Những Biểu Hiện Cho Thấy Trẻ 6 Tháng Còi Xương. Ngay Lúc Này Mẹ ...
Có thể bạn quan tâm
Còi xương không chỉ ảnh hưởng tới ngoại hình, trí não mà còn đe dọa trực tiếp với sức khỏe và tính mạng của trẻ. Đối với trẻ 6 tháng còi xương, cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề nhất định để có thể khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả cũng như nhanh nhất.
Có thể bạn quan tâm: 12 giải pháp chữa trị DỨT ĐIỂM cho bệnh còi xương ở trẻ
1. Hiểu đúng về còi xương, tránh nhầm lẫn với suy dinh dưỡng
Phụ huynh cần hiểu đúng về còi xương, tránh nhầm lẫn với suy dinh dưỡng ở trẻCó rất nhiều bậc phụ huynh thường xuyên nhầm lẫn giữa suy dinh dưỡng và còi xương. Vì thực tế không phải em bé nào suy dinh dưỡm rất khác nhang cũng sẽ bị còi xương và không phải cứ còi xương là chắc chắn sẽ bị suy dinh dưỡng. 2 căn bệnh này có những điểu giúp chúng ta dễ dàng phân biệt như:
- Suy dinh dưỡng: Đây là tình trạng trẻ bị thiếu dưỡng chất, gây nên những ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình tăng trưởng, cũng như quá trình sống, vận động bình thường.
- Còi xương: Đây là tình trạng mật độ xương của trẻ không có đủ Canxi và Phospho, khiến xương bị kém phát triển, không phát triển đúng chuẩn. Do vậy mà ngay cả một số trẻ mập mạp cũng hoàn toàn có thể gặp vấn đề liên quan đến còi xương.
Cả hai căn bệnh này đều gây nên những ảnh hưởng không hề tốt đối với sức khỏe của trẻ nói chung và trẻ 6 tháng còi xương nói riêng. Tuy nhiên, suy dinh dưỡng nhìn chung thường dễ khắc phục hơn. Còn còi xương là vấn đề liên quan trực tiếp đến mật độ xương ở cơ thể nên mất nhiều thời gian để phục hồi hơn.
Ngoài ra, còi xương ở thể bụ bẫm cũng khá khó để nhận biết. Nếu không phát hiện kịp thời để có cách điều trị thích hợp sẽ khiến trẻ không thể có được một hệ xương khỏe mạnh, ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai của trẻ.
Đọc thêm: Suy dinh dưỡng là gì? Những triệu chứng cho thấy một người bị suy dinh dưỡng
2. Biểu hiện của bệnh còi xương ở trẻ 6 tháng tuổi
Trẻ 6 tháng còi xương thường có biểu hiện giật mình khóc đêmMột số biểu hiện tiêu biểu của bệnh còi xương ở trẻ 6 tháng tuổi có thể kể đến như:
- Phần thóp rộng, thời gian đóng thóp kéo dài, liền thóp rất chậm, bờ thóp mềm và không có dấu hiệu cứng lên theo thời gian.
- Trẻ hay giật mình thức giấc giữa đêm, ngủ không ngon giấc, ngủ rất ít.
- Trẻ thường xuyên đổ mồ hôi trộm nhất là vào ban đêm, khi thức dậy mồ hôi đầm đìa.
- Trẻ chậm biết lẫy, bò trườn, chậm mọc răng.
- Có dấu hiệu bị rụng tóc, tóc rụng phía sau gáy thành hình vành khăn.
- Hay bị táo bón.
Đọc thêm:
- 13+ biểu hiện trẻ còi xương suy dinh dưỡng và 4 cách khắc phục
- Những biểu hiện cho thấy trẻ suy dinh dưỡng nặng và 10 phương án điều trị
3. Nguyên nhân và giải pháp điều trị cho bé 6 tháng còi xương
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ 6 tháng bị còi xương, các nguyên nhân phổ biến nhất chính là:
-
Do dinh dưỡng:
Chế độ ăn hợp lý để trẻ 6 tháng còi xương có thể cải thiện tình trạng hiệu quả nhất
Chế độ dinh dưỡng quyết định tất cả các thành phần dưỡng chất được đưa vào cơ thể thông qua thực phẩm con trẻ ăn uống hằng ngày. Ở giai đoạn 6 tháng đầu đời, phần lớn trẻ đều được nuôi lớn bằng sữa mẹ, và đây cũng là nguồn dinh dưỡng tối ưu nhất cho trẻ nhỏ.
Nếu chế độ ăn của mẹ bị thiếu hụt, không phân bố dưỡng chất đồng đều, nhất là thiếu đi những thực phẩm chứa nhiều Canxi, Phospho cùng những chất hỗ trợ, cơ thể mẹ sẽ không có đủ lượng Canxi lẫn Phospho cần thiết để đưa vào sữa. Do đó, trẻ sẽ không được cung cấp đủ Canxi cần thiết từ sữa mẹ, dẫn tới còi xương.
Vì thế, nếu đang nuôi trong thời gian nuôi con bú, mẹ nên lưu ý có chế độ ăn hợp lý, đa dạng dưỡng chất để tạo nguồn sữa giàu dinh dưỡng cho trẻ. Mẹ cũng nên dùng thêm thuốc hoặc thực phẩm chức năng bổ sung Canxi phù hợp.
Trong trường hợp mẹ bị thiếu sữa và trẻ được nuôi lớn bằng sữa công thức. Nếu cha mẹ lựa chọn loại sữa không phù hợp, có thành phần dinh dưỡng không cân bằng, thiếu Canxi ở trẻ cũng sẽ đem lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Khi này, cha mẹ nên đổi sữa cho con và có thể cho con dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
-
Do rối loạn chuyển hóa:
Việc hấp thu Canxi vào cơ thể phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như lượng thức ăn, nước uống. Khi trẻ thiếu các dưỡng chất hỗ trợ như Vitamin D, MK7… hoặc không có đủ chất dinh dưỡng từ thức ăn, quá trình chuyển hóa Canxi sẽ bị rối loạn. Do đó, Canxi không thể ngấm vào máu và không được chuyển tới xương.
Để giải quyết vấn đề này, mẹ nên chú ý đến những dưỡng chất hỗ trợ và rèn cho con nết sinh hoạt hợp lý, vận động nhiều ngay từ nhỏ. Đồng thời, mẹ cần chú ý cân bằng dinh dưỡng cho bản thân, đảm bảo nguồn sữa mẹ giàu dinh dưỡng nhất cho trẻ. Mẹ cũng nên cho trẻ tắm nắng hàng ngày để bổ sung Vitamin D3, tăng khả năng hấp thụ Canxi.
-
Do sữa mẹ loãng, không đủ dưỡng chất:
Nguyên nhân trẻ 6 tháng còi xương do sữa mẹ loãng
Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn mà bị xác định còi xương, nguyên nhân rất lớn sẽ nằm ở sữa của mẹ. Khi người mẹ không có đủ Canxi cho cơ thể và không hấp thu đủ lượng Canxi cũng như Phospho cơ thể cần trong ngày cùng những dưỡng chất khác, nguồn sữa khi tạo ra để cho con bú cũng sẽ dễ bị loãng và không đủ dưỡng chất.
Để khắc phục tình trạng này, người mẹ phải đặc biệt chú ý ăn uống đa dạng thực phẩm, ăn nhiều thực phẩm giàu Canxi, Phospho hoặc thậm chí bổ sung thuốc Canxi theo chỉ định của bác sĩ để có đủ dưỡng chất tạo nên nguồn sữa chất lượng cho con.
4. Trẻ 6 tháng còi xương nên ăn gì?
Trong 6 tháng đầu trẻ cần bú hoàn toàn sữa mẹ để có thể phát triển an toàn và toàn diện nhất. Hết tháng thứ 6, trẻ đã bắt đầu có thể ăn dặm từ những món đơn giản và nhuyễn nhất. Vậy trẻ bị còi xương phải làm sao? Dưới đây là những món ăn dặm tốt cho trẻ còi xương mẹ có thể tham khảo.
4.1. Bột chân cua
Bột chân cua chứa nhiều Canxi kích thích trẻ ăn ngon, hết còi xươngVới thành phần chính là thịt cua chứa nhiều Canxi kết hợp với hạt sen, đậu xanh cung cấp Vitamin, khoáng chất và đa dạng dưỡng chất khác, bột cua rất thích hợp để cung cấp thêm nguồn dinh dưỡng cho trẻ, nhất là trẻ bị còi xương.
Để thực hiện món ăn này, đầu tiên mẹ cần chuẩn bị nguyên liệu gồm:
- Khoảng 300g chân cua, 50g đậu xanh và 50g hạt sen.
- Sau đó, lấy chân của con cua, làm sạch, sấy khô và tán thành bột thật mịn.
- Hạt sen, đậu xanh cũng phơi khô rồi đem xay nhuyễn thành bột mịn rồi trộn đều lại với nhau.
- Mẹ có thể cho bé ăn thường xuyên bằng cách hòa bột này với bột gạo nguyên chất, nước cơm hoặc cháo loãng, nấu thật kỹ rồi cho bé ăn dặm.
4.2. Cháo lòng đỏ trứng gà
Trứng gà được mệnh danh là thực phẩm siêu dinh dưỡng vì có chứa rất nhiều dưỡng chất trong đó có Canxi, Sắt, Đạm… Lòng đỏ trứng gà lại càng bổ dưỡng hơn khi đa phần các khoáng chất đều tập trung tại phần này của trứng.
Cách chế biến trứng cũng vô cùng đơn giản:
- Mẹ nên chuẩn bị 2 lòng đỏ trứng với 50g gạo.
- Tiếp tục luộc chín trứng, lấy lòng đỏ rồi đem nghiền thành bột nhuyễn.
- Dùng gạo rang nhẹ rồi đổ nước vào nấu cháo, cho thêm lòng đỏ trứng đã tán nhuyễn vào, đun sôi cho gạo chín nhừ.
- Mẹ nên cho trẻ ăn thường xuyên trong khoảng 20 ngày, sẽ thấy được hiệu quả nhất định.
4.3. Cháo tôm
Cháo tôm được rất nhiều bà mẹ nấu ăn cho những trẻ bị còi xươngGiống như cua, tôm là loại hải sản rất giàu Canxi và các khoáng chất khác. Vì thế, chúng rất thường hay được sử dụng để nấu ăn cho những trẻ bị còi xương, chậm lớn.
Cách chế biến như sau:
- Để nấu cháo tôm, chị em nên chuẩn bị khoảng 50g gạo và 150g tôm đã lột vỏ rửa sạch.
- Giã hoặc xay nhuyễn tôm, sau đó đem đi nấu cháo với gạo như bình thường.
- Mẹ có thể nấu đều đặn cho con ăn mỗi ngày 1 lần trong 1 tháng để tốt cho việc cung cấp Canxi.
4.4. Cháo cua
Cua chứa nhiều Canxi, Omega-3,… không chỉ giúp xương bé khỏe mạnh mà còn giúp con thêm thông minh, phát triển trí não nhanh chóng. Ngoài món bột chân cua, mẹ có thể nấu thêm món cháo cua cho con thay đổi vị giác, kích thích khả năng ăn uống.
Cách chế biến cháo cua cho trẻ 6 tháng còi xương như sau:
- Đầu tiên chuẩn bị nửa con cua biển đã luộc chín và lấy thịt, 50g gạo trắng cùng nửa củ cà rốt nhỏ.
- Để thực hiện món này, mẹ đem rang gạo vừa tới, đổ nước vào nấu thành cháo.
- Cà rốt băm nhuyễn sau đó cũng đổ chung vào với cháo và thịt cua, cho một ít dầu ăn loại dành cho trẻ sơ sinh để giúp trẻ tăng hấp thu dưỡng chất.
- Khi chế biến, mẹ nên chú ý không để sót vỏ cua cứng dễ khiến bé bị hóc, ói, xước miệng… khá nguy hiểm.
4.4. Cháo cá quả
Trẻ 6 tháng còi xương có thể bổ sung dưỡng chất bằng cháo cá quảBên cạnh những loại cá biển, hải sản, cá đồng cũng nổi tiếng không kém với sự dồi dào dưỡng chất, trong đó không thể không nhắc đến lượng đạm cùng Canxi vô cùng nhiều. Cháo cá quả là lựa chọn để mẹ đối món cho bé khi bé đã cảm thấy ngán những món ăn dặm có nhiều hải sản khác.
Muốn có món cháo cá quả ngon, mẹ hãy chuẩn bị khoảng 300g thịt cá quả, 50g gạo, và khoảng 30g rau cải xoong, sau đó các bước thực hiện như sau:
- Mẹ hấp cá sau đó lấy thịt cá ra bỏ trong chén riêng, lưu ý phải lựa thịt thật kỹ, tránh để sót xương vì xương cá quả mảnh, rất dễ khiến bé bị hóc.
- Phần xương lớn của cá thì đem đi giã với một chút nước.
- Sau đó rây thật kỹ để lấy được Canxi và dưỡng chất từ xương.
- Rau cải làm sạch, thái nhỏ.
- Mẹ cho nước cá đã lọc cùng gạo và nấu nhừ thành cháo.
- Khi cháo đã nhừ, cho rau cải cùng thịt cá quả vào, nấu sôi là được.
Cách ngày mẹ hãy cho bé ăn món này liên tục trong khoảng 1 tháng sẽ rất tốt đối với trẻ 6 tháng còi xương giai đoạn nặng.
4.5. Cháo táo tàu
Khá nhiều người không biết rằng táo tàu cung cấp khá nhiều Canxi, Vitamin và các khoáng chất khác cho cơ thể. Táo tàu có vị ngọt nhẹ, rất dễ để chế biến thành nhiều món ăn ngon kích thích vị giác cho trẻ nhỏ và cháo táo tàu chính là một trong những món ngon đó.
Nguyên liệu cho món này khá cầu kỳ nhưng cũng không quá khó để tìm, bao gồm: 5 quả táo tài, 10g ngưu tất, 50g đường, 50g gạo và 15g hà thủ ô. Cách chế biến như sau:
- Hà thủ ô và ngưu tất đem ngâm trong 7 ngày sau đó đem tán thành bột.
- Táo tàu giã nhỏ và lọc lấy nước sau khi đã bỏ hột.
- Sau đó, mẹ hãy cho gạo vào nồi nấu cháo với nước táo tàu vừa mới lọc.
- Tiếp đến cho vào hỗn hợp bột hà thủ ô, ngưu tất.
- Mẹ nên cho bé ăn thường xuyên, tối đa mỗi ngày 1 lần sẽ giúp bé nhanh chóng cải thiện tình trạng còi xương.
Đọc thêm: 10 thực phẩm cho trẻ suy dinh dưỡng và cách bổ sung đúng cách
5. Thực phẩm cần tránh với bé 6 tháng tuổi còi xương
Trẻ 6 tháng còi xương tránh ăn đồ ăn có nhiều dầu mỡTrẻ bị còi xương nên ăn gì đã được giải đáp bên trên. Ngoài ra trẻ 6 tháng tuổi còi xương cũng cần tránh xa nhiều loại thực phẩm khác không tốt cho quá trình hấp thụ Canxi và những thực phẩm nghèo dinh dưỡng.
- Trẻ còi xương bình thường: Nên tránh ăn những thực phẩm nghèo dinh dưỡng và có quá nhiều xơ như măng tre, dưa leo, bầu canh…
- Đối với trẻ còi cọc, người nóng trong và thường bị táo bón: Nên kiêng các loại thức ăn khô, mặn, quá nhiều gia vị.
- Đối với trẻ mập nhưng yếu, tóc rụng nhiều: Không nên ăn món chua, lạnh như nước cam, dừa lạnh…
- Đối với trẻ còi xương, bụng đầy, chậm tiêu, bị ói: Cha mẹ không nên cho trẻ ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, các thức ăn quá giàu dinh dưỡng, các món ăn mang tính đại bổ…
6. Điều trị trẻ 6 tháng còi xương bằng thuốc
Cha mẹ nên cho trẻ đến bệnh viện khám để nhận được chỉ định từ bác sĩVới những trẻ đã bổ sung nhiều thực phẩm đa dạng nhưng vẫn bị còi xương, cha mẹ nên cho trẻ đến bệnh viện khám để nhận được chỉ định từ bác sĩ. Trong những trường hợp này, đa số trẻ sẽ phải sử dụng thuốc bổ sung để trị còi xương hiệu quả hơn.
Mẹ nên chọn sản phẩm bao gồm sự kết hợp của bộ ba Canxi nano, Vitamin D3, MK7 để hỗ trợ tối đa quá trình hấp thu Canxi. Canxi nano có kích thước siêu nhỏ, khả năng thẩm thấu tốt hơn sẽ được cơ thể hấp thu nhanh chóng (gấp 200 lần so với Canxi thông thường).
Trong khi đó, Vitamin D3 và MK7 là hai chất có vai trò vận chuyển Canxi trong máu đến đích là các mô xương. Sự kết hợp của bộ ba Canxi nano, Vitamin D3, MK7 sẽ giúp trẻ hấp thu trọn vẹn nguồn Canxi được bổ sung cho cơ thể.
7. Lưu ý quan trọng khi bé 6 tháng còi xương
Mẹ cho trẻ phơi nắng đều đặn khi có nắngKhi trị còi xương cho bé 6 tháng, cha mẹ cần lưu ý:
- Mẹ nên duy trì việc cho trẻ bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu, nếu có thể kéo dài hơn 6 tháng thì càng tốt.
- Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, cha mẹ nên cho trẻ ăn uống đủ chất, đặc biệt là cua, cá, trứng, gan, sữa, phomai, các loại rau xanh,... là những thực phẩm giàu Canxi.
- Bữa ăn của trẻ nên có dầu ăn hoặc mỡ ở lượng nhỏ phù hợp để tăng hấp thu Vitamin D và các Vitamin quan trọng khác.
- Cho trẻ phơi nắng đều đặn khi có nắng.
- Thời gian tắm nắng thích hợp là 20 – 30 phút mỗi ngày vào buổi sáng sớm 6 – 9 giờ hoặc chiều mát sau 5 giờ.
Còi xương ở trẻ gây ra hậu quả khá nghiêm trọng, vậy nên cha mẹ hãy quan sát những dấu hiệu cơ thể của con thật kỹ để kịp thời có cách điều trị cho con. Bên cạnh đó, trẻ 6 tháng còi xương nên được đi khám tại các cơ sở uy tín thường xuyên để phòng tránh bệnh một cách tốt nhất nhé.
5.0 (100%)/2 votesTừ khóa » Còi Xương ở Trẻ 6 Tháng Tuổi
-
Bệnh Còi Xương ở Trẻ: Dấu Hiệu Nhận Biết | Vinmec
-
Cách Phát Hiện Bệnh Còi Xương ở Trẻ | Vinmec
-
Nguy Cơ Trẻ Bị Còi Xương Và Cách Khắc Phục
-
Bé 6 Tháng Bị Còi Xương - VnExpress Đời Sống
-
Trẻ Còi Xương: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Phòng Ngừa Và điều Trị
-
Còi Xương ở Trẻ Do Thiếu Vitamin D - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Những điều Cần Biết Về Bệnh Còi Xương ở Trẻ Nhỏ
-
Những Gợi ý Nhận Biết Trẻ Bị Còi Xương
-
Trẻ Em Bị Còi Xương Thì Xử Trí Thế Nào? - Nutricare
-
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH CÒI XƯƠNG Ở TRẺ
-
Bệnh Còi Xương ở Trẻ Em - Những điều Cần Biết - Viện Dinh Dưỡng
-
Dấu Hiệu Trẻ Còi Xương Suy Dinh Dưỡng, Mẹ Có Biết? | TCI Hospital
-
Trẻ 6 Tháng Bị Còi Xương Chữa Thế Nào? - EunanoKid Syrup
-
Còi Xương - Bệnh Lý Phụ Huynh Nghe đến đã Sợ | Prudential Việt Nam