Những Cá Thể Cuối Cùng - Biophilavn

  • BẢN TIN BIOPHILAVN
    • Bản tin số 1
    • Bản tin số 2
    • Bản tin số 3
  • ĐỘNG VẬT - FAUNA
    • Thú
    • Chim
    • Bò sát
    • Lưỡng cư
    • Côn trùng
    • Thú tiền sử
  • THỰC VẬT - FLORA
    • Hoa
    • Quả
    • Cây
  • CON NGƯỜI
  • THẾ GIỚI TỰ NHIÊN
    • Môi trường - Sinh thái
    • Rừng quốc qia và khu bảo tồn
  • GIỚI THIỆU TEM MỚI
    • Tem thế giới
    • Tem Việt Nam
  • BỘ SƯU TẬP
    • Bộ sưu tập tem
    • Bộ sưu tập bưu ảnh
  • TIN TỨC BẢO TỒN
    • Các tổ chức bảo vệ thiên nhiên
    • Loài động thực vật nguy cấp
  • THÔNG ĐIỆP XANH
    • Phỏng vấn người nổi tiếng
    • Các NGÔI SAO vì môi trường
    • Poster tuyên truyền
  • CÂU LẠC BỘ BPV
    • BPV club
  • E-CARD
    • BPV e-cards
  • MUA BÁN - TRAO ĐỔI
    • Trao đổi
    • Mua bán
  • GIẢI TRÍ - THƯ GIÃN
    • Đố vui
    • Rừng cười
    • Truyện tranh
Những cá thể cuối cùng
Những cá thể động vật cuối cùng
Việt Nam trước đây là một nước mà sự đa dạng sinh học thuộc loại cao trên thế giới. Nhưng thời gian trở lại đây điều này không còn nữa . Sự sụt giảm nghiêm trọng về loài ở một số động vật hoang dã đã biến Việt Nam trở thành điểm nóng trên thế giới. Nguyên nhân chủ yếu là do nạn phá rừng bừa bãi tại Việt Nam, cũng như sự quản lý lỏng lẻo ở các địa phương đã khiến sinh cảnh các cánh rừng quốc gia bị thu hẹp,động vật hoang dã không còn nơi trú ngụ. Song song với đó là nạn săn bắt , buôn bán,tiêu thụ thú rừng đang hoành hành tại Việt Nam.Sự biến đổi khí hậu,thiên tai,bão lũ, cháy rừng xảy ra triền miên đã khiến rất nhiều loài động thực vật quí hiếm của Việt Nam đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.Những loài động vật Việt Nam mà chúng tôi liệt kê dưới đây đã và đang bị liệt vào mức " Đặc biệt nguy cấp " và nhiều khả năng đã và đang bị xóa sổ hoàn toàn trên trái đất .
------------------------------ 1. Tê giác Một Sừng Việt Nam
Tê giác Java Việt Nam còn gọi là Tê giác một sừng ( danh pháp khoa hoc : Rhinoceros sondaicus annamiticus ) là một trong 5 loài động vật guốc lẻ còn sống sót của họ Tê giác. Tê giác Việt Nam cùng loài với Tê giác ở rừng quốc gia Ujung Kulon nằm phía tây của đảo Java của Indonesia. Chúng chỉ khác nhau về phân loài,còn hình dạng hoàn toàn giống nhau. Điểm đặc biệt của Tê giác dễ nhận biết với các loài khác là vóc dáng hùng dũng chắc khoẻ, bộ da dày với nhiều nếp gấp tựa như một khối áo giáp, đặc biệt là chiếc sừng trước mũi được Y học phương Đông đánh giá là nguồn dược liệu quí hiếm có giá trị cao: Chính vì điều này mà rất nhiều Tê giác đã bị hạ sát để cưa lấy sừng phục vụ nhu cầu chữa bệnh của con người.Tê giác một sừng Việt Nam trước đây có rất nhiều dọc dãy núi Trường Sơn. Do sinh cảnh sống ngày càng bị co hẹp nên Tê giác Việt Nam mất rơi sinh sống. Cách đây gần 10 năm người ta chụp được những hình ảnh cho thấy có một quần thể nhỏ Tê giác một sừng đang sinh sống lẩn khuất trong Vườn quốc gia Cát Tiên. Rất nhiều tổ chức Quốc tế, các cán bộ kiểm lâm,các trung tâm cứu hộ đã ra sức tuyên truyền,dùng mọi biện pháp để Bảo vệ loài thú quí hiếm này. Tuy nhiên tháng 5 năm 2010 ,con Tê giác cuối cùng ở Việt Nam đã bị những tay săn trộm bắn chết tại rừng quốc gia Cát Tiên , hiện trường chỉ còn lại bộ xương với nhiều vết đạn bắn,còn sừng Tê giác đã bị lâm tặc cưa lấy mất. Tháng 10 năm 2011 ,Tê giác một sừng Java chính thức được công bố là đã tuyệt chủng tại Việt Nam." Con Tê giác cuối cùng của Việt Nam đã chết, thật đau lòng khi những nỗ lực bảo tồn đã không bảo vệ được loài Tê giác Java này . Chúng ta đã đánh mất vĩnh viễn một phần di sản của thiên nhiên, một biểu trưng của giá trị đa dạnh sinh học tại Việt Nam " Phát biểu của bà Trần Minh Hiền - Giám đốc WWF tại Việt Nam." Thảm kịch Tê giác Java Việt Nam là minh chứng đáng buồn cho cuộc khủng hoảng tuyệt chủng này " Ông Nick Cox - Quản lý chương trình loài của WWF khu vực Mekong
2. Rùa mai mềm Hồ Gươm
Rùa Hồ Gươm là một loài rùa mai mềm hiện còn sống tại Hồ Gươm ( Hà Nội ). Đây có thể là một loài mới với pháp danh khoa học : Rafetus Vietnamensis ( đồng nghĩa Rafetus leloii ) thuộc họ Baba Trionychidae ( rùa mai mềm ) trong bộ rùa Testudines. Tuy nhiên, có một sự tranh luận về việc phân loại này . Theo các chuyên gia của Trung tâm bảo tồn rùa châu Á in trong cẩm nang " Các loài rùa cạn và rùa nước ngọt Việt Nam " thì Rùa Hồ Gươm chính là loài Giải Sin-hoe ( còn được biết tới với một tên khác là Rùa mai mềm Thượng Hải ) có tên khoa học là Rafetus swinhoei . Hiện loài này chỉ có 4 cá thể sống sót : hai cá thể ở trong vườn thú của Trung Quốc, một cá thể ở Đồng Mô và một cá thể ở Hồ Gươm .Năm 2012 , nhân việc đưa cụ rùa lên chữa bệnh, người ta đã xét nghiệm ADN và cho thấy đây là một loài rùa hoàn toàn mới và đây là một cụ rùa bà . Như vậy Rùa Hồ Gươm chỉ còn duy nhất một cá thể còn sống ngoài tự nhiên ." So với tiêu bản Rùa đang giữ trong đền Ngọc Sơn, Rùa Hồ Gươm giống hệt . ADN 8 mẫu xét nghiệm đều cho thấy , Rùa Hồ Gươm là một loài hoàn toàn mới, khác hẳn với loài Giải Thượng Hải. Các kết quả xét nghiệm so sánh và đối chiếu với Rùa Đồng Mô, Chùa Hương Tích, cùng các mẩu xương đầu của các loại rùa dọc sông Hồng ...cho thấy Rùa Hồ Gươm hoàn toàn là một loài mới " TS Bùi Quang Tề - Trưởng nhóm chẩn đoán chữa trị Rùa Hồ Gươm" Rùa Hồ Gươm từng có 4 cá thể : Cá thể duy nhất hiện còn sống trong lòng Hồ Gươm, 3 cá thể còn lại đã chết : Một cá thể chết vào ngày 12.7.1967 . Xác hiện được lưu trong Đền Ngọc Sơn, một cá thể có xác được lưu trong chùa Hưng Ký ( Hoàng Mai ) nay đã được chuyển về Bảo tàng Hà Nội , một cá thể bị giết thịt vào năm 1962-1963 khi rùa bò lên vườn hoa Chí Linh sau một cơn mưa lớn..." PGS,TS Hà Đình Đức - Nhà khoa học, chuyên gia về Rùa Hồ Gươm.
3. Bò xám Đông Dương
Bò xám ( danh pháp khoa học Bos sauveli ) còn gọi là bò Kouprey hay Bò sừng xoắn . Chúng sống chủ yếu trong các vùng rừng núi phía bắc Campuchia, nam Lào, đông Thái Lan và tây Việt Nam. Bò xám có dáng vóc dẹt hơn các loài bò rừng khác,có bướu trên lưng, chân dài,yếm cổ rất dài. Toàn bộ cơ thể được phủ bới một lớp lông màu xám, nâu đen và đen. Điểm đặc trưng của loài bò này là cặp sừng xoắn có hình dáng giống như chiếc đàn lia, đầu sừng có những tua xước....Loài bò xám tồn tại ở Đông Dương giống như một huyền thoại, người ta chỉ còn nhìn thấy chúng qua một số tiêu bản sừng,những bức ảnh cũ và vài thước phim tài liệu khoa học hiếm hoi,ngày nay người ta vẫn tin rằng vẫn còn một số rất ít loài bò xám hiện đang sống lẩn trốn trong các cánh rừng miền Trung ,Tây nguyên ; Thỉnh thoảng người dân vẫn nhìn thấy chúng chà trộn vào với đám bò rừng và bò nhà nhưng tuyệt đối họ không chụp ảnh ,quay phim hay bắt sống được. Các nhà khoa học cho rằng Bò xám là tổ tiên của giống bò Sin Ấn Độ ,nên nếu cho lai với bò nhà sẽ tạo nên một " cuộc cách mạng " trong việc cải tạo các giống bò nuôi trên toàn Thế giới...Chính vì thế, trong nhiều năm nay nhiều tổ chức quốc tế đã làm nhiều cuộc truy tìm tốn kém,trao giải thưởng lớn cho những ai chụp được hình ảnh loài Bò xám bí ẩn này,song chưa ai làm được. Có thể loài Bò xám đã bị tuyệt chủng trên phạm vi toàn cầu (?)." Con bò xám cuối cùng tại Việt Nam bị một người dân bắt tại Việt Nam vào năm 1937, khi đó nó mới chỉ là một con bê.Tại đây con vật được gửi sang Paris làm tiêu bản để các nhà khoa học đang nghiên cứu về ADN của loài vật này " TS Bùi Xuân Nguyên - Viện Công nghệ sinh học ." Từ thập niên 80, người ta đã không nhìn thấy bất kỳ con bò xám nào trên lãnh thổ Việt Nam,nó gần như bị coi là đã tuyệt chủng trên toàn thế giới. Bò xám được các chuyên gia thế giới đánh giá là động vật hoang dã quí hiếm số một, do vậy nếu tìm thấy một cá thể của loài này tại Việt Nam. Đó sẽ là một thông tin động trời và sẽ thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học trên thế giới. " PGS,TS Hà Đình Đức
( Còn tiếp ... )*** Tác giả bài viết : Trịnh Hoàng Lân & Cốm tổng hợp
Trở lại
Biodiversity Philately Vietnam - BPV
Đang online:156
Tổng số truy cập: 4153198

Từ khóa » Bò Xám Việt Nam