnh), tắm liên tục 3 - 4 ngày. 14. Bệnh báng - Triệu chứng: Cá bị bệnh này có bụng phình to (rất to) vẩy dựng ngang ra, mắt lồi. Mặc dù vậy, cá vẫn ăn, nhưng ít hơn bình thường, bệnh không lây, trong cùng một bể. - Cách trị: 1g Quinium Sulfat/15 - 20 lít nước, quấy kĩ đều, thả cá bệnh vào ngâm từ 1 - 2 giờ rồi chuyển sang bể khác. 15. Bệnh đen thân

- Triệu chứng: màu sắc thân cá sẫm đen, cá ít vận động, các vây cụp lại, cá chụm lại ở góc hồ, hô hấp khó khăn, cá bỏ ăn gầy yếu và chết. - Nguyên nhân: Cá bị đen thân là do kí sinh trùng Flagellate trong dường ruột loài kí sinh trùng này có thể di chuyển từ ruột đến các bộ phận khác trong cơ thể cá làm sưng. - Trị bệnh: trộn 20 - 30mg Metronnidazole vào 1kg thức ăn và cho cá ăn 2 - 3 ngày liền thì hết bệnh. - Cách trị: Tăng nhiệt độ nước trong bể lên 30 - 33 độ C. 16. Bệnh lở loét mũi - Nguyên nhân: Do một loại ký sinh xâm nhập vào mũi, từ đó ăn hết phần thịt của mũi, tạo thành một lõm lớn lan rộng đến mắt và sâu tới não. Cá bị bệnh thường cọ mũi vào vật dụng để trong thành bể, vào thành bể, thường nghiêng đầu xuống khi bơi, biếng ăn hay bỏ ăn, phân trắng, loãng. - Điều trị: dùng Tetracyclin để trị bệnh cho cá, nhưng cũng chỉ trị được dứt bệnh khi cá mới bị nhiễm giai đoạn đầu. Cá bị bệnh có thể lây bệnh sang những con cá khoẻ mạnh khác và có thể gây chết hàng loạt. Do đó phải chú ý giữ gìn vệ sinh bể nuôi, cách ly cá bị bệnh.

Các nguyên tắc cơ bản trong điều trị bệnh ở cá dĩa

I. Giới thiệu: - Mùa đông sắp đến rồi, mùa sinh ly tử biệt của cá dĩa cũng sắp đến rồi, Kitax vận dụng hết kiến thức, kinh nghiệm, thực nghiệm, tiểu xảo, đại xảo ... víết bài này hy vọng góp phần nào làm giảm thiểu các cái chét thương tâm của cá dĩa do thuốc - Bài viết này không tập trung vào từng lọai thuốc / cách trị bệnh cụ thể mà chỉ phân tích các nguyên tắc, nguyên lý cơ bản kèm dẫn chứng nhằm giúp người đọc hiểu rõ cách sử dụng các lọai thuốc điều trị cho cá dĩa nhàm hạn chết tới mức thấp nhất rủi ro. - Bài viết được viết dựa trên các kiến thức thu thập khắp nơi và các cách làm chủ quan của Kitax nên có khi đúng, có khi sai. Do đó, các bạn nên tìm hiểu và cân nhắc kỹ trước khi áp dụng. II. Phân lọai bệnh: - Bệnh trên cá dĩa đa số là do các vi khuẩn sống trong môi trường nước trong một điều kiện nhất định nào đó tấn công và ký sinh trên cá dĩa, gây bệnh cho cá. Trong một số trường hợp hiếm gặp, các virus cũng có thể gây bệnh cho cá và các bệnh do virus gây ra thương không có cách hoặc rất khó chữa trị. - Các bệnh trên cá dĩa có thể chia thành 2 lọai chính: bệnh ngọai ký sinh và bệnh nội ký sinh II.1. Bệnh ngọai ký sinh: - Bệnh ngọai ký sinh là bệnh mà vi khuẩn tấn công vào các thành phân bên ngòai tiếp xúc với môi trường nước của cá. Vi các thành phần ngòai tiếp xúc với môi trường nước chứa vi khuẩn nên bệnh ngọai ký sinh phổ biến hơn bệnh nội ký sinh. - Các thành phần của cá dể bị bi vi khuẩn tấn công bây bệnh bao gồm: thân, mang, mắt, đuôi, kỳ cờ. - Ví dụ một số bệnh ngọai ký sinh hay gặp: Nấm màng, nấm mang, đục mắt, ... - Các bệnh ngọai ký sinh khi tân công thườn tấn công những con yếu nhất trong bầy và rất dể dàng lây lan ra tòan bộ bậy cá hoặc tòan bộ trại cá. Do đó, khi cá mắc bệnh ngọai ký sinh, cách tốt nhất là điều trị cho cả hồ hoặc tất cả các hồ nếu cần thiết để tránh lây lan hàng lọat, mât kiểm sóat. - Bệnh ngọai ký sinh có thể dùng cả 2 nhóm thuốc kháng sinh hoặc hóa chất để điều trị (Xem thềm phần phân lọai thuốc) II.2. Bệnh nội ký sinh: - Ngược với bệnh ngọai ký sinh, bệnh nội ký sinh là bệnh do vi khuẩn / virus tấn công các cơ quan nội tạng của cá. Bệnh nọi ký sinh ít phổ biến hơn bệnh ngọai ký sinh do các cơ quan nội tạng ít tiếp xúc với môi trừong nước - Bệnh nội ký sinh thường xuất hiện ở một họăc một vài cá thể trong bầy và ít khi lây lan cho tòan hồ. Do đó, ta có thể tách riêng cá thể bi bệnh để chữa trị mà không cần chữa trị tòan bộ. - Đa số bệnh nội ký sinh chỉ có thể sử dụng kháng sinh để chữa trị mà không dùng hóa chất. Thời gian chữa trị bệnh nội ký sinh thường lâu hơn. III. Phân lọai thuốc - Nhìn chung, các lọai thuốc chữa bệnh cho cá dĩa được phân thành 2 nhóm chính: . Nhóm kháng sinh: Bao bồm các lọai thuốc tây cho người, các lọai thuốc trị bệnh được bào chế riêng cho cá cảnh như cephalexin, tinidazol, metronidazol, v.v.. . Nhóm hóa chất: Các hóa chất oxy hóa mạnh như formol, thuốc tím, đồng sulfat, v.v.. III.1 Nhóm thuốc kháng sinh: - Nhóm kháng sinh bao gồm các lọai thuốc cho người, các lọai thuốc trị bệnh được bào chết cho cá ảnh. - Các kháng sinh họat động bằng cách ức chế lớp màng của vi khuẩn, làm cho vi khuẩn không thể trao đổi chất với môi trường ngòai, vi khuẩn sẽ yếu dần và chết - Mỗi lọai kháng sinh chỉ có tác dụng đến một hay một vài chủng lọai vi khuẩn do đó, điều quan trọng nhất khi sử dụng kháng sinh là phải sử dụng đúng thuốc cho đúng lọai vi khuẩn. Nếu không, vi khuẩn gây bệnh không thể bị tiêu diệt mà ngược lại cá sẽ mệt hơn. - Một số kháng sinh cần thêm các yêu tố bên ngoài (ánh sáng, nhiệt độ) để phát huy tối đa tác dụng. Do đó, ta cần tìm hiểu kỹ các yêu cầu của kháng sinh trước khi sử dụng - Kháng sinh có tác dụng chậm hơn hóa chất nên ít gây sôc thuốc cho cá. Tuy nhiên sốc do kháng sinh gây ra (nếu có) thường chậm và ít biểu hiện ở cá. Đến khi biểu hiện thì người nuôi cá khó trở tay kịp - Điều trị bằng kháng sinh thường kéo dài dài hơn so với hóa chất và tương đối an tòan hơn hóa chất nếu đúng bệnh đúng thuôc. III.2 Nhóm hóa chất - Nhóm hóa chất là các chất oxy hóa mạnh như thuốc tím, formol, ... - Như chúng ta đã biết, cá và vi khuẩn đều cần oxy. Tuy nhiên vì vi khuẩn thường ở dạng đơn bào nên khả năng chịu đựng môi trường hiếm oxy kém hơn cá. Lợi dụng điều này, người ta dùng hóa chất để chữa bệnh cho cá. - Đăc điểm của các chất oxy hóa là rất háo oxy. Do đó, khi cho vào nước, các hóa chất này thừong lấy oxy trong nước rất nhanh làm cho lượng oxy hòa tan giảm xuống rất nhanh. - Khi hóa chất làm lượng oxy xuống thấp đến mức vi khuẩn không chịu được nhưng cá chịu được, vi khuẩn sẽ yếu (yếu chứ không chết) nhưng cá vẫn chịu được. Kết quả là cá khỏi bệnh - Khi hóa chất làm lượng oxy xuống thấp nhưng chưa đến mức vi khuẩn yếu thi vi khuẩn và cá cùng sống, kết quả là cá vẫn không khỏi bệnh - Khi hóa chất làm lượng oxy xuống thấp đến mức cả cá và vi khuẩn đều không chịu được, kết quả là vi khuẩn chết, cá khỏi bệnh nhưng bị shock hóa chất, khi đó cá sẽ chết vì hóa chất chứ không phải vì vi khuẩn - Vi các chất oxy hóa lấy oxy bằng phản ứng hóa học vô cơ rất nhanh nên để hạn chế rủi ro và nới rộng khỏang cách chịu đựng oxy của cá và vi khuẩn, chúng ta nên làm cho nước thật giàu oxy trước khi sử dụng để chúng ta có thể trở tay kịp nếu ta lỡ cho hóa chất quá nhiều và quá trình hấp thụ oxy của hóa chất xay ra quá nhanh. - Vi dư lượng hóa chất tiếp tục lấy oxy trong hồ nên khi sử dụng hóa chất, ta nên thay nước cho hồ càng nhiều càng tốt, càng sớm nhất có thể càng tốt để trách gây tổn thương tiếp cho cá vi dư lựong hóa chất tồn tại trong hồ. - Vì ở mỗi nguồn nước khác nhau, các thành phần hóa học khác nhau, lượng oxy hòa tan khác nhau nên liều lượng sử dụng hóa chất ở mỗi vùng miền sẽ khác nhau. Đó là lý do tại sao với một hóa chất khi sử dụng ở đây hiệu quả, nhưng ở nơi khác kém hiệu qua (sử dụng kháng sinh đôi khi cũng xảy ra hiện tương này).

Kỹ thuật nuôi cá rồng Kỹ thuật nuôi cá Đĩa Kỹ thuật nuôi cá chép cảnh Kỹ thuật nuôi cá ngựa cảnh Kỹ thuật nuôi cá ba đuôi Kinh nghiệm nuôi tép cảnh

(St)

Từ khóa » Cá Dĩa Bơi Loạn Xạ