Những Bức Hình đẹp Về Quan Thế Âm Bồ Tát - .vn

Home Từ điển Dữ liệu Danh mục
  • Tin tức
  • Xiển dương Đạo pháp
  • Media
  • Môi trường
  • Lời Phật dạy
  • Sống an vui
  • Đức Phật
  • Sách Phật giáo
  • Giáo hội
  • Nghiên cứu
  • Tâm linh Việt
  • Phật pháp và cuộc sống
  • Phật giáo thường thức
  • Kinh Phật
  • Phỏng vấn
  • Chùa Việt
DỮ LIỆU Đức Phật Từ điển Giáo hội Chùa Sách Tăng sỹ Media
  • Ảnh
  • Audio
Thứ năm, 18/04/2019, 12:00 PM
  • muc luc 450
  • link
  • bug

Những bức hình đẹp về Quan Thế Âm Bồ Tát

Thanh Tâm gg follow

Hầu hết người Việt Nam đều ngưỡng mộ Đức Quán Âm Bồ-tát. Trong các chùa ở thành thị cũng như thôn quê ở đâu cũng có tôn thờ hình tượng của Ngài, người ta còn thờ riêng ở nhà nữa. Nhiều người chưa biết gì nhiều giáo lý của đạo Phật, nhưng họ vẫn kính mộ Đức Quán Thế Âm Bồ-tát một cách thuần thành.

>>Giáo lý Phật giáo nên đọc

Trong những truyện cổ tích, người Việt Nam thường kính cẩn nhắc nhở đến danh hiệu Quán Thế Âm Bồ-tát mà coi Ngài là một vị Bồ-tát luôn luôn sẳn sàng cứu khổ nạn cho họ. Ngay trong những vở tuồng cải lương, kịch nói, dĩa hát, phim ảnh, và hệ thống internet đều có hình ảnh và tiếng nói của Bồ-tát. Lòng tín ngưỡng Quán Thế Âm Bồ-tát của dân tộc Việt Nam quả thật rất sâu sắc.

Trong những truyện cổ tích, người Việt Nam thường kính cẩn nhắc nhở đến danh hiệu Quán Thế Âm Bồ-tát mà coi Ngài là một vị Bồ-tát luôn luôn sẳn sàng cứu khổ nạn cho họ. Ngay trong những vở tuồng cải lương, kịch nói, dĩa hát, phim ảnh, và hệ thống internet đều có hình ảnh và tiếng nói của Bồ-tát. Lòng tín ngưỡng Quán Thế Âm Bồ-tát của dân tộc Việt Nam quả thật rất sâu sắc.

Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni chép: Trong vô lượng kiếp về quá khứ, Đức Quán Thế Âm đã thành Phật hiệu là Chánh Pháp Minh Như-Lai. Vì nguyện lực đại bi nên hiện thân Bồ-tát để độ chúng sanh. Kinh Quán Âm Tam Muội, đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng có nói Quán Thế Âm Bồ-tát là một vị cổ Phật ấy. Kinh Bi Hoa chép trong thời quá khứ Bồ-tát Quán Thế Âm là thái tử con vua Vô Tránh Niệm.

Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni chép: Trong vô lượng kiếp về quá khứ, Đức Quán Thế Âm đã thành Phật hiệu là Chánh Pháp Minh Như-Lai. Vì nguyện lực đại bi nên hiện thân Bồ-tát để độ chúng sanh. Kinh Quán Âm Tam Muội, đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng có nói Quán Thế Âm Bồ-tát là một vị cổ Phật ấy. Kinh Bi Hoa chép trong thời quá khứ Bồ-tát Quán Thế Âm là thái tử con vua Vô Tránh Niệm.

Trong kinh Lăng Nghiêm, Bồ-tát có thuật lại phương pháp tu hành của Ngài là do nghe, suy nghĩ, và tu tập mà nhập chánh định. Bắt đầu Ngài tu từ sự nghe. Trong một cái nghe mà trước tiên là phải quán triệt tiền trần rồi bỏ luôn quán trí và cuối cùng diệt hết đế lý. Ngài chuyển dụng khả năng nghe tiếng bên ngoài mà nghe lại tự tánh nghe của mình. Đến lúc những cái sinh diệt diệt hết thì tánh vắng lặng hiện ra và khi ấy chứng được “nhĩ căn viên thông,” được hai thứ thù thắng: một là đồng với từ lực của mười phương chư Phật, hai là cảm thông lòng cầu mong thương cứu của chúng sanh trong sáu đường.

Trong kinh Lăng Nghiêm, Bồ-tát có thuật lại phương pháp tu hành của Ngài là do nghe, suy nghĩ, và tu tập mà nhập chánh định. Bắt đầu Ngài tu từ sự nghe. Trong một cái nghe mà trước tiên là phải quán triệt tiền trần rồi bỏ luôn quán trí và cuối cùng diệt hết đế lý. Ngài chuyển dụng khả năng nghe tiếng bên ngoài mà nghe lại tự tánh nghe của mình. Đến lúc những cái sinh diệt diệt hết thì tánh vắng lặng hiện ra và khi ấy chứng được “nhĩ căn viên thông,” được hai thứ thù thắng: một là đồng với từ lực của mười phương chư Phật, hai là cảm thông lòng cầu mong thương cứu của chúng sanh trong sáu đường.

Pháp môn của Bồ Tát Quán Thế Âm chính là phương pháp phản văn văn tự tánh (không xuôi dòng đuổi theo âm thanh mà trở ngược lại tánh nghe) tức là từ cái nghe để trở về tự tánh của mình. Trong pháp tu này, hành giả tuyệt đối không dùng tai để nghe. Nếu còn dùng tai để nghe là chạy theo âm thanh sắc tướng.

Pháp môn của Bồ Tát Quán Thế Âm chính là phương pháp phản văn văn tự tánh (không xuôi dòng đuổi theo âm thanh mà trở ngược lại tánh nghe) tức là từ cái nghe để trở về tự tánh của mình. Trong pháp tu này, hành giả tuyệt đối không dùng tai để nghe. Nếu còn dùng tai để nghe là chạy theo âm thanh sắc tướng.

Tóm lại, chúng ta chỉ tìm thấy một vài điểm lịch sử của đức Quán Thế Âm Bồ-tát qua những đoạn văn trong các khế kinh do đức Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ dạy. Và Pháp môn tu hành của Ngài là “dùng nhỉ căn quán chiếu thanh tịnh,” khi căn trần thanh tịnh thì chứng được viên thông. Ấy là pháp môn có tác dụng đặc biệt với chúng sanh trong cảnh giới Ta-bà này.

Tóm lại, chúng ta chỉ tìm thấy một vài điểm lịch sử của đức Quán Thế Âm Bồ-tát qua những đoạn văn trong các khế kinh do đức Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ dạy. Và Pháp môn tu hành của Ngài là “dùng nhỉ căn quán chiếu thanh tịnh,” khi căn trần thanh tịnh thì chứng được viên thông. Ấy là pháp môn có tác dụng đặc biệt với chúng sanh trong cảnh giới Ta-bà này.

Kinh Pháp-Hoa phẩm Phổ-Môn đức Phật giải thích, nếu có vô lượng trăm nghìn vạn ức chúng sanh bị các khổ não, nghe danh hiệu của Bồ-tát này liền nhứt tâm xưng danh của Bồ-tát, thì tức thời Bồ-tát nghe tiếng kêu cầu rồi làm cho tất cả đều được giải thoát. Vì thế nên gọi là Quán Thế Âm.

Kinh Pháp-Hoa phẩm Phổ-Môn đức Phật giải thích, nếu có vô lượng trăm nghìn vạn ức chúng sanh bị các khổ não, nghe danh hiệu của Bồ-tát này liền nhứt tâm xưng danh của Bồ-tát, thì tức thời Bồ-tát nghe tiếng kêu cầu rồi làm cho tất cả đều được giải thoát. Vì thế nên gọi là Quán Thế Âm.

Quán Thế Âm Bồ-tát là một vị thánh nhân có diệu dụng đặc biệt là quán xét và nghe thấu tất cả tiếng đau khổ rồi từ bi giáo hoá cứu độ đưa chúng sanh đến nơi an vui giải thoát, cho nên cũng gọi là Tầm Thanh Cứu Khổ Nạn Đại-Từ Đại-Bi Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ-tát. Cũng có tên là Quán Tự Tại Bồ-tát, nghĩa là vị Bồ-tát dùng trí huệ Bát-nhã quán sát sự vật đúng như chân lý một cách tự tại và thoát ra ngoài các tai ách khổ nạn.

Quán Thế Âm Bồ-tát là một vị thánh nhân có diệu dụng đặc biệt là quán xét và nghe thấu tất cả tiếng đau khổ rồi từ bi giáo hoá cứu độ đưa chúng sanh đến nơi an vui giải thoát, cho nên cũng gọi là Tầm Thanh Cứu Khổ Nạn Đại-Từ Đại-Bi Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ-tát. Cũng có tên là Quán Tự Tại Bồ-tát, nghĩa là vị Bồ-tát dùng trí huệ Bát-nhã quán sát sự vật đúng như chân lý một cách tự tại và thoát ra ngoài các tai ách khổ nạn.

Trong tất cả các danh hiệu chư Phật và chư Bồ-tát, danh hiệu của Ngài là được chúng sanh trì niệm nhiều - Nhất là gặp những lúc điên đảo đau khổ đầy đao binh và tai nạn. Trong kinh Pháp Hoa phẩm Phổ Môn, đức Phật so sánh phước đức của người thọ trì sáu mươi hai ức hằng hà sa số danh hiệu của các vị Bồ-tát khác thì trì niệm danh hiệu của Ngài là phước đức hơn hết.

Trong tất cả các danh hiệu chư Phật và chư Bồ-tát, danh hiệu của Ngài là được chúng sanh trì niệm nhiều - Nhất là gặp những lúc điên đảo đau khổ đầy đao binh và tai nạn. Trong kinh Pháp Hoa phẩm Phổ Môn, đức Phật so sánh phước đức của người thọ trì sáu mươi hai ức hằng hà sa số danh hiệu của các vị Bồ-tát khác thì trì niệm danh hiệu của Ngài là phước đức hơn hết.

Chúng ta thường thấy sự thờ phụng Ngài bằng đất và vẽ tượng Ngài với hình dáng phụ nữ để tượng trưng cho lòng thương không bờ bến của Ngài là bà Mẹ hiền trong tất cả các bà mẹ hiền. Nhành dương liễu và bình cam lồ là tượng trưng cho lòng từ bi trí giác ngộ của Ngài rưới tắt và làm diệu mất bao nỗi đau khổ, bao điều phiền não đang bừng cháy trong long chúng sanh. Hình vẽ Bồ-tát ngự trên hoa sen trắng trong biển động ba đào cho chúng ta biết rằng: mặc dù trong cõi đời dạt dào sóng gió đau khổ tai nạn chúng sanh đang hụp lặn nổi trôi; Bồ-tát Người của chân lý ngát hương thơm của hoa đạo, quyết đưa họ về với cuộc sống dịu hòa của chân lý.

Chúng ta thường thấy sự thờ phụng Ngài bằng đất và vẽ tượng Ngài với hình dáng phụ nữ để tượng trưng cho lòng thương không bờ bến của Ngài là bà Mẹ hiền trong tất cả các bà mẹ hiền. Nhành dương liễu và bình cam lồ là tượng trưng cho lòng từ bi trí giác ngộ của Ngài rưới tắt và làm diệu mất bao nỗi đau khổ, bao điều phiền não đang bừng cháy trong long chúng sanh. Hình vẽ Bồ-tát ngự trên hoa sen trắng trong biển động ba đào cho chúng ta biết rằng: mặc dù trong cõi đời dạt dào sóng gió đau khổ tai nạn chúng sanh đang hụp lặn nổi trôi; Bồ-tát Người của chân lý ngát hương thơm của hoa đạo, quyết đưa họ về với cuộc sống dịu hòa của chân lý.

Một hình tượng khác Ngài lại ngồi nhập định trong núi Phổ Đà, nhưng đồng thời vẫn thuyết pháp độ sanh, nói được ý hằng tùy duyên hóa độ chúng sanh, nhưng Ngài vẫn an trú nơi đạo tràng thanh tịnh. Bên cạnh có tượng Long Nữ và Thiện Tài tượng trưng cho phạm hạnh đồng chơn của Bồ-tát; tuy ở trong bùn lầy ô trược trần gian đen tối, nhưng Bồ-tát vẫn hồn nhiên vui sống trong cảnh giới thanh tịnh của đạo mầu trong trắng.

Một hình tượng khác Ngài lại ngồi nhập định trong núi Phổ Đà, nhưng đồng thời vẫn thuyết pháp độ sanh, nói được ý hằng tùy duyên hóa độ chúng sanh, nhưng Ngài vẫn an trú nơi đạo tràng thanh tịnh. Bên cạnh có tượng Long Nữ và Thiện Tài tượng trưng cho phạm hạnh đồng chơn của Bồ-tát; tuy ở trong bùn lầy ô trược trần gian đen tối, nhưng Bồ-tát vẫn hồn nhiên vui sống trong cảnh giới thanh tịnh của đạo mầu trong trắng.

Ở một vài nơi như chùa Linh Sơn tại Sài-Gòn, chùa Bút Tháp ở Hà Nội, có thờ tượng Ngài đủ cả ngàn tay ngàn mắt. Tay là tượng trưng cho từ-bi, do từ-bi mà phát xuất vô lượng phương tiện để cứu độ chúng sanh. Mắt là tượng trưng cho trí tuệ, trí tuệ sáng suốt ngộ nhập chân lý và quán xét căn cơ của muôn loài để đưa họ về nơi bến giác.

Ở một vài nơi như chùa Linh Sơn tại Sài-Gòn, chùa Bút Tháp ở Hà Nội, có thờ tượng Ngài đủ cả ngàn tay ngàn mắt. Tay là tượng trưng cho từ-bi, do từ-bi mà phát xuất vô lượng phương tiện để cứu độ chúng sanh. Mắt là tượng trưng cho trí tuệ, trí tuệ sáng suốt ngộ nhập chân lý và quán xét căn cơ của muôn loài để đưa họ về nơi bến giác.

Những hình tượng trên đều nói được ý sáng tươi cao đẹp của Ngài và của chân lý, nên người ta thờ khắp nơi khắp chốn. Người ta còn đeo tượng Ngài ngay trên thân thể để được sống nhiều trong ảnh hưởng từ-bi và sự che chở mầu nhiệm trong bàn tay giáo hóa của Ngài.

Những hình tượng trên đều nói được ý sáng tươi cao đẹp của Ngài và của chân lý, nên người ta thờ khắp nơi khắp chốn. Người ta còn đeo tượng Ngài ngay trên thân thể để được sống nhiều trong ảnh hưởng từ-bi và sự che chở mầu nhiệm trong bàn tay giáo hóa của Ngài.

Kinh Pháp Hoa phẩm Phổ Môn đức Phật Thích Ca Mâu Ni có dạy rằng: Quán Âm Bồ-tát có những hạnh nguyện rất vĩ đại, Ngài dùng oai thần diệu dụng hoá hiện vô số thân trong mọi loài để cứu độ; đáng dùng thân Phật để cứu độ, Ngài hiện thân Phật; cho đến đáng dung thân đồng-nam đồng -nữ để cứu độ, Ngài hiện thân đồng-nam đồng-nữ để hoá độ, đáng dung thân gì Ngài hiện thân ấy. Ngài hiện đủ ba mươi hai loại thân và hoá thân nhiều nhất của Ngài là hoá thân phụ-nữ.

Kinh Pháp Hoa phẩm Phổ Môn đức Phật Thích Ca Mâu Ni có dạy rằng: Quán Âm Bồ-tát có những hạnh nguyện rất vĩ đại, Ngài dùng oai thần diệu dụng hoá hiện vô số thân trong mọi loài để cứu độ; đáng dùng thân Phật để cứu độ, Ngài hiện thân Phật; cho đến đáng dung thân đồng-nam đồng -nữ để cứu độ, Ngài hiện thân đồng-nam đồng-nữ để hoá độ, đáng dung thân gì Ngài hiện thân ấy. Ngài hiện đủ ba mươi hai loại thân và hoá thân nhiều nhất của Ngài là hoá thân phụ-nữ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

  • Chia sẻ Facebook
  • Tags:
  • Quan Thế Âm Bồ Tát
  • hình ảnh đẹp về Quan Thế Âm Bồ Tát
Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

  • 33 ứng hóa thân gần gũi của Quan Thế Âm Bồ Tát trong dân gian

  • Bồ tát Phổ Hiền là ai?

  • Có thể tu theo 10 hạnh nguyện của Bồ tát Phổ Hiền được không?

Dành cho bạn

  • Kinh đại thừa công đức tạo tượng Phật ( Phần 1)

    Kinh đại thừa công đức tạo tượng Phật ( Phần 1)

  • Đặc tính của Pháp trong kinh tạng A Hàm (II)

    Đặc tính của Pháp trong kinh tạng A Hàm (II)

  • Kinh ví dụ con rắn

    Kinh ví dụ con rắn

  • Tinh thần Kinh Kim Cang trong triều đại nhà Lý

    Tinh thần Kinh Kim Cang trong triều đại nhà Lý

  • Kinh Mi Tiên Vấn Đáp: Nghi vấn về sự bố thí ba-la-mật

    Kinh Mi Tiên Vấn Đáp: Nghi vấn về sự bố thí ba-la-mật

  • Thời gian và không còn thời gian

    Thời gian và không còn thời gian

  • Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Quyển 7)

    Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Quyển 7)

  • Nhãn thức và tâm thức (Cakkhu vinnana - Mano vinnana)

    Nhãn thức và tâm thức (Cakkhu vinnana - Mano vinnana)

  • Nội dung kinh Bát Phật Danh Hiệu

    Nội dung kinh Bát Phật Danh Hiệu

  • Bài kinh Bahiya - năm phút nhiệm mầu

    Bài kinh Bahiya - năm phút nhiệm mầu

Chuyến độc hành của một nhà sư Ấn Độ

Media 13:29 19/11/2024

Triển lãm "Solivagant" (Độc hành) trưng bày những tác phẩm được thực hiện bởi nhà sư, học giả Phật giáo Venerable Tenzin Priyadarshi Rinpoche trong những chuyến đi khắp thế giới.

TP.HCM: Hội thi giáo lý Phật tử cấp quận huyện năm 2024 diễn ra thành công

Media 21:23 17/11/2024

Như Phatgiao.org.vn đã đưa tin, hôm nay, 17/11, gần 6.000 Phật tử các quận huyện và TP.Thủ Đức thuộc TP.HCM đã dự Hội thi giáo lý năm 2024.

Khám phá chùa Khmer có tượng Phật nằm “khổng lồ” ở Sóc Trăng

Media 16:00 14/11/2024

Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong hay thường gọi là chùa Som Rong với điểm nhấn tượng Phật nằm khổng lồ trở thành điểm điểm đến yêu thích của nhiều du khách khi đến thành phố Sóc Trăng.

Đức Pháp chủ cùng chư Tăng thính giới trong Lễ bố-tát tại Việt Nam Quốc Tự

Media 15:40 14/11/2024

Sáng nay, 14/10-Giáp Thìn (14/11/2024), Đức Pháp chủ GHPGVN và chư vị Trưởng lão Hội đồng Chứng minh quang lâm Việt Nam Quốc Tự, cùng chư Tăng thành viên Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, các ban chuyên môn trực thuộc, Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức, 21 quận, huyện thực hiện Bố-tát, thính giới chung.

Xem thêm

Tin đọc nhiều nhất

1

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?

2

Con yêu, từ đâu và vì sao con tới nơi này? (1)

3

Đức Phật dạy về bốn hạng người không nên xem là bạn?

4

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

5

Sự cúng dường ý nghĩa nhất là gì?

6

Trung ấm nghĩa là gì?

7

Con yêu, từ đâu và vì sao con tới nơi này? (2)

Tin chọn lọc

Chuyến độc hành của một nhà sư Ấn Độ

Núi Bà Đen, miền đất linh thiêng trong mùa đạo hiếu

Nét đẹp An cư của chư Tăng hệ phái Khất sĩ tại tịnh xá Ngọc Đạt

Ngắm hoa gạo nở đỏ rực bên ngôi chùa ngàn năm tuổi ở Hà Nội

Những trải nghiệm du xuân độc đáo chỉ có tại núi Bà Đen, Tây Ninh

Chiêm ngưỡng Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc lớn bậc nhất thế giới tại Núi Bà Đen

Từ điển Phật giáo

  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
  • I
  • J
  • K
  • L
  • M
  • N
  • O
  • P
  • Q
  • R
  • S
  • T
  • U
  • V
  • W
  • X
  • Y
  • Z
Tìm kiếm

Dữ liệu Phật giáo

  • Đức Phật
  • Tự Điển
  • Giáo hội
  • Chùa
  • Sách
  • Tăng sỹ

Từ khóa » Hình ảnh Quán Thế âm Bồ Tát đẹp