Những Bí Mật Về Cây Hoa Súng Có Thể Bạn Chưa Biết - Canh Điền

Là một loại cây xuất xứ từ Châu Á, Châu úc; cây hoa súng được biết đến với nhiều công dụng, ý nghĩa gắn liền với từng màu sắc của chúng. Không những thế, nó góp phần không nhỏ về mặt nghệ thuật của Việt Nam nói riêng và các nước khác trên thế giới nói chung.

Mục lục ẩn I. Giới thiệu về cây Hoa súng II. Đặc điểm của cây Hoa súng III. Ý nghĩa và tác dụng của cây Hoa súng IV. Cách trồng và chăm sóc cây Hoa súng

I. Giới thiệu về cây Hoa súng

Tên thường gọi:Cây hoa súng
Tên gọi khác:Cây bông súng
Tên khoa học:Nymphaea Spp
Họ thực vật:Cây thuộc họ Súng – Nymphaeaceae
Nguồn gốc xuất xứ:Cây hoa súng có xuất xứ từ Châu Á, Châu Úc, Châu Mỹ với hơn 200 loài
Nơi sống:Thường sinh sống ở các khu vực ao, hồ, đầm lầy
Tuổi thọ:Sống lâu năm
Thời gian nở hoa:Nếu thời tiết ấm áp cây sẽ cho hoa quanh năm
Màu sắc của hoa:Hoa súng thường có màu hồng đậm, màu trắng
Gồm các loại cây:Cây hoa súng được phân thành súng chịu rét: chỉ nở hoa vào ban ngày; và súng nhiệt đới: nở hoa ban ngày hoặc đêm
Cây hoa súng
Cây hoa súng có nhiều loại như: súng chịu rét: chỉ nở hoa vào ban ngày; và súng nhiệt đới: nở hoa ban ngày hoặc đêm.

II. Đặc điểm của cây Hoa súng

  • Lá: Cây hoa súng có lá đơn mọc cách, dạng hình tròn, ở mép lá có răng cưa thưa. Mặt trên của lá nhẵn, có màu xanh bóng; mặt dưới màu xanh lam hoặc màu tím đậm không có lông. Ở phần lá của cây có gân tỏa tròn, ta có thể nhìn gân của lá nổi hẳn lên ở mặt dưới.
  • Hoa: Hoa súng được chia làm 2 loại: hoa súng chịu rét và hoa súng nhiệt đới. Hoa súng chịu rét nở được vào ban ngày còn hoa súng nhiệt đới có thể nở cả vào ban ngày hoặc ban đêm. Ở Việt Nam, cây hoa súng thường có màu hồng đậm hoặc trắng, nhờ vào cuống hoa dài màu nâu đỏ mà hoa có thể nổi hẳn lên. Cánh của hoa súng được xếp thành từng lớp từ tâm ra ngoài tạo thành một bông hoa có chiều sâu, e ấp. Nhụy hoa súng có màu vàng. Khi thời tiết ấm áp, hoa súng có thể nở quanh năm; nhưng khi thời tiết quá lạnh, nó tự lụi đi và tự phục hồi khi thời tiết ấm hơn.
  • Thân: Là loại thân rễ bò dài trong bùn, ao, hồ
  • Quả: Cây hoa súng tạo ra rất nhiều quả và hạt.

III. Ý nghĩa và tác dụng của cây Hoa súng

1. Ý nghĩa phong thủy

Về mặt phong thủy cây hoa súng đem đến sự may mắn, thịnh vượng cho gia chủ. Mỗi một màu sắc của hoa lại mang đến một ý nghĩa riêng:Súng đỏ tượng trưng cho một tình yêu nhiệt huyết, thắm thiết, mãnh liệt; còn hoa súng màu hồng đậm lại thể hiện sự trẻ trung. Hoa súng trắng mang lại sự trong sáng, tinh khôi.

2. Tác dụng

  • Tác dụng trong trang trí, làm cảnh

Ngày nay, cây hoa súng ngày càng phổ biến hơn so với thời xa xưa bởi vẻ đẹp và sức sống mạnh mẽ của chúng.

Nếu như ngày xưa hoa súng chỉ được trồng ở các cung điện hoành tráng, mỹ lệ; thì giờ đây nó có thể trồng ở trong chậu sành, sứ, xi măng trên sân thượng hoặc ao, hồ nước trong các khu du lịch, nghỉ dưỡng,… góp phần tăng thêm vẻ đẹp cho không gian.

Do đặc tính trồng thủy sinh nên việc chăm sóc khá đơn giản. Đối với những người bận hoặc hay phải đi công tác xa thì việc trồng cây hoa súng khá thích hợp, vì không phải lo việc tưới tắm cho cây hàng ngày.

Về lĩnh vực nghệ thuật, chúng được lựa chọn làm hoa cắm bình vừa trang trọng, thiêng liêng trưng ở bàn thờ hay những không gian hội họa, có kiến trúc cổ điển.

Tìm hiểu về cây hoa súng
Hoa súng còn nhiều tác dụng tuyệt vời trong y học

Giống như hoa sen, cây hoa súng đc trồng ở ao, đầm,… nơi có diện tích rộng, đã tạo ra một không gian nghệ thuật lý tưởng, làm tăng thêm nguồn cảm hứng bất tận cho những người họa sĩ, nhiếp ảnh gia, hay đơn giản là những người muốn lưu giữ những khoảnh khắc đẹp, đáng nhớ.

  • Tác dụng chữa bệnh

Không những vậy, cây hoa súng còn là một trong những nguyên liệu quý hiếm để điều chế nhiều bài thuốc dân gian. Chúng có tác dụng vô cùng to lớn trong việc chống co thắt, trợ tim, tăng cường sinh lực, thuốc thanh nhiệt, cầm máu.

Chính vì vậy, nó được coi là một loại cây thiết thực trong cuộc sống con người kể cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.

IV. Cách trồng và chăm sóc cây Hoa súng

1. Cách trồng cây

Để trồng hoa súng ở trong ao, đầm là một việc khá dễ dàng, ta hầu như không cần phải chú tâm quá nhiều. Nhưng thay vào đó, việc trồng cây trong chậu và cách chăm sóc ra sao để đảm bảo sự phát triển của cây lại là một việc đáng để quan tâm hơn:

Do đặc điểm của cây phát triển theo bề ngang nhiều hơn nên việc chọn chậu bắt buộc phải là loại có đường kính lớn, độ sâu vừa phải và phải vít lỗ ở đáy chậu lại. Chậu càng to thì cây càng phát triển mạnh và nhiều hoa.

Đất để trồng cây cũng không quá cầu kỳ, chỉ cần là đất thịt, loại bỏ hết sỏi, đá và than bùn. Trộn đất với các loại phân bón như phân bò, phân gà, vỏ trấu, mùn hữu cơ để tăng thêm chất dinh dưỡng giúp cây phát triển nhanh chóng.

Thông thường, củ giống sẽ là phương pháp tối ưu trong việc trồng cây hoa súng. Trước hết cần loại bỏ hết các rễ già, lá; sau đó, trồng củ giống sát vào thành chậu, tạo một góc nghiêng khoảng 45 độ, lá hướng lên trên.

Hoa súng là loại cây phát triển trong môi trường nước; vì vậy, sau khi trồng ta cần phải thêm nước đầy chậu, rồi để ở nơi rộng rãi, thoáng mát, có ánh sáng mặt trời

2. Cách chăm sóc cây

  • Ánh sáng: Cây cần ánh sáng tối thiểu từ 6-7h để có thể quang hợp và có nhiều hoa. Chính vì vậy không nên để trong nhà quá nhiều ngày, cây sẽ chết hoặc không có hoa.
  • Nhiệt độ: Là loại cây ưa sự ấm áp, nên nhiệt độ phù hợp để cây nở hoa quanh năm là từ 16-30oC. Nhưng nhiệt độ tăng quá cao sẽ khiến cây bị chậm lớn, cháy lá hay quá lạnh thì cây cũng sẽ không ra hoa.
  • Độ ẩm: Loại cây cần độ ẩm.
  • Đất trồng: Cây cần trồng trong bùn chứa nhiều chất dinh dưỡng nên độ sâu phù hợp là 30-40cm. Không được trồng cây quá sâu vì như vậy sẽ khiến cây ra quá nhiều lá, ít hoa. Chiều cao nên từ cuống lá lên mặt nước từ 4-5cm.
  • Tưới nước: Luôn phải duy trì lượng nước trong chậu đủ để cây có điều kiện phát triển tốt.
  • Bón phân: Bón lót trước khi trồng bằng phân bò hoại mục, phân gà, NPK, phân hữu cơ mục. Cách 1-2 tháng ta nên bón 1 thìa cà phê phân bón gói vào giấy báo rồi để xuống gốc cây nhằm giúp cây có thêm sức và phát triển tốt hơn.

Lưu ý: Cần cắt bông đến sát gốc khi hoa đã tàn và lá úa để cây tập trung dinh dưỡng nuôi những hoa, lá mới.

4.4/5 - (5 bình chọn)

Từ khóa » Các Loại Hoa Súng Kiểng