Những Cách để Tăng Cường độ Sóng Wifi - PhongVu
Có thể bạn quan tâm
Bạn cần tăng sóng wifi khi thường xuyên gặp phải tình trạng wifi chập chợt, lúc mạnh lúc yếu? Điều này đã làm giảm đi hiệu năng làm việc, ảnh hưởng và gián đoạn nhiều kế hoạch của bạn khi cần sử dụng internet. Dưới đây là vài cách thông bạn giúp bạn dễ dàng tăng khả năng bắt sóng wifi, cải thiện được năng suất làm việc và giải trí.
Hãy cùng Phong Vũ tham khảo bài viết dưới đây để biết được nguyên lý tăng sóng wifi trong nhà một cách hiệu quả nhé!
- Tìm hiểu cách hack wifi chùa cho laptop để bảo mật tốt hơn
- 3 cách kiểm tra ai đang dùng trộm wifi của bạn cực đơn giản
- Cách xem mật khẩu wifi trên Android đã được lưu lại
1. Nguyên nhân khiến wifi trong nhà yếu khó bắt sóng
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng kết nối sóng wifi yếu như sóng wifi bị nhiễu, dây mạng gặp vấn đề hoặc ISP bị bóp băng thông. Dưới đây là các nguyên nhân bạn nên nắm rõ để biết cách khắc phục nhé.
1.1 Wifi yếu do cổng cáp, dây mạng có vấn đề
Trường hợp wifi yếu do dây cáp mạng bạn đang sử dụng là loại cũ, dẫn đến tình trạng khó khai thác tối đa được băng thông. Ngoài ra, nếu bạn đăng ký gói cước trên 100Mbps nhưng lại sử dụng cáp mạng không đạt chuẩn Gigabit thì tốc độ đường truyền vẫn không được như ý.
1.2 Wifi kém do quá nhiều thiết bị kết nối trong nhà bạn
Trên mỗi bộ định tuyến, nhà sản xuất sẽ dựa vào cấu hình từng loại để đưa ra khuyến nghị cho bạn về số lượng kết nối tương ứng. Dễ thấy, hầu hết các modem wifi được cung cấp bởi các nhà mạng thường chỉ đáp ứng được 6 đến 8 thiết bị kết nối trong cùng một lúc. Do đó, nếu bạn sử dụng các thiết bị quá số lượng trên thì rất khó để tăng sóng wifi mà còn dễ gặp tình trạng giật, lag.
1.3 Kết nối wifi yếu do quá nhiều người dùng
Vào những giờ cao điểm trong ngày như buổi tối thì lượng người sử dụng wifi sẽ tăng lên đột biến. Mọi người thường dùng đa dạng các dịch vụ đòi hỏi băng thông cao như xem video 4K, livestream, chơi game… Do đó, nhiều người sẽ gặp tình trạng wifi xoay vòng liên tục, mạng bị tắc nghẽn. Trong trường hợp này, nếu muốn tăng sóng wifi bạn có thể phân chia lại băng thông mạng dựa trên dịch vụ mạng sử dụng với các thiết bị trong nhà.
1.4 Sóng Wifi của bạn bị nhiễm
Ngày nay, hầu hết mọi gia đình đều tự trang bị hệ thồng wifi sử dụng riêng. Do đó, số lượng router/ modem xuất hiện trong một khu vức trở nên rất nhiều. Điều này làm cho các sóng wifi được phát ra từ một kênh va chạm nhau dễn đến tình trạng nhiễu sóng. Muốn tăng sóng wifi ở trường hợp này, bạn nên kiểm tra và điều chỉnh kênh phát sóng phù hợp cho bộ định tuyến.
2. Những cách tăng sóng wifi đơn giản và hiệu quả
Với những người khác, tốc độ lướt web có thể gây khó “ở” khi đang trong căn phòng của mình, ngay cả phòng riêng của họ cũng có thể là một điểm “chết” khi không thể bắt sóng wifi được, hoặc họ không thể stream khi không có công cụ tiếp sóng. Nếu những điều trên giống với bạn, hãy thử những cách được nêu dưới đây để cải thiện sức mạnh của sóng và tăng tầm wifi để xem bạn có thể kết nối tốt đến mức nào.
2.1 Đặt bộ phát WiFi ở vị trí phù hợp giúp tăng sóng wifi
Việc đặt bộ phát WiFi nằm ở vị trí phù hợp rất quan trọng. Hầu hết các vật như cửa ra vào, tường, sàn nhà, trần nhà và những vật cản đều có thể ảnh hưởng đến tốc độ WiFi của bạn. Để tăng sóng wifi, bạn nên đặt nó ở vị trí lí tưởng là cần gần trung tâm ngôi nhà và ở khu vực thoáng đãng, không xuất hiện quá nhiều thiết bị điện tử nằm xung quanh. Đồng thời, để tăng sóng wifi mạnh mẽ, bạn cần đặt nó ở vị trí cao thay vì trên sàn nhà.
2.2 Giảm việc nhiễu sóng từ những thiết bị điện tử khác
Để tăng sóng WiFi, bạn cần giảm thiểu sự nhiễu sóng xung quanh nó. Cần đặt WiFi tránh xa các thiết bị và nguồn gây nhiều như thiết bị Bluetooth, lò vi sóng, màn hình giám sát trẻ em hay thậm chí là cả những bóng đèn trang trí có nhấp nháy…
2.3 Thiết lập bảo mật cho WiFi
Bạn nên cài đặt mật khẩu cho WiFi. Điều này vừa bảo vệ bạn an toàn trước tin tặc lại giúp bạn tránh được các kết nối lạ từ khu vực lân cận. Chẳng hạn như, khi WiFi không được đặt mật khẩu, người khác sẽ dễ dàng tùy tiện kết nối và tải xuống các video, tệp dung lượng lớn. Để đặt mật khẩu cho WiFi, bạn chỉ cần chọn WPA2 để làm phương thức mã hóa và cài đặt mật khẩu cho riêng bạn.
2.4 Lắp đặt thêm bộ mở rộng sóng không dây
Thỉnh thoảng, bạn vẫn cảm nhận tín hiệu WiFi trở nên rất chậm ngay cả khi bộ định tuyến được đặt hoàn hảo ở trung tâm ngôi nhà. Trong trường hợp này để tăng sóng WiFi, bạn nên sử dụng bộ mở rộng sóng giúp tăng thêm vùng phủ sóng WiFi như thiết bị WiFi Repeater. Thiết bị này giúp:
- Tăng sóng WiFi hiện có trong nhà bạn bằng cách nhận tín hiệu từ bộ phát WiFi gốc và phát ngược trở lại.
- Mở rộng thêm các phạm vi phủ sóng của WiFi giúp tín hiệu được tốt hơn.
Bộ mở rộng sóng nên được đặt giữa modem, bộ phát WiFi hoặc các điểm truy cập vào thiết bị. Tuy nhiên, bạn cân lưu ý rằng, một số bộ mở rộng sóng có thể làm giảm đi tốc độ WiFi ở bộ phát chính.
2.5 Lắp đặt thêm thiết bị phát WiFi
Để tăng sóng WiFi, bạn có thể tăng vùng phủ sóng WiFi bằng cách lắp đặt thêm bộ phát WiFi như Router WiFi hoặc Access point. Ưu điểm của những thiết bị này chính là đảm bảo được tốc độ của WiFi hơn so với việc dùng thiết bị mở rộng sóng không dây nêu trên. Tuy nhiên, khuyết điểm của cách tăng sóng WiFi này chính là bạn phải kéo dây mạng từ Modem WiFi chính hoặc Router, dẫn đến việc mất thẩm mỹ cho ngôi nhà.
2.6 Khởi động lại router và modem thường xuyên
Bộ định tuyến modem và router của bạn nên được nghỉ ngơi sau khoảng gian dài làm việc. Đó chính là cách làm tăng sóng WiFi và khắc phục hiện tượng WiFi bị chập chờn, chậm hay không thể tải phim, xem phim mượt mà. Việc khởi động lại thiết bị sẽ giúp giải phóng bộ nhớ và cho phép chúng hoạt động ổn định hơn.
2.7 Thay đổi vị trí của Router hoặc thiết bị đầu vào
Tầm hoạt động thông thường của mạng wifi thường không bao phủ toàn bộ ngôi nhà. Khoảng cách từ router và những vật cản giữa thiết bị của bạn và router có ảnh hưởng tới cường độ tín hiệu. Vị trí của bộ phát sóng wifi hay thiết bị mạng đầu vào có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng phủ sóng của chúng.
Giải pháp đưa ra ở đây là đặt vị trí của router ra một chỗ khác, nới có thể tránh được nhiều nhất những vật cản và vật làm nhiễu sóng. Những vật điển hình làm cản trở tín hiệu wifi trong gia đình thường là tường gạch, các thiết bị kim loại lớn và lò vi sóng hoặc sóng điện thoại không dây được sử dụng. Đôi khi chỉ cần để router cao lên một chút để cải thiện độ phủ sóng và tránh những vật cản.
2.8 Thay đổi số kênh và tần số của wifi
Khoảng sóng bị triệt tiêu của wifi có thể bị gây ra do thiết bị wifi lân cận sử dụng cùng kênh so với wifi của bạn. Thay đổi số kênh wifi của thiết bị có thể tránh được sự triệt tiêu này và cải thiện cường độ tín hiệu.
Tất cả router có băng thông 2.4GHz, nhưng bạn có một router băng thông kép một với cả 2.4 và 5 GHz, bạn có thể sẽ ít bị nhiễu sóng hơn khi sử dụng băng tần 5Ghz. Bạn có thể kiểu tra website của nhà sản xuất router hoặc những tài liệu đi kèm để biết thêm chi tiết về điều này.
2.9 Nâng cấp Router Firmware
Nhà sản xuất router cải tiến phần mềm của họ và phát hành các bản cập nhật firmware để cải thiện hiệu suất của sản phẩm. Bạn nên cập nhật Router firmware ngay cả khi bạn không gặp sự cố với nó để đảm bảo sự bảo mật và những cải thiện khác. Một vài router có tích hợp cập nhật sẵn, nhưng một vài loại khác yêu cầu bạn cần tìm bản cập nhật và tải xuống từ nhà sản xuất.
2.10 Nâng cấp ăng ten của Router hoặc thiết bị đầu vào
Hầu hết những ăng ten của wifi gia đình thường có khả năng bắt sóng kém hơn các bản ăng ten thương mại. Những bộ router hiện này sản xuất ăng ten có thể tháo rời vì lý do này. Bạn cần cân nhắc khi nâng cấp ăng ten cho router một chiếc mạnh hơn.
Một vài nhà sản xuất router quảng cáo sản phẩm của họ có những ăng ten có hiệu suất cao, nhưng chúng chỉ được gắn với những mẫu đắt tiền để họ vẫn có lợi từ việc nâng cấp đó. Ngoài ra, cân nhắc thêm một chiếc ăng ten định hướng hơn là nhiều hướng khi mà router của bạn đặt ở tận cuối căn nhà.
2.11 Lắp đặt thêm một bộ khuếch đại tín hiệu
Các bộ tăng cường tín hiện hai chiều khuếch đại trong cả hai chiều truyền và nhận tín hiệu – một trong những điểm quan trọng bởi vì wifi là bộ kết nối hai chiều – nhằm tăng tầm hoạt động sóng phát ra từ router.
2.12 Vứt bỏ những router đã lỗi thời
Như các lĩnh vực công nghệ khác, các nhà sản xuất thiết bị luôn cải tiến sản phẩm của họ. Nếu bạn sử dụng những mẫu sản phẩm cũ trong nhiều năm, bạn sẽ thấy các mẫu sản phẩm mới có giá rẻ hơn và tốt hơn ở thời điểm hiện tại. Rất khó để cải thiện chất lượng của router cũ để bằng với chất lượng và tốc độ của router đời mới.
Router TPLink Archer C64
699.000₫ 799.000₫
- Băng tần hỗ trợ: 2.4 GHz / 5 GHz
- Chuẩn kết nối: 802.11 a/b/g/n/ac
- Tốc độ 2.4GHz:400Mbps
- Tốc độ 5.0GHz:867Mbps
- Ăng ten: 4x ngoài
Usb Thu Sóng WiFi Công Suất Cao AC600-TP-Link T2U Plus
239.000₫ 359.000₫
- Băng tần hỗ trợ: 2.4 GHz / 5 GHz
- Chuẩn kết nối: 802.11 a/b/g/n/ac
- Tốc độ 2.4GHz:150Mbps
- Tốc độ 5.0GHz:433Mbps
- Ăng ten: Không
Từ khóa » Cường độ Sóng Wifi
-
-
TỔNG HỢP Các Cách Kiểm Tra độ Phủ Sóng Wifi HIỆU QUẢ NHẤT ...
-
Cách Kiểm Tra Cường độ Wi-Fi Bằng Smartphone - VietNamNet
-
5 Cách Kiểm Tra Cường độ Tín Hiệu Của Wi-Fi Trên Windows 10
-
Cách Kiểm Tra Tốc Độ Mạng Wifi Để Học Và Làm Việc Tại Nhà Từ A-Z
-
Độ Nhiễu, Suy Hao Và Công Thức Tính Công Suất Thu Tại Thiết Bị Wifi
-
7 Cách Làm WiFi Mạnh Hơn Cho điện Thoại Mà Bạn Không Thể Bỏ Qua
-
Điện Thoại đo độ Mạnh Của Sóng Wifi Như Thế Nào?
-
Phần Mềm Nào đo Cường độ Sóng Wifi? - Tinhte
-
Tăng Tốc độ WiFi Và Cường độ Tín Hiệu Và Vùng Phủ Sóng - Joe Comp
-
MẸO Tăng Tốc độ Mạng Wifi Ai Cũng Có Thể Thực Hiện được