Những Căn Bệnh Nguy Hiểm Tính Mạng Con Người Do Thuốc OTC Gây Ra
Có thể bạn quan tâm
Vài nét về thuốc OTC
Theo Cơ quan Quản lý Thực & Dược phẩm Mỹ (FDA), OTC hay Over-The-Counter là thuốc khác với kê toa, được bán trực tiếp cho người tiêu dùng mà không cần phải có đơn thuốc của chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
Ở nhiều quốc gia, OTC được lựa chọn bởi một cơ quan quản lý để đảm bảo chúng là thành phần an toàn và hiệu quả khi sử dụng mà không cần sự chăm sóc của bác sĩ.
Thuốc OTC thường được điều chỉnh bởi các thành phần dược phẩm hoạt động (API), không phải là sản phẩm cuối cùng. Bằng cách điều chỉnh API thay vì các công thức thuốc cụ thể, chính phủ cho phép các nhà sản xuất tự do pha chế thành phần hoặc kết hợp các thành phần vào hỗn hợp độc quyền. Thuốc ghi toa (Rx) là những thuốc sử dụng an toàn và hiệu quả khi có sự chỉ dẫn và theo dõi của bác sĩ, còn gọi là thuốc ETC.
Một trong các loại thuốc OTC lâu đời nhất là Aspirin. Theo thời gian, thường là 3 - 5 năm, các thuốc phải được chứng minh là an toàn mới được chuyển sang dạng OTC. Ví dụ như Diphenhydramine (Benadryl) là một chất kháng histamine, hay gần đây hơn là Cimetidine và Loratadine hay Ibuprofen được chấp nhận là OTC.
Một vài thuốc OTC đã bị FDA xem xét và thu hồi như Phenylpropanolamin bởi sự liên quan đến đột quỵ ở các phụ nữ trẻ.
Hiện tượng lạm dụng thuốc OTC, không đọc kỹ nhãn mác, dùng theo lời đồn, không quan tâm tới những tương tác thuốc hay tác dụng phụ của thuốc, dùng thuốc hết hạn, sử dụng liều cao dài kỳ hơn so với hướng dẫn... là những nguyên nhân phát sinh nguy hiểm, kháng thuốc, đe dọa đến tính mạng con người.
Những căn bệnh nan y do OTC gây ra
1. Hội chứng sốc nhiễm độc vì băng vệ sinh
Vào một buổi sáng, một phụ nữ trẻ người Anh, Lauren Wasser, 24 tuổi, thức dậy và cảm thấy khó chịu, cứ nghĩ bị cúm bởi chị đang có kinh nguyệt nên đã đến hiệu thuốc mua băng vệ sinh về sử dụng. Sau khi dự tiệc sinh nhật, sáng hôm sau gia đình phải gọi xe cấp cứu để đưa Wasser vào viện do bất tỉnh, sốt tới gần 42 độ C. Qua khám, bác sĩ phát hiện thấy nữ bệnh nhân này mắc hội chứng sốc độc do băng vệ sinh. Các thử nghiệm sau đó trên tampon cho thấy dương tính với hội chứng sốc nhiễm độc.
Hội chứng TSS vì băng vệ sinh
Hội chứng sốc nhiễm độc (TSS hay Toxic Shock Syndrome) là do độc tố của chủng tụ cầu (staphylococcus) giải phóng độc tố bên trong cơ thể. Ma trận gel của tampon bán trên quầy làm cho nó trở thành một môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển. Nhiều thập kỷ trở lại đây hội chứng TSS xuất hiện ngày càng dày khiến các công ty tampon như Kotex đã phải ghi cảnh báo trên nhãn sản phẩm. Vì lý do này, khi sử dụng các sản phẩm vệ sinh cần thần trọng để giữ an toàn tính mạng cho bản thân.Nhiều thuốc OTC đã bị thu hồi vì gây phản ứng phụ nguy hiểm
Hội chứng TSS rất hiếm gặp nhưng nghiêm trọng đến tính mạng. TSS bộc phát đột ngột sau khi một vài loại vi khuẩn xâm nhập vào máu và sản xuất độc tố. TSS có thể ảnh hưởng một cách nhanh chóng đến một vài bộ phận như gan, phổi và thận..., nên cần được điều trị y khoa càng sớm càng tốt.
Tuy gặp nhiều ở phụ nữ do dùng băng vệ nhưng cũng có thể xảy ra cho trẻ em, nam giới và mọi người, chỉ có 50% TSS liên quan đến kinh nguyệt.
2. Bệnh gan do tylenol
Hãng dược phẩm, thiết bị y tế nổi tiếng của Mỹ, Johnson & Johnson, từng vướng vào nhiều vụ kiện liên quan đến thuốc giảm đau Tylenol. Các nạn nhân cáo buộc họ bị tổn thương gan nghiêm trọng do công ty sao nhãng không thông báo cho khách hàng biết về những rủi ro tiềm ẩn.
Các thành phần hoạt chất trong Tylenol là acetaminophen (paracetamol), có tác dụng giảm đau nhẹ và hạ sốt được bán tại quầy để chữa chứng đau đầu, sốt và các dạng đau lưng, đau khớp khác nhau.
Theo FDA, bất kỳ việc quá liều nào dù nhỏ khi dùng acetaminophen đều có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng, dẫn đến các triệu chứng từ vàng da đến suy gan hoàn toàn, nặng có thể phải ghép gan. Quá liều là hiện tượng khá phổ biến mà một người bình thường không thể nhận biết được.Đơn giản, họ dùng nhiều loại thuốc mà không biết, mỗi loại đều có chứa acetaminophen.
FDA khuyến cáo chỉ nên kê đơn liều không quá 325mg acetaminophen cho người bệnh.
3. Aspirin gây hội chứng Reyes Syndrome
Khi cơn đau đầu khủng khiếp xuất hiện, người ta thường nghĩ tới thuốc giảm đau, trong đó có Aspirin nhưng mọi người không hề hay biết, lạm dụng Aspirin có liên quan đến bệnh sưng não và gan. Giới chuyên môn cho rằng đây là sự đánh đổi mà người dùng phải trả, đặc biệt là Hội chứng Reye (RS), bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng gây tổn thương nghiêm trọng tới các cơ quan quan trọng.
Bệnh RS phổ biến nhất ở trẻ em hoặc thanh thiếu niên ngay sau khi khỏi bệnh cúm hoặc bất kỳ bệnh do virus nào khác, chẳng hạn như thủy đậu.
Aspirin gây hội chứng Reyes Syndrome
Hội chứng Reye là căn bệnh gây tổn thương cấp tính não (encephalopathy) và thoái hóa mỡ gan hay gan nhiễm mỡ, mà thường bắt đầu ngay sau khi hồi phục từ một căn bệnh virus cấp tính, đặc biệt là cúm và thủy đậu. Nó là một căn bệnh hiếm gặp thường diễn ra ở trẻ em từ 4 - 9 tuổi, nhưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh gây tử vong lên đến 25%, khoảng 30% bị rối loạn thần kinh, như khó khăn về ngôn ngữ và học tập.Dùng gel hỗ trợ mọc răng có thể gây chứng Methemoglobinemia huyết ở trẻ nhỏ
Các dấu hiệu và triệu chứng như lú lẫn, co giật và mất ý thức cần được điều trị khẩn cấp. Mặc dù nguyên nhân chính xác vẫn chưa được biết, các nghiên cứu dịch tễ học cho rằng rất có thể nó liên qua đến việc lạm dụng Aspirin, chính rủi ro này mà thập niên 80 ở thế kỷ trước, FDA đã yêu cầu in nhãn cảnh báo trên lọ chứa Aspirin về nguy cơ mắc bệnh Reye khi dùng cho trẻ em.
Hiện tại, Cơ quan Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Mỹ (CDC) và FDA khuyến cáo các bậc cha mẹ không nên cho trẻ em dưới 19 tuổi uống Aspirin với bất kỳ cơn sốt nào do bệnh tật gây ra.
Tỷ lệ mắc hội chứng Reye, khá hiếm gặp ở người lớn, do đó, rất nhiều người cứ dùng vô tư sử dụng mà không biết nó có thể gây hại cho gan và não.
4. NSAID và bệnh tim
Năm 2003, Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ (NLM) đã thực hiện một nghiên cứu phát hiện thấy mối liên quan đáng kể giữa việc sử dụng thuốc kháng viêm phi steroid (NSAID) kéo dài và bệnh tim, làm tăng tỷ lệ đau tim ở những người dùng loại thuốc này.
NSAID có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim
Theo FDA, tỷ lệ người dùng NSAID hiện đang tăng đều đặn dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh tim không giảm. Tính đến năm 2009, bệnh tim là nguyên nhân chính gây tử vong ở cả đàn ông lẫn phụ nữ ở Mỹ.
Thuốc kháng viêm phi steroid (Non-steroidal anti-inflammatory drugs) là dược phẩm có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm không có cấu trúc steroids. Là thuốc giảm đau, nhưng khác với các thuốc opioids, NSAID giảm đau ngoại vi và không có tác dụng gây nghiện. NSAID được sử dụng để giảm các triệu chứng sốt, đau và viêm từ các bệnh từ cảm lạnh thông thường đến ung thư tiến triển, rất đa dạng như Advil, Ibuprofen, Diclofenac, Naproxen và Aspirin.
Vì lý do sức khỏe, đặc biệt là nhóm người mắc bệnh tim trước khi sử dụng cần tư vấn bác sĩ, đọc kỹ nhãn mác để dùng cho an toàn, không nên lạm dụng, nhất là khi dùng dài kỳ.
5. Gel mọc răng và bệnh Methemoglobinemia
Nhiều bà mẹ phải đối phó với việc con mình trải qua giai đoạn mọc răng, răng sữa mọc ra từ nướu bé. Một số trẻ khi mọc răng thường bị đau đớn và khó chịu, nhiều loại gel OTC có sẵn để đối phó với tình trạng này.
Rất nhiều loại gel có chứa benzocaine, một loại thuốc giảm đau tại chỗ, có hiệu quả trong việc giảm đau khi trẻ mọc răng, tuy nhiên, các loại thuốc này lại liên quan đến một căn bệnh nan y, đe dọa tính mạng của trẻ, có tên Methemoglobinemia (Chứng Methemoglobinemia huyết) .
Methemoglobinemia là một rối loạn nguy hiểm gây ra mức độ cao hơn của methemoglobin, một biến thể hóa học của hemoglobin, là hợp chất có trong các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.Các hợp chất oxy hóa như benzocaine làm tăng nồng độ methemoglobin trong máu, phát sinh chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi và mất ý thức.
Trong nhiều trường hợp có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như tím tái (màu xanh da ở trẻ sơ sinh), bệnh tim, hôn mê và thậm chí tử vong do nồng độ oxy trong máu thấp.
Vì lý do này, FDA khuyến cáo không nên sử dụng gel hỗ trợ mọc răng cho nhóm trẻ dưới 2 tuổi.
Từ khóa » Ví Dụ Về Nhóm Thuốc Otc Và Etc
-
Tìm Hiểu Trình Dược Viên Etc Và Otc Là Làm Gì?
-
Thuốc OTC & ETC, Thuốc Brand Name & Generic Là Gì ??? - HUY DELL
-
Thuốc
-
Hiểu Rõ Hơn Về Thuốc Kê đơn Và Thuốc Không Kê đơn - Mediphar USA
-
Các Loại Thuốc Cần Biết - Omi Pharma
-
Thuốc ETC Là Gì? Ý Nghĩa Của ETC Trong đời Sống Hiện Nay
-
2 Loại Trình Dược Viên - BẠN PHÙ HỢP LÀM NHÓM NÀO SAU KHI ...
-
Thuốc OTC Là Gì? - Tan Thanh MAI
-
Trình Dược Viên Là Gì? Bí Quyết Chinh Phục Cả Kênh OTC Và ETC
-
Xu Hướng Phát Triển Kênh Bán Hàng OTC Của Ngành Dược
-
Kênh OTC Là Gì? Xu Hướng Phát Triển Kênh OTC Của Ngành Dược
-
[PDF] Classroom Lesson On Safe OTC Medicine Use - FDA
-
Thuốc OTC Là Thuốc Gì? Công Dụng, Các Lưu ý Khi Dùng