Những Bức ảnh được đổi Bằng Máu Của Phóng Viên Chiến Trường
Có thể bạn quan tâm
Nhà báo Lương Nghĩa Dũng (1934-1972) được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (lĩnh vực nhiếp ảnh) lần thứ năm (2016) với bộ ảnh “Những khoảnh khắc để lại.” “Những khoảnh khắc để lại” gồm năm ảnh: “Đánh chiếm cứ điểm 365,” “Lửa vây máy bay Mỹ,” “Đưa xe tăng vào trận địa,” “Xốc tới” và “Nữ pháo binh Ngư Thủy.” Ngã rẽ cuộc đời Lần giở lại những bức ảnh tư liệu, nhà báo Chu Chí Thành nghẹn ngào nói: “Với hơn 6 năm cầm máy, liệt sỹ Lương Nghĩa Dũng đã để lại một gia tài ảnh chiến tranh đồ sộ và quý báu - những bức ảnh được ‘đổi’ bằng máu của người chụp. Hiện nay, kho tư liệu của Ban Biên tập Ảnh - Thông tấn xã Việt Nam đang lưu trữ khoảng 2.300 bức ảnh do anh chụp. Nhìn những bức ảnh rực lửa anh hùng ấy, chắc ít ai nghĩ rằng, anh vốn không được đào tạo bài bản về báo chí, nhiếp ảnh.” Nhà báo Lương Nghĩa Dũng sinh ra ở vùng nông thôn Phú Nhiêu (huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây cũ - nay là Hà Nội). Năm 1954, trước khí thế cách mạng sục sôi, ông đã bỏ học, cùng bạn bè vào Nho Quan (Ninh Bình) xin nhập ngũ. Hòa bình lập lại, ông được cử đi học để trở thành giáo viên dạy môn Vật lý, thuộc quân số của Tổng cục Chính trị Quân đội. Năm 1965, Tổng cục Chính trị Quân đội cử Lương Nghĩa Dũng cùng Hứa Kiểm, Vũ Tạo đi học lớp đào tạo phóng viên ảnh cho chiến trường miền Nam của Việt Nam Thông tấn xã. Từ năm 1967, nhà báo Lương Nghĩa Dũng trở thành một trong những tay máy chủ lực của của Tổ ảnh Quân sự (đặt tại Phân xã Nhiếp ảnh - Việt Nam Thông tấn xã). “Lương Nghĩa Dũng đã gắn bó cả thời trai trẻ với lửa đạn chiến tranh, dâng hiến những năm tháng sung sức nhất cho nhiếp ảnh chiến trường. Anh như người truyền lửa cho đồng đội. Trong bão táp đạn bom, chưa khi nào chúng tôi thấy anh biểu lộ sự hoảng hốt hay buồn đau, dù chỉ là thoáng qua trong đôi mắt. Thay vào đó, thái độ lạc quan, nụ cười tươi, ấm áp luôn thường trực trên gương mặt,” cựu phóng viên chiến trường Hứa Kiểm chia sẻ những ấn tượng về đồng đội. Lặng đi chừng vài phút, ông Hứa Kiểm chia sẻ: “Lương Nghĩa Dũng khoác ba lô vào chiến trường, để lại đàn con thơ nơi quê nhà. Nhiều lần, anh từ chối cơ hội lui về tuyến sau để tiếp tục lăn xả ở những mặt trận ác liệt nhất cùng đồng đội. Ở vào những thời khắc ấy, nếu đặt mình vào vị trí của Lương Nghĩa Dũng, tôi không biết mình có làm được như anh không!?”
Nghệ sỹ nhiếp ảnh Chu Chí Thành nghiên cứu tư liệu tại Ban Biên tập Ảnh (TTXVN) để xây dựng cụm tác phẩm "Những khoảnh khắc để lại." (Ảnh: TTXVN)
Tột cùng khốc liệt, tột cùng bi tráng Theo nhà nhiếp ảnh Chu Chí Thành, liệt sỹ Lương Nghĩa Dũng luôn chớp được những khoảnh khắc thể hiện được thần thái của sự kiện, nhân vật. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để làm nên thành công, giá trị cho những bức ảnh của ông. Bức ảnh “Đánh chiếm cứ điểm 365” thể hiện sinh động sự khốc liệt của chiến tranh. Chiều 30/3/1972, trong trận mở màn chiến dịch giải phóng Quảng Trị, Đại đội 1 - Tiểu đoàn Sơn Mỹ (quân giải phóng Quảng Trị) được giao nhiệm vụ tiến đánh cứ điểm 365. Với sự yểm trợ của pháo binh, sau khoảng 30 phút tấn công, quân giải phóng tiêu diệt thành công cứ điểm này. Trong trận đánh này, nhà báo Lương Nghĩa Dũng bám sát mũi tấn công. Bởi thế, ngay khi thấy ba chiến sỹ lao lên cửa lô cốt trong khói đạn mù mịt, phóng viên chiến trường đã lập tức bấm máy. “Có thể nói, với các chiến sỹ công đồn và với phóng viên chiến trường, đây là thời điểm nguy hiểm nhất bởi trong bắn ra, ngoài bắn vào. Nếu chỉ một chút run sợ mà chậm lại, không theo sát các chiến sỹ xung kích thì người cầm máy sẽ không có được bức ảnh để đời lột tả chân thực sự khốc liệt của chiến tranh. Anh đã thu được vào ống kính hình ảnh khói pháo còn đặc quánh, phủ kín lô cốt và thi thể những người lính đã ngã xuống,” nhà báo Chu Chí Thành xúc động nói. Đây là bức ảnh “chốt,” kết hợp với bốn bức ảnh khác tạo thành “Những khoảnh khắc để lại” - bộ ảnh khái quát những đóng góp to lớn của nhà báo Lương Nghĩa Dũng cho nhiếp ảnh chiến tranh theo trục thời gian (từ những năm đầu cầm máy cho tới khi ngã xuống ở Quảng Trị năm 1972) và theo trục không gian từ Bắc vào Nam - những nơi in dấu chân tác giả.
Nhà báo Lương Nghĩa Dũng tại chiến trường Quảng Trị. (Nguồn: TTXVN
Ngay từ những ngày đầu cầm máy, nhà báo-liệt sỹ Lương Nghĩa Dũng đã thể hiện sự quả cảm, nhanh nhạy của một phóng viên chiến trường. Bức ảnh “Lửa vây máy bay Mỹ” được chụp từ độ cao của đài quan trắc radar. Tác giả Lương Nghĩa Dũng đã thu vào ống kính khung cảnh trận địa pháo cao xạ đang nã đạn vào máy bay Mỹ trên bầu trời Hải Dương trưa ngày 4/7/1967. Những quầng lửa, những cuộn khói mù mịt bung ra từ đầu nòng pháo, cuồn cuộn dâng cao. “Điểm cao của đài quan trắc radar là góc máy đẹp nhưng đầy nguy hiểm, rất dễ trúng đạn địch. Thế nhưng, vì ham góc máy đẹp - nơi có thể để thu vào ống kính hình ảnh đầu nòng pháo, thể hiện đậm nét sự dữ dội của trận đánh, nhà báo Lương Nghĩa Dũng đã không ngại ‘đánh cược’ với số phận,” nhà báo Chu Chí Thành chia sẻ. Bộ ảnh “Những khoảnh khắc để lại” của nhà báo-liệt sỹ Lương Nghĩa Dũng (Nguồn ảnh: TTXVN)
Đánh chiếm cứ điểm 365
Lửa vây máy bay Mỹ
Đưa xe tăng vào trận địa
Xốc tới
Nữ pháo binh Ngư Thủy
Theo AN NGỌC (VIETNAM+)
Từ khóa » Hình ảnh Ra Chiến Trường
-
Ảnh Chiến Trường Của TTXVN - Những Khoảnh Khắc Còn Mãi
-
Những Bức ảnh Chiến Trường VN Cách đây 50 Năm Của Nhà Báo ...
-
Những Bức ảnh được "đổi" Bằng Máu Của Phóng ... - Người Làm Báo
-
Ký ức Của Những Phóng Viên Chiến Trường: Cầm Máy Như Cầm Súng
-
Ký ức 30/4 Qua ảnh Chiến Trường - BBC News Tiếng Việt
-
Những Bức ảnh được "đổi" Bằng Máu Của Phóng Viên Chiến Trường
-
"Chiến Trường Không Phải Là Nơi Dễ Dàng, Người Chiến Sĩ Phải Làm ...
-
Hình ảnh Hiếm Có Khó Tìm Trên Chiến Trường Thế Chiến 1
-
Những Bức ảnh Mang Tính Sử Liệu Từ Tuyến Lửa - Mega Story
-
Phóng Viên Chiến Trường: Hình ảnh Chân Thực Với Khát Khao Hòa Bình
-
Các Phóng Viên Chiến Trường Nổi Tiếng Từng đến Việt Nam
-
Vũ Tạo Với 5000 Ngày Trên Các Chiến Trường
-
“Nụ Cười Chiến Thắng Bên Thành Cổ Quảng Trị”