Những Cảm Xúc Chân Thật Và Lãng Mạn Từ “Tây Tiến” đến “Việt Bắc”
Có thể bạn quan tâm
A. ĐỀ BÀI
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu
Bần thần hương huệ thơm đêmkhói nhang vẽ nẻo đường lên niết bànchân nhang lấm láp tro tànxăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào
Mẹ ta không có yếm đàonón mê thay nón quai thao đội đầurối ren tay bí tay bầuváy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa
Cái cò ... sung chát đào chua ...câu ca mẹ hát gió đưa về trờita đi trọn kiếp con ngườicũng không đi hết mấy lời mẹ ru
(Trích "Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa", Theo Thơ Nguyễn Duy, NXB Hội nhà văn, 2000).
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích. Thể thơ ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình?.Câu 2. Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào qua các câu thơ từ Mẹ ta không có yếm đào đến váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bắn mùa 2 .Câu 3. Theo anh/chị cảm hứng chủ đạo của đoạn thơ được gợi ý từ đâu..Câu 4. Trong hai dòng thơ ta đi trọn kiếp con người/cũng không đi hết mấy lời mẹ ru... nhà thơ đã triết lí về điều gì? Anh/chị có đồng tình với triết lí đó không. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng..
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):Suy nghĩ về việc học, nhà bác học tài danh Albert Einstein đã từng khẳng định: Điều quan trọng nhất là không ngừng đặt câu hôi.Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về câu nói trên.
Câu 2 (5 điểm)Cảm hứng bao trùm của thơ ca kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) là cảm hứng về đất nước, về cách mạng. Anh/ chị hãy phân tích làm rõ những cảm xúc chân thật và lãng mạn ấy qua bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, “Việt Bắc” của Tố Hữu.
B. GỢI Ý LÀM BÀI
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ lục bát. Thể thơ ấy với nhịp điệu chậm rãi, đều đặn, trầm buồn thích hợp với việc diễn tả tâm trạng buồn, nhớ mẹ của nhân vật trữ tình..Câu 2. Thí sinh nêu cảm nhận của mình về hình ảnh người mẹ hiện lên trong bốn câu thơ đã trích theo hướng đó là một người phụ nữ nghèo khổ, lam lũ, vất vả (không có yếm đào, váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa). Giáo viên linh hoạt cho điểm. .Câu 3. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ được gợi ý từ một câu ca dao. .Câu 4. Trong hai câu thơ đã dẫn, nhà thơ triết lí về lời ru của mẹ. Lời ru của mẹ thường lả những câu tục ngữ, những bài ca dao... với nhịp điệu êm ái, đều đặn không chỉ giúp con ngủ ngon mà còn chứa đựng trong đó cả tình yêu thương vô bờ bến và những mong muốn khát vọng mẹ dành cho con. Chúng ta có khi đến hết cuộc đời cũng không hiểu hết và làm theo được những điều mẹ gửi gắm trong những lời m đỏ. Từ đó, thí sinh có thể bày tỏ sự đồng tình hay phản đối với triết lí đó.
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1(2 điểm):a) Yêu cầu về hình thức:- Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,...b) Yêu cầu về nội dung:- Giải thích:Nhà khoa học đã khẳng định vị trí quan trọng của câu hỏi trong đời sống của con người. Đây là câu nói được rút ra từ chính những trải nghiệm cá nhân.- Chứng minh, phân tích ý kiến:+ Cỏ hàng ngàn mã số những điều về thể giới mả con người chưa biết Lượng kiến thức của thế giới không những rộng lớn mà còn thay đổi hằng ngày, hằng giờ. Những điều ta biết ngày hôm nay, đến ngày mai đã có thể trò nên lạc hậu, lỗi thời, thậm chí sai lầm.+ Còn đặt câu hỏi tức là con người còn tư duy. Đặt câu hỏi cho thấy con người phát hiện ra điều chưa ổn, chưa chắc chắn trong những điều mà mình đã biết. Đặt câu hỏi thể hiện con người chưa bằng lòng với những gì đã biết, khao khát hiểu rõ thêm, biết nhiều hơn, nắm sâu sắc điều mà mình còn chưa rõ.+ Việc đặt câu hỏi cho con người có động lực để tìm kiếm câu trả lời. Xuất phát từ mong muốn giải quyết những điều mà mình còn chưa biết, chưa rõ, người đặt câu hỏi sẽ tự tìm nghiên cứu, tự tìm tòi hay nhờ đến sự giúp đỡ của những người xung quanh.+ Kiến thức thu nhận được sau quá trình đặt câu hỏi sẽ được lưu giữ một cách chắc chắn hơn. Đặt câu hỏi tức là con người ở trong tư thế chủ động, tích cực tìm đến với kiến thức.4- Phê phánCó một thực trạng đáng buồn trong giáo dục ngày nay, đó là học sinh đến lớp chi tiếp thu một cách thụ động các kiến thức mà giáo viên truyền đạt. Giáo viên lên lớp là người “ độc tấu”, truyền giảng những vấn đề mang tính lý thuyết khô khan. Nhiều học sinh không chịu tư duy và thụ động trước khối lượng kiến thức. Học sinh không dám thắc mắc vì sợ bị thầy cô mắng, bè bạn chế cười. Chính tâm lý đó đã tạo nên một kiểu học thụ động.- Bình luận:+ Trong bối cảnh thế giới đổi thay từng ngày, để theo kịp bước đi của xã hội, con người cần phải liên tục tư duy, không ngừng thắc mắc. Chì có tư duy và đặt ra những câu hỏi, kiến thức mà con người thu nhận được mới bền vững và có giá trị.+ Đối với các bạn học sinh, sinh viên, việc học tập cần phải được thực hiện một cách chủ động hơn. Thay vì thụ động tiếp thu các kiến thức của thầy cô, học sinh, sinh viên cần phải tự tin đặt ra những câu hỏi, không ngần ngại thể hiện những điều mình còn trăn trở, vướng mắc. Có như vậy, kiến thức mới được tiếp thu một cách trọn vẹn.
Câu 2 (5 điểm):
1. Mở bài:- Chưa bao giờ xuất hiện cảm hứng về đất nước, về cách mạng mạnh mẽ và sôi sục như giai đoạn 1945- 1954. Hàng loạt các tác phẩm ra đời đánh dấu sự thành công và trường thành của những cây đại thụ lớn của nền thơ ca Việt Nam. Cảm hứng chung của nó là ca ngợi về đất nước, về con người trong kháng chiến gian khổ mà hảo hùng với cảm xúc thật chân thật và lãng mạn. Trong dàn đồng ca nhiều âm sắc đó thì “Tây Tiến” của Quang Dũng và “Việt Bắc” của Tố Hữu vang lên như những khúc vĩ thanh trong trẻo về quê hương đất nước Việt Nam.
2. Thân bài:a) Khái quát về thơ ca giai đoạn 1945 - 1954:+ Đây là thể loại phát triển thành cao trào mạnh hơn cả với nhiều thành tựu nổi bật. Truyền thống yêu thơ của dân tộc và đặc điểm lịch sử cụ thể của chín năm kháng chiến đã quyết định thực tế ấy .Thơ ca giai đoạn 1946 - 1954 thực sự là một giai đoạn sôi nổi đánh dấu bước chuyển mình quan trọng khi hòa vào cuộc sống mới, con người mới. Nhà phê bình Hoài Thanh đã có nhận xét xác đáng: Hầu hết những người mang ba lô lặng lẽ đi trên các nẻo đường kháng chiến trong một quyển sổ lay nào đỏ thể nào cũng có ít bài thơ... Trong cuộc chiến tranh nhân dân của chúng ta, tiếng súng, tiếng nhạc, tiếng thơ cùng hòa điệu. (Nói chuyện thơ kháng chiến).+ Về nội dung tư tường:-Thơ ca 1945-1954 luôn gắn bó chặt chẽ, phản ánh chân thực và sinh động hiện thực kháng chiến hoành tráng. Lần giở những trang thơ, có thể gặp lại bước đường của lịch sử. Khác với thơ lãng mạn trước đố, thơ ca kháng chiến phát triển trên nền hiện thực tâm trạng của nhân dân. Từ chỗ Thơ Mới chỉ bộc lộc cái đẹp trong từng con người riêng lẻ, trường cảm xúc giờ đây được mở rộng; phạm vi phản ánh cũng bao gồm từ nơi sâu kín tâm hồn người cho tới khoảng rộng bao ỉa của cả đất nước, dân tộc.++ Các thi sĩ đã đưa được không khí thời đại mới mẻ, khỏe khoắn vào thơ. Khuynh hướng sử thi ngày càng nổi rõ. Thơ tập trung thể hiện tâm tỉnh phơi phới tin yêu, lạc quan, tự tin, tự hào của người Việt Nam được giải phóng ; những ước mơ, khát vọng cháy bỏng ; những sắc thái tỉnh căm cao cả trong cuộc chiến đấu tuy gian khó nhưng vổ củng anh dũng.++ Tất cả mọi cảm hứng đều được cách mạng hóa. Cảm hứng thơ chủ yểu hướng ngoại, chú ý nhiều đến tình cảm công dân nên ít nói tới con người trong đời sống riêng tư. Tình yêu lứa đôi cũng như mọi cung bậc tình cảm khác đều được cảm nhận thông qua tình đồng chí.-H- Người lính trở thành hình tượng trung tâm của văn học. Cuộc sống lao động, chiến đấu đều gắn bó nghĩa tình giữa cách mạng và nhân dân. Mọi cảm xúc, suy nghĩ chủ yếu hướng về số phận tổ quốc. Các nhà thơ đặc biệt khơi gợi, đề cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức làm chủ và quyết tâm xả thân (Hất nước- Nguyễn Đình Thi; Bao giờ trở lại - Hoàng Trung Thông; Bên kia sông Đuống - Hoàng cầm ; Đôi mắt người Sơn Tây - Quang Dũng).-H-+ Tình yêu nước, trước hết, được thể hiện rất đậm nét qua tình cảm đổi với những con người trong kháng chiến. Đó là những con người vừa bình thường, chân chất vừa phi thường, chói sáng. Truyền thống cha ông và khí phách của giai cấp vô sản được kết tinh ở người anh hùng thời đại mới. Tiêu biểu hơn cả là hình ảnh người Vệ quốc quân. Tầm cao tư tưởng và chiều sâu tâm hồn của hình tượng người Việt Nam được tập trung làm nổi bật ờ hai phương diện : phẩm chất cách mạng tốt đẹp và tình nghĩa quân dân thắm thiết.-H-+ Đặc biệt, tình yêu nước còn được thể hiện đày xúc động qua lòng kính yêu Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Rất nhiều bài thơ hay về Bác : Hồ Chí Minh, Sáng tháng Năm (Tố Hữu) ; Ảnh Cụ Hồ, Thơ dâng Bác (Xuân Diệu) ; Bộ đội ông Cụ (Nông Quốc Chấn); Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ). Tất cả góp phần xây lên hình tượng cao đẹp về lãnh tụ, đó là một con người tài năng kiệt xuất, có lồng nhân ái mênh mông và lối sống giản dị, khiêm tốn.+ Trong tiểu luận “Nhận đường”, Nguyễn Đình Thi có nhận xét rằng: “Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc lên nền văn nghệ mới của chúng ta”. Nhận xét ấy đã khái quát lên bối cảnh của giai đoạn văn học này — nền văn học của những cảm hứng lãng mạn bay bổng về nhân dân, đất nước và cách mạng.b) Tây Tiến - Quang Dũng+ Hòa chung vào nguồn cảm hứng sôi sục của thời đại, Quang Dũng ca ngợi về non sông, đất nước thông qua hình tượng người lính Tây Tiến—nhưng người chiến binh thời đại Hồ Chí Minh.+ Viết về người lính, Quang Dũng đã hòa chung đề tài về người lính thời kì kháng chiến chống Pháp, đây là đề tài quen thuộc trong thơ văn cách mạng. Chúng ta từng gặp những người lính nông dân trong thơ của Chính Hữu, người lính mang dáng vóc lịch sử trong thơ Tố Hữu, Hoàng Cầm. Ở Tây Tiến, một lần nữa, hình tượng người lính được khắc họa rõ rệt Ngoài những vẻ đẹp chung theo kiểu khuôn mẫu, người chiến binh lại được khắc họa rõ rệt. Ngoài những vẻ đẹp chung theo kiểu khuôn mẫu, người chiến binh Tây Tiến lại mang dáng vẻ rất riêng. Đó là sự kiêu hùng, bi tráng và lãng mạn, hào hoa. Nét kiêu hùng của họ chính là bóng dáng của những người ra đi làm nên lịch sử, họ chẳng tiếc đời xanh, giếng như một người Hà Nội trong thơ Nguyễn Đình Thi:"Người ra đi đầu không ngoảnh lạiSau lưng thềm nắng lá rơi đầy."
Vẻ lãng mạn, hào hoa của hộ được tạo nên từ bàn chất trong con người Hà Nội. Sự kết hợp của hai phẩm chất nảy làm cho người chiến binh Tây Tiến trở thành một bức tượng đài bất tử trong thơ ca. Cho nên, khác với những khái niệm quen thuộc chỉ người lính, Quang Dũng gọi họ là những chiến binh; đoàn bỉnh. Nó vừa làm cho hình ảnh người lính trở nên trang trọng, vừa thấy được ý chí quyết tâm và tinh thần chiến đấu kiên cường đồng thời còn vẽ ra một không gian hào sàng, lớn lao, mang tính lịch sử.+ Khi đã rời xa đơn vị và trong một đêm tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng thấy cồn cào nhớ về đồng chí, đồng đội và con đường hành quân của mình. Bài thơ “Tây Tiến” là sự chắp nối những cảm xúc ấy.Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi,Nhớ Tây Tiến là nhớ về sông Mã, nhớ về khúc độc hành ca mà dòng sông lịch sử đã cất lên để tri ân, ca ngợi và tôn vinh người chiến binh. Bóng dáng một thời của những chàng trai Hà Nội đã đi vào thơ Quang Dũng như thế, đó là những người lính vừa kiêu hùng, bi tráng, vừa lãng mạn hào hoa. Những vẻ đẹp ấy đan xen hòa quyện vào nhau để tạc lên bức tượng đài bất tử về người chiến binh Tây Tiến “ các anh sống mãi cùng lịch sử, cùng thơ ca. Đã một thời người ta lầm tường những giọt nước mắt bi thượng làm cho dáng hình người chiến binh ủy mị nhưng đến tận hôm nay vẻ đẹp kiêu hùng, oai dũng mới là những âm vang bất tận của khúc ca về người lính:+ Kiêu hùng:Vẻ đẹp kiêu hùng có lẽ sự gọi tên đầy đủ nhất cho hình đảng của những chàng trai Hà Nội ra đi năm 1947. Họ vốn là những tri thức, những học sinh của Hà Nội vốn quen với cuộc sống thanh bình nơi đô thị nhưng khỉ Tổ quốc cần ‘’họ biết sống xa nhau”, những anh lính biết hướng đến giấc mơ lớn của cuộc đời để từ bỏ những ý định cá nhân, “giấc mộng con” của người trí thức:Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹpGiấc mơ con đè nát cuộc đời conHạnh phúc đựng trong một tà áo đẹpMột mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn. (Người đi tìm hình của nước - Chế Lan Viên).Thế nhưng tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc đã đón chào khí thế lên đường hồ hởi của người chiến binh. Họ ra đi mà hành trang đâu phải chỉ là ba lô và cây súng, nó còn đẹp tươi hơn bời lời thề nguyền bất từ ấy là vẻ đẹp cổ điển xưa nay của mọi người lính Việt Nam, con người Việt, chúng ta nhớ đến hình ảnh người chinh phụ trong thơ Đoàn Thị Điểm:Chàng tuổi trẻ vẫn dòng hào kiệtxếp bút nghiên theo việc đao cung,Những ngày hành quân, người lính phải trải qua biết bao khó khăn, thử thách là những đèo cao, vực thẳm, là những ngọn núi vút tầng mây. Ngòi bút của Quang Dũng rất giàu chất tạo hình khi vẽ ra một không gian núi rừng hùng vĩ và dữ dội của thiên nhiên Tây Bắc. Đó là thách thức hay sự điểm tô cho vê kiêu hùng của người lính bởi con đường hành quân ấy, người chiến binh Tây Tiến đã chiến thắng vinh quangKhi đoàn binh Tây Tiến được cấp trên giao nhiệm vụ rất lớn lao, họ phải phối hợp với đồng đội ở nước bạn Lào nhằm đánh tiêu hao sinh lực của đội quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Suốt dặm dài của con đường ấy qua các tỉnh biên giới miền Tây như Sài Khao, Mường Lát,.. .Biết bao gian khổ, khốc liệt, cả những thách thức hi sinh, cả những cảnh đời nơi rừng hoang núi thẳm nhưng nhiệm vụ thiêng liêng của Tổ quốc trao cho, trái tim người lính vẫn vang ca khúc khải hoàn, vẻ đẹp đấy là lí tưởng của cả một thời để kiêu hùng trở thành dáng vóc mang tầm sử thi. Cũng giống như người lính trong thơ của Tố Hữu, Hồng Nguyên:Rất đẹp hình anh lúc ráng chiều Bóng đời trên đỉnh núi cheo leo Núi không đè nổi vai vươn tới Lá ngụy trang reo với gió đèo.+ Bi tráng:Tôn lên vẻ đẹp cho bức tượng đài về người lính ấy là cảm hứng sử thi bi tráng. Dầu biết rằng chiến trường tranh đấu là điều không thể tránh khỏi giây phút hi sinh nhưng ờ Tây Tiến, giây phút ấy hiện lên thật đẹp, lớn lao và kì vĩ. Vậy cội nguồn của tinh thần bi tráng ở đây là gì? Giá trị này được làm sáng tỏ trong bút pháp nghệ thuật của Quang Dũng, Ông dám đối diện với hiện thực khắc nghiệt của cuộc sống trên đường hành quân. Đó là những dốc cao, vực thẳm, những trắc trở ghập ghềnh có khi mũi súng chạm trời xanh, gót chân in mòn trên đá nhưng không lúc nào người chiến binh Tây Tiến lùi bước. Trước hoàn cảnh này, thậm chí con đường hành quân ấy còn ghi dấu cả những khoảnh khắc đau đớn đến tột cùng khi người chiến binh ngã xuống:Anh bạn dãi dầu không bước nữaGục trên súng mũ bỏ quên đời.Cách sử dụng ngôn từ rất trìu mến nhưng âm hưởng của nó lại hiện lên bỉ ai. Súng mũ gác lại bên mình, người lính gác lại tuổi 20 những con đường hành quân vẫn còn tiếp tục. Cho nên trong sâu thẳm tâm can của nhà thơ Quang Dũng, nỗi đau bỗng hiện hình nhưng ông tái hiện lại giây phút ấy thật nhẹ nhàng, thanh thản, chỉ là “nõ quên đời”, giấc ngủ ngàn thu, các anh ra đi vĩnh viễn không bao giờ trở lại. Sự hi sinh ấy là sự đối đầu tất yếu khi họ tiếp bước hành quân. Đây là hình ảnh rất đẹp, mang đậm giá trị sử thi của văn học cách mạng, nó gợi cho chúng ta nhớ đến những người anh hùng đã từng hi sinh cho quê hương như thế:Anh đúng bắn trên đường bay Tân Sơn NhấtMáu anh phun theo lửa đạn cầu vồng. (Dáng đứng Việt Nam - Lên Anh Xuân)Và cũng lả khoảnh khắc hi sinh của chú bé Lượm trong thơ Tố Hữu:Cháu nằm trên lúaTay nắm chặt bổng Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng.Cảm hứng này trở thành sợi chỉ xuyên suốt tác phẩm để đến khúc cao trào của khúc tráng ca Tây Tiến, một lần nữa nốt nhạc ấy lại ngân vang, đó là những câu thơ Quang Dũng họa hình về người chiến binh Tây Tiến, ông gọi là “đoàn binh” chứ không phải đoàn quân hay chiến sĩ. Ân sâu bóng tên gọi mang giá trị trang trọng ấy là niềm tin tưởng phấn khởi và tự hào bởi những người lính Hà Nội, họ luôn lạc quan vào chiến thắng, luôn mơ đến ngày hội quân. Ngay từ khi bước chân ra đi, họ đã mang tầm vóc của những chàng trai thắng trận cho nên một vài nét vẽ của hiện thực không thể xóa nhòa đi vẻ đẹp của người chiến binh chốn rừng thiêng nước độc, cảnh đói cơm thiếu nước, cảnh sốt rét rừng dù có làm cho người lính xanh da rụng tóc, dù cỏ khiến thân hình của họ gầy guộc xanh xao thì vẫn vững chãi là một bức tượng đài bất tử. Vượt qua những gian khổ, thiếu thốn này, người chiến binh Tây Tiến vẫn chiến đấu anh hùng, anh dũng hi sinh. Và ở đây khúc tráng ca được đẩy lên đến cao trào:Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành.Đây vần được coi là những đoạn thơ hay nhất khỉ viết về người lính trong kháng chiến. Quang Dũng không họa nó bằng nhạc, bằng từ, bằng thơ nữa mà nói về sự hi sinh đó bằng cả trái tim, cuộc đời của mình. Những câu thơ như vẽ ra một hiện thực khốc liệt đến tận cùng, đỏ là những nấm mồ xa xứ nằm rải rác nơi biên cương nhưng mọi cảm giác của sự sợ hãi, ớn lạnh đã tan ngay khi lời thề quyết tử vang lên. Những người lính “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” thì sợ gì những nấm mồ xa xứ kia. Thật đẹp, thật hào hùng khi đất mẹ mở rộng vòng tay để đón những đứa con thân yêu và kiêu dũng của mình trở về nơi vmh hằng. Đến với giây phút hi sinh, người chiến binh được khoác lên mình tấm áo bào lộng lẫy, nó ánh lên niềm tả ân và sự tôn vinh muôn đời của dân tộc với đời lỉnh sang trọng của các anh và hòa vào khúc ca ấy dòng sông Mã bùng tỉnh như xé tan cánh rừng Tây Bắc để hát về khúc ca độc hành.+ Hào hoa lãng mạn:Tạo nên vẻ đẹp riêng cho hình tượng người chiến binh Tây Tiến còn ở tâm hồn rất đỗi lãng mạn, hào hoa mà những chàng lính Hà Nội năm xưa đã thêu dệt trên con đường hành quân của mình. Người ta vẫn ngỡ rằng Tây Tiến của Quang Dũng mang cảm giác nhợt nhạt của thơ ca lãng mạn 1930 - 1945 với ánh mắt nhìn úy mị, tâm hồn yếu đuối của những chàng lính học sinh nhưng rõ ràng đó là nhận định vội vàng và chưa có sự công bằng khi nói về những người chiến binh. Họ hiện lên thật đẹp với nét đẹp sang trọng hào hoa vì họ là những người Hà Nội mang bản chất của những chàng trai kỉnh thảnh mà giá trị đó đã trở thành chân ỉí.Chẳng thơm cũng thể hoa nhàiDẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.Vượt qua những thách thức của đời lính gian khổ, giá trị ấy một lần nữa được khắc họa rõ rệt để những lúc hành quân người chiến bỉnh thu vào tầm mắt của mình vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc. Họ kinh ngạc vì những ngọn núi điệp trùng, những thác núi hùng vĩ, những thiên nhiên mĩ lệ, có cả những lúc họ đắm say với cái bồng bềnh.Người đi Châu Mộc chiều sương ấyCỏ nhớ hồn lau nẻo bến bờCỏ nhớ dáng người trên độc mộcTrôi dòng nước ỉu hoa đong đưa.Sương khói với một con thuyền độc mộc, và những vạt lau vườn trước gió. Bời trong trái tim những người lính nhạy cảm, tinh tế cho nên qua lăng kính chủ quan của người chiến binh thiên nhiên Tây Bắc đẹp hơn, trữ tình hơn. Như vậy, tâm hồn hào hoa và lãng mạn không phải là ủy mị. Nó là cảm xúc để chiến thắng, cảm xúc khắc khổ cho dù cuộc đời người lỉnh phải diện thường ngày. Và tâm hồn thơ ấy đã đắp đổi cho bao giấc mơ tươi đẹp, mơ về dáng kiều thơm Hà Nội, mơ về tiếng hát đêm trăng nơi nước bạn Lào hay đó là ước mơ ngày chiến thắng và đỏ cũng là vẻ đẹp của một tâm hồn lãng mạn, luôn lạc quan, tin tưởng vào ngày mai. Tất cả những điều trên được vẽ ra bằng ngòi bút tài hoa nơi hồn thơ đa tình của Quang Dũng.
Có thể bạn quan tâm: Tái hiện vẻ đẹp đoàn quân ra trậnc) Việt Bắc-Tố Hữu.+ Đề tài cách mạng có lẽ nổi bật nhất trong giọng thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu. Đời thơ của Tố Hữu gắn liền với các sự kiện lịch sử lớn lao và các chặng đường cách mạng của dân tộc. Cách mạng và nhân dân, lí tưởng và cuộc đời luôn là nguồn sáng ấm áp và lấp lánh trong thơ Tổ Hữu. Và kết tỉnh cho những giá trị đó là tuyệt phẩm Việt Bắc. Đây cũng là bài thơ mang đậm đà giọng thơ trữ tình chính trị, đậm đà tính dân tộc.+ Việt Bắc là một thi phẩm tiêu biểu của Tố Hữu tổng kết lại cuộc kháng chiến chống Pháp 9 năm. Bên cạnh những âm vang của lịch sử bài thơ còn là sự vang vọng của cảm xúc, nỗi niềm có tâm trạng của người đi, kẻ ở, có tấm lòng chân thật của đồng bào Việt Bắc với những người chiến sĩ cách mạng năm xưa. Ấn tượng về tác phẩm này không chỉ là thơ mà còn là nhạc, là họa, là những bức vẽ tươi đẹp về núi rừng Việt Bắc, là bản tình ca chan chứa ân tình khi nói về đồng bào chiến khu đối với kháng chiến, giai điệu của bản nhạc ấy được ngân vang trong giọng điệu của lối thơ 6- 8, được xoáy sâu vào câu hỏi tu từ và cứ miên man nỗi nhớ về cảnh về người và mười lãm năm gắn bó. Không chỉ là bản tình ca, Việt Bắc còn ngân lên như một bản hùng ca kháng chiến. Trong bản đại hợp xướng ấy có một giọng thơ trữ tỉnh ngọt ngào, thắm thiết diễn tả tình yêu quê hương đất nước sâu sắc và mới mẻ. Đó là tình yêu quê hương cách mạng dựng lên cộng hòa:Mình về mình có nhớ taMười lăm năm ấy thiết tha mặn nồngMình về mình có nhớ khôngNhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.Những câu thơ trên gợi nhớ đến đạo lí uống nước nhớ nguồn rất sâu sắc. Việt Bắc chính là cội nguồn của cách mạng, nơi đã truyền hơi thở, là thủ đô của cách mạng và cũng là hình ảnh thu nhỏ của đất nước Việt Nam thân yêu và đặc biệt hơn đó là nơi gắn bó nghĩa tình của những năm tháng không bao giờ quên:Mình về, có nhớ chiến khuMiếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?Mình về, rừng núi nhớ aiTrám bùi để rụng, măng mai để giàMình đi, có nhớ những nhàHắt hiu lau xám, đậm đà lòng son.+ Người ở chiến khu Việt Bắc một lòng với Đảng, một lòng theo lí tưởng cách mạng. Họ đã sống đẳng cay ngọt bùi những ngày gian khổ, đã từng bài cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng, cũng từng thương nhau chia củ sắn lùi và còn miếng cơm chấm muối thiếu thốn, vất vả nhưng lòng vẫn vui cười vì họ ý thức được rằng đang cùng với cán bộ gánh vác những trọng trách lớn lao. Đó là mối thù với giặc Tây - mối thù nặng vai.+ Người về xuôi, đáp lại ân tình người ở lại bằng cả lời thề non nước:Ta với mình, mình với taLòng ta sau trước, mặn mà đinh ninhMình đi, mình lại nhớ mìnhNguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu.Đại từ xưng hô ta — mình vốn là cách xưng hô quen thuộc trong ca dao, dành cho lứa đôi yêu nhau hay tình cảm vợ chồng. Tổ Hữu đã khéo léo dùng cặp từ xưng hô này cho kè ở - người đi tạo cảm giác ân tình, sâu lắng.Giây phút chia tay này không còn mình với ta nữa mà họ hài hòa nồng thắm vào nhau là một Tất cả kết thành một mối tình chứa chan những kỉ niệm. Cho nên, lời “ta” khẳng định: Lòng ta sau trước, mặn mà đinh ninh, trước sau thủy chung như nhất, tình câm đó như suối nguồn kia, có bao giờ cạn khố Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu.+ Người về miền xuôi nhớ về Việt Bắc mà:Nhớ gì như nhớ người yêuTrăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương.Điều đó cũng chứng minh cho một chân lí mà Chế Lan Viên đã tổng kết rất tài tình: Khi ta ở chỉ là nơi đất ở. Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn. Người về nhớ cảnh và nhớ người Việt Bắc, nhớ những kỉ niệm của những năm tháng chiến đấu gian nan. Và hình ảnh sâu đậm nhất đối với người cán bộ cách mạng là hình ảnh người mẹ Việt Bắc:Nhớ người mẹ nắng cháy lưngĐịu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.Đó là hình ảnh người mẹ tần tảo, vất và nắng mưa, chịu đựng mọi khắc nghiệt của thời tiết vừa địu con vừa chắt chiu những hạt ngô để gom góp nuôi bộ đội.+ Trong nỗi nhớ của người về, thiên nhiên Việt Bắc bốn mùa xanh tươi rực rỡ, được gợi lên qua dòng hồi ức đầy tươi đẹp:Rừng xanh hoa chuối đỏ tươiĐèo cao nắng ánh dao cài thắt lưngNgày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giangVe kêu rừng phách đổ vàngNhớ cô em gái hái măng một mìnhRừng thu trăng rọi hoà bìnhNhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.Mùa đông thật ấm áp và đầy sức sống bởi màu xanh của rừng già cùng với gam màu nóng “đỏ tươi” của hoa chuối rừng. Có bóng dáng của con người trên đèo cao thật hiên ngang với ánh nắng lóe lên từ dao gài thắt lưng trở thành điểm sáng cho bức tranh. Mùa xuân có hoa mơ trắng rừng thật trong trẻo, thanh khiết với bóng dáng con người chăm chỉ, tỉ mỉ chuốt từng sợi giang. Mùa hạ có hoa phách nở vàng trong nhịp tiếng ve ngân vang, có bóng dáng cô em gái hái măng một mình với bao niềm thương nỗi nhớ. Còn mùa thu có ảnh hăng rọi hòa bình, tự do, tiếng hát ân tình thủy chung cứ vang vọng mãi. Qua bức tranh tứ bình về Việt Đắc, ta thấy thiên nhiên và con người nơi đây hiện lên thật cụ thể và hài hòa trong cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống lao động hằng ngày. Chính sự giản đơn, hòa quyện nồng hậu như thế đã để lại ấn tượng sâu sắc trong trái tim những người về xuôi.+ Từ âm điệu trữ tình ngọt ngào, thắm thiết, nhiều đoạn vang lên âm hưởng anh hùng ca. Tác giả tự hào về những chiến thắng oai hùng của dân tộc như Phú Thông, Đèo Giàng, Sông Lô, Điện Biên Phủ, Tây Bắc. Ngợi ca những chiến thắng vẻ vang của dân tộc cũng chính là nhà thơ thể hiện ở đinh cao tinh thần yêu quê hương đất nước:Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan. Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sảng nhũng ngày mai lên.Mượn màu sắc của tình yêu, bằng hình thức đối đáp dân tộc, nhà thơ Tố Hữu đã diễn tả sâu sắc và phong phú tình yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào về đất nước trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ vĩ đại. Đồng thời khẳng định vai trò của “Thủ đô gió ngàn” trong kháng chiến chống Pháp:Ở đâu u ám quân thùNhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soiỞ đâu đau đớn giống nòiTrông về Việt Bắc mà nuôi chí bền.Chính những tháng ngày gian khổ, hi sinh nhưng tràn đầy tình cảm quân dân gắn bó đó làm cho chúng ta hôm nay càng quý trọng hơn nền độc lập, tự do mình đang được hưởng và ngày càng yêu mến thêm quê hương, đất nước Việt Nam anh hùng.
Có thể bạn quan tâm: Dàn ý phân tích Tây Tiến và Việt Bắcd) Đánh giá chung:+ Sự gặp gỡ của cảm xúc giữa các nhà thơ viết về đất nước:++ Đều thể hiện đề tài về đất nước trong những hình ảnh vừa cụ thể, chân thực, lãng mạn và khải quát.++ Ca ngợi vẻ đẹp của đất nước tự do, ca ngợi cuộc sống bình yên. Thiên nhiên Tây Bắc. hùng vĩ, ngàn dặm, đẹp hoang sơ và dữ dội trong con mắt yêu đời, trẻ trung của người lính Tây Tiến (Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi...Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi) -, sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người trong hạnh phúc hân hoan, lạc quan tin tưởng vào cách mạng, vào ngày mai trong lòng người Việt Bắc (Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi...Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung).++ Các nhà thơ đều chọn thời điểm có ý nghĩa (một năm xa đơn vị Tây Tiến, khi kết thúc cuộc kháng chiến, trong buổi chia tay vcd Việt Bắc) và cảm xúc khơi dậy từ những kỉ niệm có thực, có nồi nhớ, từ tình cảm chân thành của người trong cuộc nên mỗi câu thơ xúc động lòng người. Bức tranh thơ về Tây Bắc của Quang Dũng có sương núi, dốc đứng đèo cao, có nét hoang dại, có nét lãng mạn, có nét bi hùng tạo nên vẻ đẹp kì vĩ của thiên nhiên trong những năm đầu kháng chiến chống pháp. Tổ Hữu lại vẽ bức tranh về Việt Bắc bốn mùa xanh tươi, ngập tràn tiếng ca hòa bình, tin tưởng yên vui.+ Nét riêng biệt:++ Nội dung cảm hứng:+++ “Tây Tiến” không chỉ là những hình ảnh tàn khốc của chiến trường miền Tây Bắc dữ dội, đầy hiểm nguy, nhiều hỉ sinh thử thách, rừng thiêng nước độc, núi cao dốc đứng mà thiên nhiên có vẻ hoang sơ, trong lành, sương khói mờ ảo, lung linh (Sài Khao sương lấp, Mường Lát hoa về, Dốc lên khúc khuỷu,...), vẻ đẹp bi tráng được khắc họa bằng những nét bút tài hoa, vừa hiện thực vừa lãng mạn làm nổi bật tình yêu dành cho vừng đất và con người Tây Bắc xa xôi, mới lạ mà gần gũi thiêng liêng. Tình người, tình đất sâu nặng, gắn bó trong nỗi nhớ thương chơi vơi, bâng khuâng như tiếp thêm sức mạnh cho người lính vượt lên trên khó khăn, thiếu thốn để chiến đấu và chiến thắng quân thủ.
+++ Cảm hứng về đất nước của “Việt Bắc” hiện lên trong nỗi nhớ và không khí bịn rịn chia ly. Những hình ảnh chọn lọc làm nổi bật nét tươi mới, hùng vĩ, thơ mộng của vùng non xanh nước biếc ở chiến khu. Tình quân dân sâu nặng, tình cảm thủy chung, gắn bó với cách mạng, với Bác Hồ. Thiên nhiên và con người hài hòa đã viết lên trang sử 15 năm ân nghĩa và chiến công oai hùng. Hình ảnh đất nước thu nhỏ trong bài thơ bình dị, sâu sắc nhưng tình quân dân thắm thiết, lâu bền. “Việt Bắc” là bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến, về con người và đất nước gian lao mà anh dũng kết tỉnh được những tình cảm lớn của con người Việt Nam cả một thời 9 năm kháng chiến trường kỳ và chiến thắng lừng lẫy năm châu.++ Hình thức nghệ thuật:+++ Bài thơ Tây Tiến viết bằng bút phát hào hoa, lãng mạn, nhiều sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu.+++ Việt Bắc viết theo thể thơ lục bát, kết cấu đối đáp, ngôn ngữ đậm chất dân gian.3). Kết luậnCó thể nói thơ ca kháng chiến chống Pháp là thời vàng son đầu tiên của thơ ca cách mạng, nơi cảm hứng yêu nước và nhân dân đã thăng hoa tột đỉnh. Và “Tây Tiến” của Quang Dũng và “Việt Bắc” của Tố Hữu là hai thi phẩm xuất sắc khi đã diễn tả được sâu sắc cảm hứng chủ đạo của giai đoạn văn học những năm 1945 — 1954. Những vần thơ ấy bắt nguồn từ những cảm xúc rất chân thật về quê hương, đất nước và con người nên nó sẽ trường tồn cùng năm tháng, sánh bước với thời gian và khắc sâu trong trái tim, khối óc của mỗi con người Việt Nam mọi thể hệ.
Xem thêm >>> Nỗi nhớ tình yêu: Tương tư và Sóng
Bài viết Cunghocvui gửi đến bạn dàn ý cảm nhận về cảm xúc chân thật và lãng mạn được thể hiện qua hai bài "Tây Tiến" và "Việt Bắc", hy vọng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình ôn luyện THPT Quốc gia của bạn. Chúc các bạn học tập tốt <3
Tags : thơ ca kháng chiến pháp cảm hứng về đất nước về cách mạng cảm xúc chân thật và lãng mạn Tây Tiến quang dũng việt bắc tố hữuTừ khóa » Bài Thơ Tây Tiến được Viết Theo Thể Thơ Nào Ai Là Người Bày Tỏ Cảm Xúc Trong Bài Thơ
-
Bài Thơ Tây Tiến được Viết Theo Thể Thơ Nào? Ai Là Người Bày Tỏ Cảm ...
-
Ai Là Người Bày Tỏ Cảm Xúc Trong Bài Thơ Tây Tiến
-
Câu Hỏi đọc Hiểu Về Bài Tây Tiến Của Quang Dũng - HỌC NGỮ VĂN
-
Cảm Nhận Bài Thơ Tây Tiến Của Quang Dũng
-
Tây Tiến – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tìm Hiểu Chi Tiết Bài Thơ “Tây Tiến” Của Quang Dũng
-
Trọng Tâm Kiến Thức Ngữ Văn 12 Bài Tây Tiến (full) | Xemtailieu
-
Học Văn - TÂY TIẾN Cảm Hứng: Là Những Cảm Xúc Chủ đạo, Chi...
-
Đọc Văn Bản Sau Và Thực Hiện Các Yêu Cầu Nêu ở Dưới. Tây Tiến ...
-
Bộ đề đọc Hiểu Tây Tiến Của Nhà Thơ Quang Dũng
-
Văn Mẫu Lớp 12: Cảm Nhận Bài Thơ Tây Tiến Của Quang Dũng (Sơ ...
-
Cảm Hứng Lãng Mạn Trong Bài Thơ Tây Tiến Hay Nhất (6 Mẫu) - Văn 12
-
Phân Tích Bài Thơ TÂY TIẾN Quang Dũng