Những Cách Tuyệt Vời Giúp Bạn Thoát Khỏi Buồn Nôn

4.1/5 - (8 bình chọn)

Những cách tuyệt vời giúp bạn thoát khỏi buồn nôn

Những cách tuyệt vời giúp bạn thoát khỏi buồn nôn

Đặt lịch

Cách hiểu đơn giản nhất về buồn nôn là sự khó chịu trong dạ dày và có cảm giác muốn nôn tất cả ra ngoài. Đó là một cảm giác khó chịu mà ai trong chúng ta cũng từng trải qua. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn vài cách giảm buồn nôn đơn giản mà công hiệu. 

cách chống buồn nôn
Có rất nhiều cách giảm buồn nôn mà bạn nên áp dụng

Nguyên nhân gây buồn nôn

Cảm giác này có thể xuất hiện do sự kích hoạt của virus, hoạt động tiêu hóa, quá trình mang thai hoặc do gặp phải mũi khó chịu. Thậm chí chúng ta có thể bị buồn nôn mà không có lý do gì cả.

Nhưng bạn đừng quá lo lắng, vì nó sẽ làm cho tình trạng này kéo dài và ngày càng nặng hơn. Thay vào đó hãy áp dụng những cách giảm buồn nôn khá đơn giản, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn

15 cách giảm buồn nôn mà bạn nên áp dụng ngay

Đừng để những cơn buồn nôn kéo dài làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống của bạn. Thay vào đó hãy áp dụng những biện pháp hết sức đơn giản như sau:

1/ Ngồi dậy và tránh tình trạng co thắt dạ dày

Bạn có hiểu tại sao các chuyên gia luôn khuyên đừng nằm ngay sau khi ăn không? Vì khi bạn nằm thẳng, dịch dạ dày sẽ tăng lên và làm gia tăng cảm giác buồn nôn và khó chịu. Điều này càng tồi tệ hơn khi bạn là nạn nhân của bệnh trào ngược dạ dày.

Tình trạng đau dạ dày cũng có thể gây buồn nôn vì có thể làm nén khi trong dạ dày và khiến cho bệnh nhân không thoải mái.

Khi có cảm giác buồn nôn hãy thử hơi ngả người ra phía sau hoặc di chuyển sẽ thấy triệu chứng được cải thiện ngay.

2/ Mở cửa sổ hoặc ngồi trước quạt

Biện pháp này lý giải tại sao người bị say xe hay thích ngồi gần cửa sổ. Không khí mát mẻ sẽ làm giảm cảm giác buồn nôn. Ngoài ra nó có thể loại bỏ bớt mùi khó chịu. Một điều nữa là khi nhìn ra cửa sổ sẽ giúp bạn hướng suy nghĩ tập trung vào điều gì đó mà bạn thấy thay vì nghĩ đến cảm giác buồn nôn.

Vì vậy hãy thử ngồi trước quạt hoặc cửa sổ khi bắt đầu có dấu hiệu buồn nôn.

3/ Chườm mát

Một cái khăn mát, nhẹ nhàng được đặt sau gáy có thể làm giảm nhanh cảm giác buồn nôn. Vì khi có triệu chứng buồn nôn, nhiệt độ cơ thể thường tăng lên. Khi đặt một cái khăn mát sau gáy sẽ giúp nhiệt độ cơ thể giảm nhanh hơn, hạn chế được triệu chứng buồn nôn.

Chườm sau gáy để bớt cơn buồn nôn
Chườm sau gáy là cách giảm buồn nôn đơn giản

4/ Bấm huyệt

Đây cũng là một trong những cách giảm buồn nôn mà nhiều người đang áp dụng. Thông thường điểm bấm huyệt sẽ nằm trên cổ tay, ở giữa hai gân lớn. Theo các lương y thì khi muốn bấm huyệt bạn chỉ cần dùng tay ấn nhẹ vào huyệt này rồi xoa nhẹ khoảng vài phút là sẽ thấy tình trạng buồn nôn được cải thiện.

5/ Hít thở sâu hoặc ngồi thiền

Ngồi thiền là cách tập trung tâm trí, giúp bạn giảm được cảm giác buồn nôn. Đây là cách thư giãn có hiệu quả đối với người bị buồn nôn do căng thẳng và lo lắng.

thư giãn giảm buồn nôn
Ngồi thiền là cách làm giảm buồn nôn nên áp dụng

Hít thở sâu là một trong những bước căn bản của ngồi thiền. Bạn có thể thực hiện riêng lẻ bước này khi có triệu chứng buồn nôn do căng thẳng. Chỉ cần hít từ từ, nín thở trong 3 giây rồi từ từ thở ra. Tiến hành nhiều lần cho đến khi triệu chứng buồn nôn giảm hẳn.

6/ Di chuyển sự tập trung

Đôi khi cách đơn giản để giảm buồn nôn là đừng nghĩ tới nó nữa. Bạn hãy thử cách này nếu bị buồn nôn trong lần tiếp theo. Đơn giản chỉ cần tập trung đọc sách hoặc xem ti vi. Nếu không thấy khá hơn thì hãy làm những công việc nhà nhẹ nhàng hoặc làm điều gì đó mà làm bạn cảm thấy bớt căng thẳng.

Nếu bạn đang ở nơi làm việc thì hãy hít thở thật sâu và cố gắng tập trung toàn bộ tâm trí vào công việc. Nhưng đừng đầu óc quá căng thẳng bởi nó dễ dẫn đến các vấn đề về dạ dày và nhiều vấn đề gây nguy hại đến sức khỏe khác.

7/ Hạn chế mất nước

Nếu bạn không thể ăn hoặc uống do buồn nôn thì khả năng mất nước là rất cao. Do buồn nôn có thể làm lượng nước trong cơ thể thải ra ngoài nhiều hơn. Trong khi nếu đang buồn nôn mà uống quá nhiều nước cũng có thể làm đầy bụng, khó chịu.

Nếu bạn hay cảm thấy buồn nôn thì hãy uống nước nhiều lần trong ngày. Thay vì chỉ uống nước lọc, bạn có thể thay thế bằng các loại trà thảo dược, nước trái cây sẽ giúp dạ dày hoặc động tốt hơn.

8/ Dùng trà hoa cúc

Đây là phương thuốc dân gian giảm buồn nôn khá hiệu quả mà nhiều người đang áp dụng. Nó như liều thuốc an thần giúp bạn dễ ngủ hơn khi buồn nôn. Đồng thời, trà hoa cúc cũng có thể làm giảm cảm giác lo lắng.

dùng trà giảm buồn nôn
Trà hoa cúc có thể giảm buồn nôn khá hữu hiệu

Bạn có thể dễ dàng mua trà hoa cúc ở bất cứ cửa hàng, siêu thị hay cửa hàng tiện lợi. Chỉ cần dùng trà hoa cúc khoảng 5 phút là bạn sẽ thấy cảm giác căng thẳng giảm hẳn.

9/ Dùng chanh

Trong tinh chất của chanh có chứa axit citric là một hợp chất tự nhiên có khả năng hỗ trợ hoạt động tiêu hóa và làm dịu dạ dày.

chanh giúp giảm buồn nôn
Axit citric trong nước chanh có thể giúp giảm buồn nôn

Nếu buồn nôn do táo bón thì nước chanh nóng sẽ giúp kích thích hoạt động của ruột già, giúp việc đi ngoài diễn ra thuận lợi hơn. Nhưng chú ý không nên uống nước chanh quá nhiều sẽ gây hại cho dạ dày, làm cho triệu chứng buồn nôn trở nên tồi tệ hơn.

Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng hít hương của vỏ chanh giúp giảm cảm giác buồn nôn. Đây là cách trị buồn nôn đơn giản và an toàn mà các bà mẹ bị buồn nôn do mang thai nên áp dụng.

10/ Dùng gừng giảm buồn nôn

Đây cũng là một nguyên liệu làm giảm triệu chứng buồn nôn có sẵn trong bất cứ gia đình nào. Bạn có thể ăn kẹo làm từ gừng hoặc ăn một lát gừng mỏng. Nhiều người vẫn dùng trà gừng khi có cảm giác buồn nôn và thấy khá hữu hiệu.

11/ Dùng bạc hà

Theo nghiên cứu về công dụng trị buồn nôn của bạc hà được công bố vào năm 2013, thì tinh dầu bạc hà có khả năng giảm buồn nôn ở các bệnh nhân đang dùng biện pháp hóa trị. Người bệnh có thể dùng những viên ngậm có chiết xuất từ bạc hà hoặc dùng trà bạc hà để thấy được tác dụng.

dùng bạc hà giảm buồn nôn
Uống trà bạc hà làm giảm cảm giác buồn nôn

Ngoài ra, theo các nhà khoa học thì hít tinh dầu bạc hà hoặc ngửi lá bạc hà tươi cũng cho tác dụng chống buồn nôn tương tự.

12/ Tránh dùng đồ uống có ga

Đồ uống có ga dễ gây đầy hơi và tăng khả năng bị trào ngược dạ dày làm tăng khả năng bị buồn nôn. Ngoài ra, lượng đường trong nước có ga có thể kích thích phản ứng của dạ dày gây buồn nôn.

Chính vì vậy nếu dùng đồ uống có ga thì nên đổ ta ly cho bớt ga hoặc pha loãng với nước trước khi uống

13/ Tăng cường thêm bữa phụ với đồ ăn nhạt

Duy trì bữa ăn này sẽ giúp các triệu chứng buồn nôn giảm rõ rệt. Theo các chuyên gia thì bữa ăn này nên dùng chuối, táo, cơm hoặc bánh mì nướng. Ngoài ra có thể tăng cường một ít mì, khoai tây nghiền, trứng luộc chín… Nhưng chú ý không nên dùng các thực phẩm từ sữa như phô mai, các loại sữa, thực phẩm nhiều chất xơ cho đến khi điều trị được cảm giác buồn nôn.

14/ Dùng thuốc không kê đơn

Hay còn gọi là thuốc chống buồn nôn, giúp giảm cảm giác buồn nôn và làm dịu dạ dày. Bạn có thể dùng các loại thuốc như: Dramamine, Emetrol, Nauzene, Gravol,…

Nhưng chú ý không dùng các loại thuốc này nếu đang mang thai vì có thể gây nguy hại đến thai nhi.

15/ Bổ sung vitamin B6

Theo các chuyên gia thì việc kết hợp dùng vitamin B6 với thuốc kháng sinh histamine doxylamine giúp điều trị chứng buồn nôn khi mang thai. Vì bản thân vitamin B6 có thể cải thiện triệu chứng buồn nôn nên hãy dùng từ 30-100mg/ ngày, chia ra uống từ 1-3 lần trong ngày và chỉ dùng tối đa khoảng 3 tuần.

Viên vitamin B6 giúp buồn nôn khi mang thai thuyên giảm
Viên vitamin B6 có thể giảm buồn nôn khi mang thai

Việc dùng quá nhiều vitamin B6 cũng làm gia tăng cảm giác buồn nôn. Vì có thể gây tác dụng phụ như: ngứa da, tim đập nhanh. Chính vì vậy việc dùng thuốc cần tuân thủ theo chỉ định và có sự giám sát của bác sĩ.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Bạn nên đi khám bác sĩ khi không kiểm soát được triệu chứng buồn nôn và các dấu hiệu bệnh trở nên nghiêm trọng. Chẳng hạn như đau ngực, đau tim… Ngoài ra buồn nôn kết hợp với đau đầu cũng cho thấy bạn đang bị vấn đề về thần kinh.

Hãy gặp bác sĩ nếu triệu chứng buồn nôn kéo dài hơn 1 tháng và bạn bị sụt cân không rõ nguyên nhân. Ngoài ra nên gặp bác sĩ khi có các triệu chứng:

Gặp bác sĩ khi triệu chứng buồn nôn kéo dài quá lâu
Gặp bác sĩ khi triệu chứng buồn nôn kéo dài quá lâu
  • Đau bụng dữ dội hoặc bị chuột rút
  • Đau ngực
  • Mờ mắt
  • Sốt cao và bị cứng cổ
  • Đau đầu dữ dội

Tình trạng mất nước và buồn nôn thường đi cùng với nhau. Vì vậy bạn cần có sự chăm sóc của bác sĩ ngay khi có các triệu chứng mất nước trầm trọng như:

  • Chóng mặt
  • Khô miệng.
  • Cơ thể yếu
  • Nước tiểu có màu đậm

Hầu hết các cơn buồn nôn chỉ là tạm thời và không nghiêm trọng. Bạn có thể áp dụng các cách giảm buồn nôn tại nhà mà không cần phải đến bác sĩ. Nhưng dấu hiệu mất nước của trẻ em thường diễn biến nhanh hơn nên hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu triệu chứng buồn nôn kéo dài hơn 12 giờ.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Bài viết liên quan

  • Đau Bao Tử Buồn Nôn Mệt Mỏi Nên Làm Gì?
  • Trẻ Nôn Trớ và Đi Ngoài Kèm Sốt Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?

Từ khóa » Nôn Không Ngừng