Những Cách Diệt Bọ Xít Hiệu Quả Nhất

Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Cách diệt bọ xít là chủ đề được tìm kiếm nhiều nhất với những người nông dân. Bọ xít hút máu gây bệnh ở người, bọ xít trên cây phá hoại mùa màng. Đây là loài côn trùng gây hại cho con người. Hãy cùng Agri.vn tìm hiểu các cách diệt bọ xít tốt nhất, hiệu quả tận gốc.

Nội dung chính

4 loại bọ xít phá hoại mùa màng

  1. Bọ xít xanh

Bọ xít xanh là loài côn trùng gây hại, có hình ngũ giác, màu xanh lục sáng. Hai bên góc vai có 2 chấm đen nhỏ, thân có màu xanh lá cây.

Bọ xít xanh thường xuất hiện trên các loại cây ăn quả và lúa. Trái nhỏ khi bị bọ xít hại trái sẽ chuyển màu vàng, chai cứng và rụng sau đó. Nếu trái lớn bị hại, trái có thể bị thối do bội nhiễm nấm hoặc một số vi sinh vật khác. Đối với hạt lúa, khi bị bọ xít phá hoại mùa màng, hạt lúa sẽ bị lép hoặc bạc trắng.

Bọ xít xanh làm hại các loại cây ăn quả và lúa
Bọ xít xanh làm hại các loại cây ăn quả và lúa   
  1. Bọ xít muỗi

Bọ xít muỗi là loài côn trùng đa thực, gây hại mùa màng và làm hỏng trái của nhiều loại cây trồng như ca cao, xoài, mãng cầu, khoai lang, tiêu, điều, bông, chè,… Bọ xít muỗi có một cột sống đặc trưng trên ổ bụng, thường sẽ có màu xanh lá cây hoặc màu nâu đỏ.

Bọ xít muỗi trưởng thành có gai nhọn phía giữa ngực, chân dài và mỏng manh như chân muỗi. Trứng bọ xít muỗi có màu trắng, dài, thường xuất hiện trên thân, cuống lá non, hoặc các bộ phận khác của cây.

Ấu trùng bọ xít và bọ xít muỗi trưởng thành thường chích hút đọt non, lá non, gây ra các dấu chấm nâu. Đây chính là vết chích của chúng, làm trái quả bị ung, thối, nhiễm nấm và rụng.

  1. Bọ xít đen

Khác với bọ xít muỗi, đây là loại bọ xít phổ biến thường thấy ngay cả ở thành phố. Loại bọ xít này có kim chích dài ở cuối bụng, gai nhọn rìa ngực trước và rìa răng cưa tại hai bên mép.

Trứng của bọ xít đen bao giờ cũng tròn và màu trắng trong, sau đó dần chuyển màu vàng nhạt. Phần đầu trứng có màu đen khi sắp nở.

Loại bọ xít đen này khá phổ biến và bạn có thể thấy chúng ở thành phố
Loại bọ xít đen này khá phổ biến và bạn có thể thấy chúng ở thành phố

Một con bọ xít đen trong một ngày có thể chích và hút chất dinh dưỡng từ nhiều trái khác nhau.  Loài bọ xít đen tấn công ngay khi trái còn rất nhỏ, để lại vết chích chấm nhỏ có quầng tròn màu nâu. Bằng vòi chích dài, ấu trùng và con trưởng thành hút hết các chất dinh dưỡng trong trái, khiến trái nhỏ bị vàng, thối dần và rụng hỏng.

Đối với trái chín, khi bị bọ xít đen tấn công, các vết chích sẽ khiến vi sinh vật và nấm xâm nhập vào bên trong ruột, khiến trái bị bội nhiễm nấm và thối rữa, ảnh hưởng đến kết quả vụ mùa.

  1. Bọ xít hại nhãn vải

Đây là loài bọ xít thường xuất hiện trên cây nhãn, phá hoại mùa màng. Chúng có màu vàng nâu hoặc màu nâu. Mảnh lưng cứng thường có màu nâu đến nâu đậm. Mặt bụng bọ xít có lớp phấn trắng bao phủ, thường trôi mất sau mùa đông.

Trứng của bọ xít hại nhãn vải có hình cốc kích thuóc gần bằng bằng hạt đậu xanh, thường xếp thành nhiều hàng song song trên lá hoặc cành. Màu sắc của trứng thay đổi từ vàng sáng dần chuyển qua vàng xanh và nâu tím. Khi trứng sắp nở, đầu trứng chuyển thành màu đen.

Bọ xít non và trưởng thành hút các đọt non, cuống chùm hoa và cuống quả tạo thành nhiều vết châm màu nâu đen, gây thối và hỏng trái. Lá khô cháy, hoa quả bị rụng. Khi quả lớn, bọ xít châm làm cho quả thối rụng.

Cách diệt bọ xít hiệu quả

  1. Rải đất diatomite

Đất diatomite là đất đá trầm tích tự nhiên, có thành phần gồm silic dioxit, oxit nhôm và sắt. Chúng thường được sử dụng để diệt côn trùng nhờ vào khả năng làm côn trùng mất nước mà chết thông qua việc phá hủy lớp sáp bảo vệ trên bộ xương ngoài.

Đất diatomite thường được sử dụng để tiêu diệt các loại côn trùng
Đất diatomite thường được sử dụng để tiêu diệt các loại côn trùng

Lưu ý lựa chọn các loại đất diatomite chưa qua xử lý nhiệt, bởi nhiệt lượng làm đất diatomite mất đi hiệu quả diệt côn trùng và bọ xít. Bạn hãy rắc loại đất này lên những vị trí bọ xít thường xuất hiện, hoặc rắc thẳng lên bọ xít cũng có thể diệt được chúng trong tức khắc.

  1. Sử dụng dung dịch bạc hà

Bạc hà là loài thực vật có khả năng tẩy mùi, có thể sử dụng để xua đuổi bọ xít trên cây rất hiệu quả do bọ xít rất kỵ mùi bạc hà.

Để pha chế dung dịch, bạn hãy hòa 10 giọt dầu bạc hà với 500 ml nước vào bình xịt, hoặc pha 1 thìa cà phê bột lá bạc hà với nước, sau đó xịt dung dịch đều trên các cây trái.

Cần lưu ý là dung dịch chỉ đuổi bọ xít chứ không diệt được chúng, vì vậy hãy sử dụng song song với các biện pháp khác.

Bọ xít rất kỵ mùi bạc hà nên đây có lẽ là sự lựa chọn tuyệt vời
Bọ xít rất kỵ mùi bạc hà nên đây có lẽ là sự lựa chọn tuyệt vời
  1. Dung dịch nước tỏi đuổi bọ xít

Bọ xít không thích mùi nồng của tỏi và thường tránh xa nơi có mùi tỏi. Cần lưu ý, tương tự bạc hà, tỏi chỉ xua đuổi bọ xít chứ không diệt được chúng.

Hãy pha 500 ml nước với 4 thìa cà phê bột tỏi (có thể tự giã vài nhánh tỏi) vào bình xịt. Xịt dung dịch này lên lá cây, đọt non và cuống lá.

  1. Xịt nước xà phòng, nước rửa bát

Bằng cách pha nước với xà phòng, dung dịch xà phòng khi xịt lên bọ xít sẽ khiến loài côn trùng này không thể thở được và bị mất nước, từ đó chết trong tức khắc.

Hãy phun đều nước xà phòng lên cành và lá cây bị bọ xít hoành hành, hoặc những ổ bọ xít non mới sinh bâu vào trên cành lá. Thay vì sử dụng xà phòng diệt khuẩn dễ gây hại cho cây, nước rửa bát là một lựa chọn thay thế phù hợp để diệt trừ bọ xít hiệu quả.

Xà phòng sẽ khiến bọ xít không thở được và sau đó sẽ chết tức khắc
Xà phòng sẽ khiến bọ xít không thở được và sau đó sẽ chết tức khắc
  1. Sử dụng thuốc xịt côn trùng

Để diệt được bọ xít trên cây, lựa chọn loại thuốc xịt côn trùng an toàn sẽ đảm bảo không ảnh hưởng đến cây trồng và có hiệu quả cao.

Trên đây là một số loại bọ xít gây hại cho cây trồng và các biện pháp phòng trị. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho các bạn.

Từ khóa » Cách Trị Bọ Xít Trên Cây Nhãn