Những Cái Tên Trong Hồng Lâu Mộng - Jenny Art
Có thể bạn quan tâm
4. Những cái tên mang ý đả kích, châm biếm
Ngụ ý của tác giả về thế tục nhơ nhớp không chỉ gói gọn trong thế giới của Hồng Lâu Mộng mà còn ám chỉ toàn bộ hệ thống tư tưởng của xã hội Trung Quốc. Địa điểm “thế tục” đầu tiên được nhắc đến trong Hồng Lâu Mộng, cũng là khởi nguồn cho các tình tiết “thế tục” trong truyện là đất Thập Lý, ngõ Nhân Thanh, miếu Hồ Lô.
Thập Lý hài âm với “thế lợi” (勢利) - thế lực. Nhân thanh hài âm với “nhân tình” (人情) - tình riêng. Hồ Lô hài âm với “hỗn độn” (糊塗), theo lời Chi Nghiễn Trai. Khởi điểm của Hồng Lâu Mộng vì thế bị chi phối bởi những yếu tố trần tục và rối loạn. Không những thế, khi Chân Sĩ Ẩn bị cháy nhà, phải sống nương tựa nhạc phụ, thì lại gặp phải sự thất vọng lớn.
Sĩ Ẩn phải bán trang trại, đem vợ và hai người đầy tớ gái về ở với bố vợ là Phong Túc, một người làm ruộng, nhưng là hạng giàu có ở châu Đại Nhự Thấy con rể bối rối đến ở nhờ, Phong Túc trong bụng khó chịu. Sĩ Ẩn may còn có số tiền, liền bỏ ra nhờ bố vợ mua hộ nhà đất để làm kế sinh nhai. Phong Túc vừa mua vừa ăn bớt, chỉ còn được một ít nhà nát ruộng xấu. Sĩ Ẩn lại là nhà nho, không quen việc cày cấy, gượng gạo qua một vài năm, vốn liếng hết sạch. Phong Túc trước mặt rể thì nói năm ba câu sáo, nhưng khi gặp người khác thì lại nói xấu rể chỉ quen ăn biếng làm. Sĩ Ẩn biết thế, trong lòng rất hối hận, nghĩ đến tai biến năm trước, vừa tức vừa giận, lại thêm ấp ủ mối thương tâm.
Phong Túc đồng âm với Phong Tục - nhạc phụ của Chân Sĩ Ẩn coi như đại diện của nền nếp phong tục Trung Hoa. Nhưng bản chất của phong tục đó ra sao? Là gian lận, trên đội dưới đạp, tàn nhẫn ngay cả với ruột thịt mình. Chân Sĩ Ẩn - sự thật bị ẩn giấu, bị Phong Tục đè nén trở nên vô cùng bất đắc chí.
Một nhân vật nữ trong Kim Lăng thập nhị thoa chính sách là Lý Hoàn, lại là biểu tượng cho phong tục Trung Hoa ở khía cạnh đè nén tính nữ. Trong bài này đã phân tích kỹ.
Trong nhà họ Giả, ngoài các chủ nhân và người hầu cận, còn có một nhóm đặc biệt: những gia khách, hay môn khách được nuôi ăn ở tại nhà quý tộc môn hào ngày xưa. Vị trí của họ cao hơn những kẻ ăn người ở đơn thuần, có sự tôn trọng nhất định của chủ nhân. Trên lý thuyết, những môn khách này có thể giúp đỡ bày mưu kế, làm cố vấn để giúp đỡ chủ nhân trong những công việc đòi hỏi trí tuệ hoặc chuyên môn cao. Nhưng trên thực tế, những môn khách của nhà họ Giả đều là những kẻ ăn bám. Công việc hàng ngày của họ chỉ có ngâm thơ, đùa chơi, uống rượu, đánh cờ với các chủ nhân. Kĩ năng chủ yếu của họ là xu nịnh, khiến Bảo Ngọc vô cùng chán ghét.
Tên họ của những gia khách này như sau: Chiêm Quang (詹光) hài âm với Triêm quang (沾光)- lợi dụng người ta, Thiện Sính Nhân (单聘仁) hài âm với Thiện phiến nhân (善骗人) - lừa dối người, Bốc Cố Tu (卜固修) hài âm với Bất cố tu (不顾羞) - không biết xấu hổ, Bốc Thế Nhân (卜世人) hài âm với Bất thị nhân( 不是人) - không ra con người. Qua việc đặt tên những gia khách, Tào Tuyết Cần không chỉ phê phán một hiện tượng trong các gia đình quý tộc mà còn phủ nhận cả một tầng lớp những kẻ sĩ Nho học, có một bụng kiến thức văn chương nhưng cách sống và mục đích sống vô cùng hèn kém, luồn cúi, vô ơn, không hề có nghĩa khí. Bộ mặt thật của những kẻ sĩ đã được vạch trần vào chương 105. Khi bọn gia khách đang cùng uống rượu với Giả Chính thì Triệu Toàn đến bắt bớ:
Mọi người nghe vậy biết là việc này liên can đến cả hai phủ, chỉ lo không biết làm thế nào để thoát thân. Lại thấy vương gia cười bảo:
- Các vị cứ đi ra. Gọi người đưa họ ra cho ta và nói với quan viên ở phủ Cẩm y rằng: đây đều là bạn hữu thân thích, bất tất phải tra xét, mau mau thả cho họ ra.
Bọn bạn bè quen thuộc nghe nói, liền chạy một mạch như bay, riêng Giả Xá và Giả Chính khiếp sợ, mặt tái mét, người run lẩy bẩy.
Tên của những ông lớn của Giả Phủ cũng mang nghĩa châm biếm. Được coi là tầng lớp tinh hoa của xã hội phong kiến Trung Quốc, có tất cả những lợi thế về của cải, dòng dõi, địa vị, song tính cách của họ lại thường đi ngược với hàm ý tốt đẹp của cái tên. Giả Xá - Xá là tha thứ, từ bi, nhưng Giả Xá không chỉ tham lam mà còn rất tàn nhẫn, sẵn sàng hành hạ người khác đến chết để thỏa mãn dục vọng của mình, bất kể là để cưới nàng hầu đẹp hay chiếm mấy chiếc quạt của người khác. Giả Trân - Trân là quý báu, xong Giả Trân lại là nhân tố vô dụng, phá hoại hết cơ nghiệp của tổ tiên.
Một số cái tên trong Hồng Lâu Mộng có hàm nghĩa mỉa mai, nực cười. Ở chương 66, Tiết Bàn và hầu cận bị giặc cướp ở châu Bình An - nơi tưởng an toàn nhất lại là nơi nguy hiểm nhất. Một chi tiết bị nhiều người bỏ qua là quan tiết độ của châu Bình An sau này chính là người toa rập với Giả Xá để vơ vét người dưới, trực tiếp gây nên sự sụp đổ của nhà họ Giả. Đến chương 99, Tiết Bàn lại đến huyện Thái Bình - nơi y vướng vào vụ đánh nhau và giết chết người bán rượu. Vị vương gia đến quản lý việc khám xét, giam giữ người họ Giả cũng có tên là Tây Bình Vương. Chứa chữ “bình” nhưng đều là những người, những nơi xúi quẩy.
Nhìn một cách rộng hơn, Tào Tuyết Cần dường như muốn nhắc nhở cả những nhân vật trong truyện lẫn người đọc Hồng Lâu Mộng đừng bị đánh lừa bởi vẻ ngoài. Một con người, một sự vật, sự việc có một cái tên may mắn và tốt đẹp, nhưng lại tiềm ẩn hiểm nguy vô cùng. Nếu bị ru ngủ bởi “sắc” - cái bên ngoài mà quên đi “chân sự ẩn” - sự thật bên trong thì sẽ mau đi vào đường tối. Ở hồi thứ 2, cuộc trò chuyện giữa Giả Vũ Thôn và Lãnh Tử Hưng đã tóm tắt trước tính chất “trong héo ngoài tươi” của Giả phủ:
Giả Vũ Thôn:
Năm ngoái tôi đến Kim Lăng, vì muốn thăm di tích Lục Triều 1. Khi tôi đến thành Thạch Đầu, có đi qua hai nhà ấy. Con đường bắc lộ bên đông là phủ Ninh Quốc, bên tây là phủ Vinh Quốc, hai nhà liền nhau, chiếm quá nửa phố. Ngoài cửa chính tuy vắng vẻ không có người, nhưng nhìn qua tường, thấy trong đó điện đài lầu gác rất là nguy nga; ngay cái vườn hoa đằng sau, cây cối núi non vẫn sầm uất tươi tết, đâu phải là nhà suy sút?
Lãnh Tử Hưng cười nói:
Không ngờ tiên sinh đỗ tiến sĩ, mà lại chẳng thông tí nào! Cổ nhân đã nói: "con sâu trăm nhân, chết vẫn không ngã". Hai nhà này tuy không phồn thịnh bằng lúc trước, nhưng so với những nhà sĩ hoạn bình thường vẫn còn khác xa. Hiện giờ người nhiều, công việc bề bộn. Thế mà từ thầy đến tớ, chỉ biết hưởng thụ phú quý, không người nào lo tính công việc. Đến nỗi hàng ngày phung phí cũng không biết tinh giảm; bề ngoài xem ra không thấy có gì thay đổi, nhưng bề trong thực trống rỗng cả rồi. Đó là việc nhỏ, còn có việc lớn nữa: một nhà phú quý dòng dõi thi thư như thế mà ai ngờ con cháu lại càng ngày càng suy sút!
Bằng bút pháp hoán dụ, Tào Tuyết Cần đã mượn sự tan rã của Giả phủ để ám chỉ sự suy tàn của Thanh triều. Hồng Lâu Mộng được viết dưới thời Càn Long, khi sự xa xỉ vô độ của hoàng đế đã tạo ra những công trình nguy nga, vật phẩm tráng lệ, phần nào che đi những đứt gãy, hủ bại của triều đình và cảnh lầm than của người dân. Người ta hay nói “Khang - Càn thịnh thế”, thời Khang Hi, Càn Long cường thịnh, còn “Gia - Đạo trung suy”, thời Gia Khánh, Đạo Quang mới bắt đầu rệu rã. Nhưng trên thực tế, những mầm mống hủy diệt đã được gieo rắc ngay từ thời Càn Long, một phần lớn vì sự hoang phí, sủng ái nịnh thần của vị hoàng đế này.
Tào Tuyết Cần cũng kín đáo biểu lộ sự bất bình với thói tiêu pha của hoàng đế, không chỉ qua những cảnh khắc họa cuộc sống hưởng thụ của nhà họ Giả mà còn qua chi tiết sau: thời Càn Long, sáu chuyến du Giang Nam vô cùng xa hoa của hoàng đế đã làm cạn kiệt ngân khố, nhận sự chỉ trích của các sử gia đương thời, trong đó chắc chắn có Tào Tuyết Cần. Nhà vua (không được nhắc tên) trong Hồng Lâu Mộng có thói quen du hành lãng phí cùng cực như vậy chính là hình ảnh phản chiếu của Càn Long. Hãy đọc đoạn dưới đây:
Phượng Thư cười nói:
- Nếu quả như thế, thì phen này tôi được thấy một việc lớn nhất đời. Tiếc rằng tôi sinh sau đẻ muộn, nếu sớm độ hai ba mươi năm, thì còn ai dám khinh tôi là không biết việc đời. Thấy nói ngày trước đức Thái tổ hoàng đế ta bắt chước việc vua Thuấn đi tuần, quang cảnh nhộn nhịp hơn cả những chuyện trong sách, nhưng tôi không được trông thấy.
Vú Triệu nói:.
- Ối chà! Thực là một việc nghìn năm hiếm có! Tôi nhớ họ Giả nhà ta hồi còn ở miền Cô Tô, Dương Châu, trông nom việc đóng thuyền bể, và sửa sang đường bể, chỉ có sửa soạn đón tiếp vua một lần, mà tiền bạc tiêu như bể nước. Nhắc đến thì...
Phượng Thư vội nói tiếp:
- Họ Vương nhà tôi cũng đã sửa soạn đón tiếp vua một lần rồi. Bấy giờ ông tôi còn giữ riêng việc đón tiếp người các nước đến triều cống. Người nước ngoài đến, đều do nhà tôi tiếp đãi cả. Những thuyền bè hàng hóa ở ngoài đến các tỉnh Việt, Mân, Điền, Chiếng 5 đều là của nhà tôi.
Vú Triệu nói:
- Ai chẳng biết việc ấy? Hiện giờ còn có câu tục ngữ "Vua Đông Hải thiếu ngọc trắng làm giường, phải đến vay Kim Lăng nửa lạng". Câu ấy chỉ vào nhà mợ đấy. Lại còn nhà họ Chân ở Giang Nam. Ôi chà! Thần thế như trời! một mình nhà ấy đón vua bốn lần. Nếu không phải chính mắt chúng tôi trông thấy, thì nói không ai tin. Không những coi tiền bạc như bùn, mà các thứ ở đời, hết thảy đều có, cứ chồng chất như rừng như núi ấy. Nhưng tránh sao khỏi bốn chữ "Tội lỗi đáng tiếc".
Mặc dù tác giả đã qua đời trước khi chứng kiến cảnh nhà Thanh dần dần suy tàn, nhưng những dự báo của ông thông qua số phận của nhà họ Giả đã được lịch sử chứng minh là hoàn toàn chính xác.
Từ khóa » Nhân Vật Giả Vũ Thôn Trong Hồng Lâu Mộng
-
Danh Sách Nhân Vật Trong Hồng Lâu Mộng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Về Những Cái Tên Trong Hồng Lâu Mộng (phần 1) - day
-
Sự Thật ẩn Giấu Trong Hồng Lâu Mộng, Thế Gian Mấy Ai Tỏ Tường?
-
Hồng Lâu Mộng(drop) - Giả Vũ Thôn Xử án3 - Wattpad
-
Hồng Lâu Mộng(drop) - Giả Vũ Thôn Xử án - Wattpad
-
Quan Niệm Nhân Sinh Trong Hồng Lâu Mộng | Nghiên Cứu Lịch Sử
-
Giả Vũ Thôn Lúc Phong Trần Mơ Người đẹp · Hồng Lâu Mộng - Daitlq
-
[PDF] CHÂN VÀ GIẢ TRONG HỒNG LÂU MỘNG
-
Câu đố Chưa Lời Giải Về Chân Bảo Ngọc Trong Hồng Lâu Mộng Phần 1
-
HỆ THỐNG TÊN NHÂN VẬT TRONG HỒNG LÂU MỘNG VÀ SỰ ẨN ...
-
Hồng Lâu Mộng: Ba Lần Ngoái đầu Lại, Kết Một Mối Kỳ Duyên
-
Tóm Tắt Tiểu Thuyết Hồng Lâu Mộng Của Nhà Văn Tào Tuyết Cần
-
(PDF) HỒNG LÂU MỘNG | Thiện Nguyễn
-
MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÂN VÀ GIẢ TRONG HỒNG LÂU MỘNG