Những Cách Ủ Vi Sinh Nuôi Tôm Hiệu Quả Cho Người Chăn Nuôi
Có thể bạn quan tâm
Dùng men vi sinh hay chế phẩm sinh học sẽ giúp người chăn nuôi quyết định việc nuôi tôm có thành công hay không. Lý do vì trong men vi sinh chứa nhiều vi sinh vật có lợi, không chỉ giúp tôm tăng cường hệ vi sinh đường ruột, tăng khả năng miễn dịch mà từ đó còn giúp tôm phát triển khỏe mạnh, tăng khả năng chống chịu với môi trường, hạn chế dịch bệnh. Hơn nữa, các loại men vi sinh còn có tác dụng cải thiện ô nhiễm cho ao nuôi, giúp người chăn nuôi tôm tiết kiệm được nhiều chi phí, đem lại hiệu quả năng suất cao. Vậy trong bài viết này, Vet24h sẽ hướng dẫn bạn những cách ủ vi sinh nuôi tôm đúng cách và hiệu quả
Tác dụng của vi sinh trong nuôi tôm
Không phải tự nhiên mà rất nhiều đầm nuôi tôm hiện nay đều chuyển qua sử dụng vi sinh để nuôi tôm. Lý do là vì men vi sinh có rất nhiều lợi ích vượt trội như:
- Kiểm soát ổn định chất lượng nước và nền đáy trong ao nuôi tôm, cá
- Ổn định độ pH trong môi trường ao hồ, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh ao nuôi tôm gây nên.
- Nâng cao sức khoẻ và sức đề kháng của vật nuôi, hạn chế vi khuẩn có hại trong đường ruột giúp tôm ăn khỏe hơn và đạt được hiệu quả dinh dưỡng từ thức ăn tốt hơn.
- Bổ sung tối đa nguồn chất dinh dưỡng, năng lượng hơn so với các loài vi khuẩn có hại khác và tảo độc.
- Chuyển hoá các chất hữu cơ như thức ăn dư, xác tảo, cặn bã thành CO2 và nước.
- Chuyển các khí độc như NH3, NO2 thành các chất không độc như NH4+, NO3-.
- Tiết ra một số chất kháng sinh, enzyme để kìm hãm hay tiêu diệt mầm bệnh của vật nuôi.
- Tôm phát triển nhanh, nâng cao năng suất hơn.
Hướng dẫn cách ủ men vi sinh nuôi tôm đúng cách
Cách ủ chế phẩm sinh học để xử lý ao nuôi
Theo kỹ thuật nuôi thủy sản được các chuyên gia chia sẻ, người chăn nuôi cần phải cải tạo, xử lý lại ao nuôi thật kỹ trước khi bắt đầu vụ nuôi mới để phòng tránh dịch bệnh từ mùa vụ trước còn sót lại. Nên phơi đáy ao đến khi thấy nứt chân chim, mới tiến hành bón vôi, liệu lượng khoảng 7 – 10kg/100m2.
Ủ men vi sinh dưới đáy ao cần chuẩn bị các nguyên liệu ủ như sau:
- Cám gạo
- Phân chuồng: phân bò, phân gà, phân heo,…đã được ủ cho hoai mục bằng vi sinh vật hữu hiệu với lượng 250kg/ha
- Tiếp tục, phun tưới thêm 250 lít EM2 vào nền đáy, để giúp phân hủy bùn, loại bỏ khí độc H2S, CH2, NH3,…
Ở giai đoạn gây màu nước, người nuôi cần thực hiện trong 3 ngày liên tục. Sau khi chuyển nước từ ao lắng vào ao nuôi, bà con tưới thêm 35 lít EM5/ha vào ao để diệt khuẩn. Liều lượng sử dụng tham khảo dưới bảng sau:
Chế phẩm EM2 | Phân chuồng (đã xử lý) | |
Ngày 1 | 40 (lít/ha) | 40 (kg/ha) |
Ngày 2 | 30 (lít/ha) | 30 (kg/ha) |
Ngày 3 | 30 (lít/ha) | 30 (kg/ha) |
Cách ủ vi sinh làm thức ăn nuôi tôm
Có 2 phương pháp ủ lên men thức ăn cho tôm đều cho hiệu quả tốt như nhau. Bạn có thể tùy chọn sao cho thuận tiện và phù hợp với điều kiện thực tế.
1. Phương pháp lên men ướt
Đây là phương pháp ủ vi sinh nuôi tôm rất đơn giản, không phí nhiều công sức và khả năng lên men cũng nhanh trong mọi điều kiện nên bà con có thể áp dụng theo dễ dàng. Bạn có thể dùng bã sắn, bã đậu, các loại rau xanh, chuối, cỏ, bèo,… đã nghiền nát để ủ lên men. Phương pháp này áp dụng tốt nhất với các hộ chăn nuôi gia đình có lượng thức ăn ít, có thể cho tôm ăn hết trong ngày.
Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị các nguyên liệu cám ngô, thóc, sắn,… và các nguyên liệu như bã đậu, bã sắn, rau, bèo, cỏ,…đã được nghiền nát nhuyễn. Dùng theo tỷ lệ 6:4, ví dụ ở đây Vet24h lấy 60kg cám ngô với 40kg bã đậu, sắn.
Bước 2: Sử dụng 1 thùng phi lớn để ủ nguyên liệu. Trộn đều theo tỷ lệ 0,5 kg men vi sinh BTV thì dùng với 4 kg bột đã nghiền và 100 lít nước sạch. Khuấy thật đều rồi để yên trong 1 giờ.
Bước 3: Dùng 100kg nguyên liệu đã chuẩn bị từ ban đầu rồi từ từ trộn lại, cho vào thùng nước men đã ủ vừa nãy. Khi tất cả các nguyên liệu đã tạo thành hỗn hợp sệt, nước hơi ngập mặt nguyên liệu là được.
Lưu ý: Khi cho nguyên liệu vào thùng không được đổ đầy, nên để cách miệng thùng khoảng 15 – 20cm để tránh quá trình lên men khí trong thùng bị đầy, vật liệu ủ dễ nổi lên và tràn ra ngoài.
Bước 4: Để mở miệng thùng 4 – 5 giờ sau mới dùng nắp đậy kín thùng. Thời gian ủ dựa theo nhiệt độ ngoài trời. Nếu nhiệt độ từ 30°C trở lên thì thời gian ủ khoảng 1 ngày, nhiệt độ từ 30°C trở xuống thì mất khoảng 1,5 – 2 ngày. Khi thấy hỗn hợp ủ có mùi thơm mát và chua nhẹ nghĩa là bạn đã ủ vi sinh nuôi tôm thành công rồi đấy.
Xem thêm: Tổng hợp cách nuôi tôm thẻ chân trắng đạt hiệu quả kinh tế cao
2. Phương pháp lên men khô – ẩm
Phương pháp ủ vi sinh nuôi tôm này đòi hỏi quy trình lên men chặt chẽ hơn và chỉ dùng lên men với các loại bột, cám. Không sử dụng được rau cỏ nghiền hoặc bã đậu, bã sắn,… Thông thường, các cơ sở và trại chăn nuôi tôm lớn sẽ sử dụng cách này.
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Ở đây, Vet24h chuẩn bị 100kg cám ngô, thóc, sắn,…
Bước 2: Trộn đều trước 0,5kg men vi sinh BTV với khoảng 10kg hỗn hợp bột.
Bước 3: Trải cám ra sàn sạch để tiện phối trộn và ủ, rải đều hỗn hợp đã trộn ở bước 2 với lên toàn bộ lượng cám còn lại và trộn thật đều.
Bước 4: Dùng bình ô doa tưới 40 lít nước sạch lên hỗn hợp bột vừa trộn ở trên, sau đó đảo lại cho thật tơi và đều. Sau khi trộn xong, người chăn nuôi để hỗn hợp nghỉ trong khoảng 3 giờ.
Bước 5: Đổ tất cả nguyên liệu đã trộn vào thùng hoặc bao bố có lót ni lông, không được nén chặt nguyên liệu. Để mở miệng bao tải khoảng từ 5 – 6 giờ thì mới buộc chặt hoặc đậy kín thùng lại. Đặt túi ủ hoặc thùng ủ tại nơi thoáng mát.
Thời gian ủ: Cách ủ này sẽ lâu hơn phương pháp lên men ướt. Nếu thời tiết nóng, nhiệt độ trên 30°C thời gian ủ mất khoảng 1 – 1,5 ngày, nhiệt độ thấp khoảng dưới 25°C thời gian ủ mất khoảng 1,5 – 2 ngày.
Chú ý: Trong quá trình ủ hạn chế mở nắp thùng để tránh thức ăn bị nhiễm nấm.
Nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học kết hợp cám công nghiệp
Ngoài sử dụng cách ủ vi sinh nuôi tôm, bà con cũng có thể chăn nuôi tôm bằng thức ăn cám công nghiệp. Với phương pháp này, người chăn nuôi nên cho tôm ăn 4 lần:
- Lần 1: Trộn chiết xuất EM tỏi với ăn thức ăn công nghiệp cho tôm ăn, để giúp tăng sức đề kháng bệnh cho tôm. Lưu ý: những ngày tôm lột vỏ không nên cho ăn EM tỏi.
- Lần 2, 3, 4: Trộn thức ăn công nghiệp với chiết xuất EM chuối, để bổ sung hàm lượng đường, vitamin, rượu khoáng tự nhiên. Giúp tôm tiêu hóa tối hạn chế các bệnh về đường ruột (liều lượng phối trộn: 1 lít chiết xuất EM chuối + 10kg thức ăn).
Kết luận
Sử dụng các loại men vi sinh, chế phẩm sinh học trong chăn nuôi tôm sẽ giúp bà con hạn chế phải dùng các hóa chất, thuốc kháng sinh, sản xuất ra các lứa tôm sạch, chất lượng cao. Đồng thời, người chăn nuôi còn có thể đảm bảo môi trường nước được an toàn, không gây ô nhiễm cho các khu vực xung quanh.
Vet24h chúc bà con chăn nuôi tôm hiệu quả và thành công!
Từ khóa » Cách ủ Vi Sinh Nuôi Tôm
-
Cách Ủ EM Chuyên Dùng Trong Nuôi Tôm Cá - Tin Cậy
-
Mách Bạn Cách ủ Vi Sinh Nuôi Tôm Chỉ Trong Vài Bước đơn Giản
-
Hướng Dẫn Cách ủ Men Vi Sinh Hiệu Quả Trong Nuôi Tôm - Dr.Tom
-
Cách Tiết Kiệm Chi Phí Trong Nuôi Tôm: Ủ Men Vi Sinh - Tin Cậy
-
Cách ủ Men Vi Sinh Nuôi Tôm - Microbe-lift
-
Kỹ Thuật ủ Vi Sinh Khối Thứ Cấp EM Cho Ao Tôm Xử Lý đáy Gây Màu Nước
-
Cách ủ Vi Sinh Trong Nuôi Tôm - Thủy Sản - YouTube
-
Instructions On How To Incubate EM . Microorganisms - YouTube
-
Cách ủ Men Vi Sinh Nuôi Tôm
-
CÁCH Ủ MEN VI SINH SỐNG ĐỂ NUÔI TÔM HIỆU QUẢ
-
Hướng Dẫn ủ Vi Sinh Xử Lý Khí độc Ao Nuôi Tôm Hiệu Quả - Biogency
-
Hướng Dẫn ủ Và Sử Dụng Vi Sinh EM Ultimate Cleaner
-
Vi Sinh Là Gì? Cách Sử Dụng Hiệu Quả Và đúng Cách - Âu Mỹ - AEC
-
Tự Nhân Vi Sinh Vật Bản địa Làm Chế Phẩm để Nuôi Tôm ở Kiên Giang