Những Bí ẩn Biển Hồ Không Lời Giải Thích - CloudTour
Có thể bạn quan tâm
Biển Hồ là tên được người Kinh đặt, còn tên thật của nó là Tơ Nueng, đây là một miệng núi lửa khổng lồ nằm phía bắc thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai quanh năm ăm ắp nước và xanh ngắt một màu, như một chiếc gương trên chót vót cao nguyên lộng gió cho mây trời soi bóng. Biển Hồ được bao bọc bởi nhiều bí ẩn và huyền thoại thú vị khiến nơi đây càng trở nên lung linh, huyền ảo.
Ngay cái tên Biển Hồ có lẽ cũng nói lên khát vọng của con người. Cao nguyên Pleiku có độ cao hơn mực nước biển cả nghìn mét. Theo nguyên tắc bình thông nhau thì không có giọt nước nào có thể tồn tại được trên những đỉnh núi cao này. Và vì thế mà con người mới khao khát nước, khao khát biển. Vì thế khi có một cái “ao” trên đỉnh núi cao vời vợi, đứng dưới quốc lộ I nhìn lên chỉ thấy mây phủ kín thì người ta gọi là “biển” cũng là đúng thôi. Nằm đối diện với Biển Hồ theo trục Bắc Nam khoảng chục cây số là đỉnh Hàm Rồng, đây cũng là một miệng núi lửa khổng. Rất đối xứng, một bên trồi lên, bên thụt xuống, làm khiến một nhà thơ so sánh nó như là Yo Ni và Lin Ga. Thời chưa có các phương tiện hiện đại, người ta đồn nhau rằng Biển Hồ... không hề có đáy, nó thông xuống... biển Quy Nhơn. Có một thực tế là mực nước Biển Hồ hầu như quanh năm không đổi nên nơi đây vừa là thắng cảnh, vừa là nguồn nước sinh hoạt nuôi sống nhân dân thành phố Pleiku. Hiện tượng mực nước không đổi này cũng là sự lạ, bởi mùa khô kéo dài sáu tháng, trời không có một giọt mưa mà mực nước giữ nguyên thì cũng thật là khó giải thích. Xung quanh Biển Hồ vây bọc bởi các ngọn núi mà đồng bào dân tộc bám vào những triền thoai thoải của nó để dựng nhà, lập làng.
Hiện nay người ta xác định được diện tích của Biển Hồ là 240 ha và hồ nước tự nhiên lớn nhất trong khu vực. theo các kết quả phân tích về chất lượng nước cho thấy nước ở nơi đây có chất lượng tốt nhất trong tất cả các thuỷ vực mặt nước lớn tại Tây Nguyên cũng như trên toàn quốc. Chính vì lẽ đó, Biển Hồ là một tài nguyên mặt nước dồi dào, cả chất lượng và trữ lượng đều bảo đảm, mang ý nghĩa chiến lược trong quá trình phát triển thành phố Pleiku. Ngày trước người ta đồn nhau rằng, đáy Biển Hồ có những cái vực rất sâu, hun hút như giếng nhưng giờ đã được xác định là khá bằng phẳng. Đây cùng là kết quả của việc bồi lắng sạt lở diễn ra liên tục vào mùa mưa trong các năm qua.
Ngày nay, Biển Hồ không chỉ là nguồn cung cấp nước cho người dân trong vùng mà còn là điểm thu hút khá đông khách du lịch. Du khách đến với Biển Hồ có cơ hội phóng tầm mắt để nhìn bao quát cả một vùng: những quả đồi đất đỏ badan, những đồi chè ngút ngàn tầm mắt…hay thành phố Pleiku bao phủ bởi màn sương. Du khách dễ dàng gặp ở đây những ngôi nhà rông cao vút. Biển Hồ được ví như hạt ngọc của Pleiku, của Tây Nguyên và là một điểm du lịch quan trọng của tỉnh.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMTour du lịch Đà Nẵng 3 ngày 2 đêmTour du lịch Đà Nẵng 4 ngày 3 đêmTừ khóa » độ Sâu Của Biển Hồ Gia Lai
-
Hồ T'Nưng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Khám Phá Biển Hồ Pleiku - VOV World
-
BIỂN HỒ Ở ĐÂU? BIỂN HỒ CÓ ĐÁY HAY KHÔNG?
-
Biển Hồ Gia Lai Sâu Bao Nhiêu, Hồ T'Nưng
-
Biển Hồ Gia Lai Sâu Bao Nhiêu
-
[GIS News] Bản đồ độ Cao, độ Sâu Của Biển Hồ, Gia Lai (Elevation ...
-
Bí ẩn Biển Hồ – Pleiku - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
10 điều Kì Thú Về Lịch Sử Biển Hồ Gia Lai
-
Biển Hồ Pleiku - VnExpress Du Lịch
-
Săn "hàng độc" Dưới Biển Hồ - Công An
-
Biển Hồ Tơ Nưng - Du Lịch Gia Lai
-
Biển Hồ Tơ Nưng | Du Lịch Pleiku | Dulich24
-
Hồ Tơ Nưng - Hạt Ngọc Của Pleiku - UBND Tỉnh Gia Lai