Những Cách Trị đau Răng Tại Nhà Hiệu Quả | Hapacol
Có thể bạn quan tâm
Sản phẩm dành cho người lớn
Cảm - sổ mũi- Hapacol Cảm cúm
- Hapacol Capsules
- Hapacol Flu day
- Hapacol CS Day
- Hapacol CF
- Hapacol Sủi
- Hapacol 650
- Hapacol 650 extra
- Hapacol Đau Nhức
- Hapacol Extra
- Hapacol Caplet 500
- Hapacol ACE 500
- Hapacol Blue
Sản phẩm dành cho trẻ em
Cảm – sổ mũi- Hapacol 250 Flu
- Hapacol 150 Flu
- Hapacol 250
- Hapacol Child
- Hapacol 150
- Hapacol 325
- Hapacol 80
Khi bị đau răng, bạn nên tìm đến nha sĩ càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu bạn chưa hẹn lịch được ngay hoặc chưa tìm được thuốc giảm đau răng cấp tốc, hãy thử một số cách giảm đau răng tại nhà hiệu quả mà Hapacol đã liệt kê ở bài viết dưới để tạm thời thoát khỏi tình trạng khó chịu này nhé.
1. Cách giảm đau răng hiệu quả, tại nhà
Đau răng là cơn đau nhói hoặc âm ỉ ở khu vực bên trong hay xung quanh hàm răng. Tình trạng này có khả năng phát sinh bởi nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như:
- Sâu răng
- Nhiễm trùng răng
- Miếng trám răng lỏng ra hoặc vỡ
- Tuột lợi
Nếu cơn đau răng kéo dài hơn 1 – 2 ngày, bạn nên tìm gặp nha sĩ càng sớm càng tốt để tiếp nhận điều trị. Tuy nhiên, trước đó, bạn cũng có thể áp dụng một số cách giảm đau răng tại nhà đơn giản dưới đây để tạm thời ức chế cơn đau khó chịu này.
Nếu bạn bị đau răng do sâu răng thì đừng bỏ qua bài viết hữu ích dưới đây: Mẹo chữa đau răng sâu hữu hiệu ngay lập tức
1.1. Chườm lạnh hoặc chườm đá
Thông thường, chườm lạnh là cách trị đau răng tại nhà phổ biến nhất. Thêm vào đó, biện pháp này đặc biệt hiệu quả đối với trường hợp đau răng do chấn thương hoặc sưng nướu.
Cơ chế hoạt động của phương pháp sử dụng nhiệt độ thấp này là hạn chế lưu lượng máu đến khu vực bị ảnh hưởng. Từ đó, cơn đau sẽ “tê liệt” một phần, dẫn đến tình trạng giảm sưng và viêm.
Nếu má bạn bị sưng, một túi chườm nước đá áp lên ngay khu vực sưng có thể làm thuyên giảm tình trạng này. Hiện tượng sưng má cũng có nguy cơ biểu hiện bạn đang bị áp xe răng hay bên trong răng mưng mủ. Điều này sẽ gây nhiễm trùng nghiêm trọng đến hàm và các răng khác. Ngoài sưng nướu và sưng má, bạn cũng có khả năng phát sốt.
Bên cạnh đó, bạn còn có thể thử một mẹo chữa đau răng khác tương tự cách chườm lạnh. Các bước thực hiện gồm:
- Đặt một ít đá viên trong lòng bàn tay ở cùng bên với khu vực đau răng, ví dụ như bạn bị đau răng bên trái, hãy để tay trái giữ đá.
- Chà xát các viên đá ở khoảng trống giữa ngón tay cái và ngón trỏ trong vòng 7 phút hoặc đến khi bạn cảm thấy tê ở khu vực này.
Theo một số nhà nghiên cứu, phương pháp này hoạt động nhờ vào khả năng tạm thời chặn tín hiệu đau đi đến não do nhiệt độ thấp từ đá viên.
1.2. Súc miệng bằng nước muối
Sử dụng nước muối ấm để súc miệng sẽ giúp bạn loại bỏ những mảnh vụn thức ăn sót lại ở trong khoang miệng cũng như các kẽ răng. Đồng thời, nước muối còn có thể hạn chế cơn đau răng tiến triển tệ hơn bằng cách:
- Làm giảm sưng
- Tăng cường khả năng chữa lành của cơ thể
- Giảm đau họng
Theo các chuyên gia, để thực hiện biện pháp này đúng cách, bạn cần ngậm và súc miệng trong 30 giây trước khi nhổ ra. Thêm vào đó, dung dịch nước muối sinh lý là lựa chọn tốt nhất cho những người đang cần “tiệt trùng” khoang miệng của mình.
Bạn có thể tìm mua sản phẩm này ở các tiệm thuốc trên toàn quốc. Mặt khác, bạn cũng có thể tự pha dung dịch nước muối tại nhà bằng cách hòa tan một muỗng cà phê muối trong một cốc nước ấm.
1.3. Dùng thuốc giảm đau răng
Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau như một cách trị đau răng tại nhà đơn giản mà hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý không phải bất kỳ loại thuốc giảm đau răng cấp tốc nào cũng có khả năng áp dụng cho mọi đối tượng.
Ví dụ như, thuốc paracetamol có thể dùng như thuốc giảm đau răng cho trẻ em và người trưởng thành, nhưng ibuprofen lại không được bác sĩ khuyến khích dùng cho trẻ em. Đặc biệt, trẻ dưới 18 tuổi không được tự ý dùng aspirin nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Điều này có thể giải thích bởi aspirin có nguy cơ cao dẫn đến hội chứng Reye, một tình trạng sức khỏe hiếm gặp nhưng nguy hiểm, ở trẻ nhỏ. Mặt khác, người trưởng thành khi dùng aspirin nên uống trực tiếp, thay vì đặt viên thuốc ngay trên chiếc răng đau hoặc khu vực nướu bị sưng.
Mẹo chữa đau răng này hoàn toàn không có cơ sở và có nguy cơ tổn thương đến răng và nướu.
1.4. Trị đau răng tại nhà với tỏi
Từ lâu, tỏi không chỉ là gia vị tô điểm cho món ăn mà còn được nhiều chuyên gia sử dụng rộng rãi cho mục đích y học. Tỏi chứa một hoạt chất gọi là allicin có khả năng kháng khuẩn mạnh. Nhờ đó, nó có thể xoa dịu cơn đau răng đang “hoành hành” ở bạn.
Một số người truyền tai nhau rằng để đẩy mạnh hiệu quả của allicin, bạn nên nghiền nát tỏi tươi rồi trộn với ít muối. Sau đó, hãy đắp hỗn hợp này lên chiếc răng đau. Tuy nhiên, bạn nên nhớ pha loãng tỏi vì có thể bị kích ứng hoặc phỏng nướu.
1. 5. Sử dụng đinh hương để giảm đau răng
Eugenol là một loại hợp chất gây tê tự nhiên, có nhiều trong đinh hương, một loại gia vị có nguồn gốc từ quần đảo Maluku ở Indonesia. Ngoài ra, đinh hương còn có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, từ đó hỗ trợ bạn đáng kể trong việc chống nhiễm trùng răng và nướu.
Do đó, khi nói về mẹo chữa đau răng tại nhà, một số người có thể chỉ bạn dùng bông gòn thấm tinh dầu đinh hương và đặt lên khu vực đau răng. Mặt khác, thay vì dùng tinh dầu chiết sẵn, bạn còn có thể thử biện pháp nhai đinh hương khô và giữ nó tại khu vực đau răng trong 30 phút.
Việc răng nghiền nát đinh hương giúp đinh hương “tiết ra” phần tinh dầu bên trong nó.
1.6. Uống trà bạc hà trị đau răng
Tương tự đinh hương, bạc hà cũng có đặc tính gây tê, từ đó làm dịu cơn đau răng. Thêm vào đó, tinh dầu bạc hà cũng được nhiều người biết đến như một hoạt chất kháng khuẩn.
Bạn có thể dùng lá bạc hà khô ngâm với nước sôi trong 20 phút để làm thành trà bạc hà. Sau khi để nguội, bạn có thể thưởng thức món uống này hoặc dùng nó để súc miệng.
Ngoài ra, một túi trà bạc hà còn ấm cũng có thể được áp trên chiếc răng đau trong vài phút để xoa dịu cảm giác khó chịu này.
Nếu không thích trà bạc hà, bạn còn có thể tìm mua tinh dầu bạc hà và thấm chất lỏng này lên một miếng bông gòn tiệt trùng trước khi áp nó vào khu vực đau răng. Đây cũng được xem là một mẹo chữa đau răng tạm thời.
1.7. Dùng tinh dầu cỏ xạ hương (thyme) chữa đau răng
Tương tự tỏi, húng tây hay cỏ xạ hương (thyme) không đơn thuần chỉ là một loại gia vị món ăn. Không ít chuyên gia đã áp dụng loại thực vật này trong việc điều trị các vấn đề nhiễm trùng ở lồng ngực, ví dụ như viêm phế quản hay ho gà.
Thành phần chính của cỏ xạ hương là thymol, có khả năng sát trùng và kháng nấm. Vì vậy, để trị đau răng tại nhà, bạn có thể nhỏ một giọt tinh dầu cỏ xạ hương vào ly nước ấm để làm nước súc miệng. Cách súc miệng cũng tương tự như lúc bạn súc miệng với dung dịch nước muối.
Một phương pháp khác mà bạn có thể thử là thấm vài giọt tinh dầu húng tây vào một miếng bông tiệt trùng và áp nó lên chiếc răng đau.
1.8. Sử dụng gel lô hội giảm đau răng
Gel lô hội (nha đam) là thành phần chính của loại thực vật mọng nước này. Trong nhiều năm qua, các chuyên gia đã sử dụng gel lô hội với những mục đích y học như:
- Chữa lành vết bỏng
- Xoa dịu vết thương ngoài da
Gần đây, gel nha đam còn được dùng để làm sạch cũng như làm dịu khu vực nướu bị sưng. Nhiều nghiên cứu cho thấy nha đam có khả năng hoạt động như một chất kháng khuẩn tự nhiên, từ đó tiêu diệt phần nào những vi trùng gây sâu răng.
Để dùng lô hội trị đau răng tại nhà, bạn nên áp gel lên khu vực đau và massage nhẹ nhàng.
1.9. Sử dụng oxy già
Dung dịch hydro peroxide hay oxy già là một loại nước súc miệng kháng khuẩn hiệu quả. Theo nhiều chuyên gia, việc súc miệng bằng dung dịch oxy già đặc biệt mang lại hiệu quả khi bạn bị đau răng do nhiễm trùng. Nước súc miệng oxy già cần được pha chế theo tỷ lệ 1:1 giữa dung dịch hydrogen peroxide 3% và nước.
Bạn nên súc miệng với nước súc miệng oxy già trong 30 giây. Sau đó, hãy nhổ ra và súc miệng lại nhiều lần với nước thường.
Bạn cần lưu ý rằng dung dịch oxy già cực kỳ nguy hiểm nếu bạn chẳng may nuốt phải. Do đó, hãy cẩn thận khi súc miệng. Đồng thời, cũng chính vì lý do này, súc miệng với dung dịch oxy già không phải là cách trị đau răng tại nhà được khuyến khích áp dụng như phương thuốc giảm đau răng cho trẻ em.
Xem thêm: Các loại thuốc giảm đau răng hiệu quả bạn nên biết
2. Khi nào bạn cần đến gặp nha sĩ
Khi cơn đau răng xảy ra, bạn hãy theo dõi tình trạng này trong vòng 24 giờ tới. Nếu cường độ đau thuyên giảm theo thời gian, bạn có thể chỉ rơi vào tình huống kích thích tạm thời. Ngược lại, bạn hãy mau chóng sắp xếp lịch hẹn với nha sĩ nếu như:
- Cơn đau càng lúc càng trở nên nghiêm trọng hơn
- Thời gian đau răng kéo dài hai ngày hoặc hơn
- Bạn cảm thấy đau đầu khi mở miệng
- Nhiệt độ cơ thể tăng cao
- Bạn cảm thấy khó khăn khi thở hoặc nuốt
Ngoài ra khi bị đau răng, bạn cũng cần quan tâm đến các thực phẩm nên ăn và không nên ăn trong giai đoạn này để tránh tình trạng đau răng trở nên trầm trọng hơn. Hãy đọc ngay bài viết: Đau răng nên ăn gì? 10 món ăn tốt cho người đau răng
3. Tổng kết
Đa phần các biện pháp trên đều là cách trị liệu tự nhiên và không thể dùng như thuốc giảm đau răng cấp tốc. Dù có nhiều lựa chọn để áp dụng, bạn vẫn nên lưu ý các biện pháp trị đau răng tại nhà phía trên chỉ mang lại hiệu quả tạm thời. Điều quan trọng là bạn cần sớm tiếp nhận điều trị từ nha sĩ khi cơn đau răng kéo dài quá 24 – 48 giờ.
Trong trường hợp đau răng không được điều trị kịp thời, một loạt vấn đề nghiêm trọng hơn có nguy cơ phát sinh, bao gồm:
- Áp xe răng: xuất hiện khi vi khuẩn xâm nhập đến phần trong cùng của răng (tủy răng).
- Bệnh nướu răng
Vì vậy, giữ răng cũng như nướu khỏe mạnh nhất có thể là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa đau răng cũng như áp xe răng. Bạn có thể thực hiện điều này với các bước như sau:
- Đánh răng bằng kem đánh răng chứa fluoride hai lần một ngày, trong ít nhất 2 phút.
- Hạn chế thực phẩm hoặc thức uống nhiều đường.
- Dùng chỉ nha khoa hoặc dùng bàn chải đánh răng thường xuyên để làm sạch khu vực giữa các răng (kẽ răng) và dưới đường nướu.
- Không hút thuốc. Thuốc lá có nguy cơ khiến cho vấn đề răng miệng tồi tệ hơn.
- Kiểm tra răng miệng đúng định kỳ.
- Nếu cơn đau răng kéo dài hơn 24 giờ, hãy đến gặp nha sĩ ngay lập tức để được tư vấn và điều trị.
Có thể bạn quan tâm: Răng bị ê buốt phải làm sao? Cách điều trị khi bị ê buốt răng
Nguồn tham khảo:
Home Remedies for Toothache. https://www.webmd.com/oral-health/home-remedies-toothache.
How to treat a toothache at home. https://www.medicalnewstoday.com/articles/320315.
10 Home and Natural Remedies for Toothache Pain. https://www.healthline.com/health/dental-and-oral-health/home-remedies-for-toothache.
Vui lòng đăng nhập để dùng chức năng này
Các bài viết khácTRẺ BỊ SỐT ĐI NGOÀI NÔN TRỚ LÀ DẤU HIỆU CỦA BỆNH GÌ?
Khi phát hiện những triệu chứng ở trẻ như bé sốt cao đi ngoài , trẻ bị nôn và tiêu chiến, trẻ... Xem chi tiết >>SỐT ĐAU HỌNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT Ở NGƯỜI LỚN
Sốt đau họng tuy rất phổ biến, nhưng không phải ai cũng hiểu về các triệu chứng cũng như cách khắc phục... Xem chi tiết >>Tìm hiểu những cách giảm đau nhức nhanh chóng và hiệu quả
Cơn đau nhức khiến người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Cơn đau có... Xem chi tiết >>Viêm khớp cổ tay: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Viêm khớp cổ tay là nguyên nhân gây ra đau cổ tay, tình trạng này thường xuất hiện ở người lớn tuổi.... Xem chi tiết >>Hiện tượng bé mọc răng: Dấu hiệu và cách chăm sóc
Khi thấy triệu chứng mọc răng ở trẻ, sự chuẩn bị của bố mẹ lúc này là vô cùng cần thiết để... Xem chi tiết >>Hướng dẫn bé tập đánh răng đúng cách
Một hàm răng đẹp hay không phụ thuộc vào việc bố mẹ có hướng dẫn bé tập đánh răng mỗi ngày hay không.... Xem chi tiết >> Sản phẩm liên quanHapacol 250
Thuốc bột sủi bọt.
Hộp 24 gói x 1,5 g.
Hapacol Cảm cúm
Viên nén.
Hộp 24 gói x 1,5 g.
Hapacol Sủi
Viên nén sủi bọt.
Hộp 4 vỉ x 4 viên.
Hapacol 650
Viên nén.
Hộp 10 vỉ x 5 viên.
Hapacol Capsules
Viên nang cứng
Hộp 10 vỉ x 10 viên
Tin nổi bật
10 cách giảm đau mỏi cơ bắp chân, bắp tay tại nhà hiệu quả Nguyên nhân, cách chăm sóc, điều trị và phòng ngừa bệnh sởi Đau đầu: Dấu hiệu thường gặp, nguyên nhân và cách điều trị Hiểu rõ về sốt xuất huyết: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa Bệnh tay chân miệng ở trẻ em: Dấu hiệu, triệu chứng cụ thểTừ khóa » Không Ngủ được Vì đau Răng
-
Đau Răng Không Ngủ được Phải Làm Sao để Khắc Phục?
-
Đau Răng Vào Ban đêm Không Ngủ được Phải Làm Sao?
-
Đau Răng Khôn Không Ngủ được: 5 Cách Giảm đau Nhức, Sưng Viêm ...
-
Đau Răng Khôn Không Ngủ được Thì Cần Phải Làm Thế Nào Cho Hết?
-
Đau Răng Không Ngủ được Do Các Bệnh Lý Răng Miệng Nào Gây Nên?
-
Mất Ngủ Vì đau Răng – Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục - Navii Blog
-
Làm Thế Nào Để Hết Đau Răng Vào Ban Đêm? - Hùng Hy
-
Làm Thế Nào để Chữa ê Nhức Răng Vào Ban đêm? | TCI Hospital
-
Đau Răng Buốt Tận óc Không Ngủ được, Sút Cân Một Cách
-
Bí Kíp Giúp Giảm đau Nhức Răng Vào Ban đêm Hiệu Quả
-
Đau Răng Và Nhiễm Trùng - Rối Loạn Nha Khoa - MSD Manuals
-
Đau Răng Khôn - Cần Làm Gì để Giảm đau Nhanh Nhất? | Medlatec
-
5 Lý Do Tại Sao Bạn Bị đau Nhức Răng Vào Ban đêm
-
Đau Răng Vào Ban đêm - Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị