Những Cánh Rừng Nguyên Sinh ở Việt Nam Và Thế Giới
Có thể bạn quan tâm
Nhắc đến cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ thì người ta thường liên tưởng ngay đến những khu rừng già nguyên sinh. Vẻ đẹp của rừng nguyên thuỷ đầy huyền bí luôn tạo cho con người cảm giác tò mò và muốn khám phá chúng.
Rừng nguyên sinh là kiểu rừng rậm rạp nhất, hoang dã nhất và có ý nghĩa sinh thái nhất trên trái đất. Chúng trải rộng trên toàn cầu từ vùng cực Bắc đến vùng nhiệt đới ẩm ướt, mặc dù 75% diện tích rừng nguyên sinh nằm ở 7 quốc gia.
Rừng nguyên sinh có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự tiến hóa, duy trì hệ thống tự nhiên, phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời đảm bảo an ninh quốc phòng.
Nhắc đến cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ thì người ta thường liên tưởng ngay đến những khu rừng già nguyên sinh với cây cối um tùm, những gốc cây cổ thụ cao trọc trời và dòng thác nước đang chảy xiết. Vẻ đẹp của rừng nguyên thuỷ đầy huyền bí luôn tạo cho con người ta cảm giác tò mò muốn khám phá nó và có cái gì đó sợ sệt nơi rừng thiêng nước độc. Hãy cảm nhận vẻ hoang sơ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên hoang dã thông qua bộ hình ảnh của những khu rừng già đẹp bậc nhất Hành Tinh ngay bên dưới đây.
Những cánh rừng nguyên sinh tại Việt Nam
Rừng Quốc Gia Cúc Phương là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận ranh giới 3 khu vực Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ, thuộc ba tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa. Trong đó, phần rừng thuộc địa phận tỉnh Ninh Bình được đánh giá là đẹp nhất, nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 120 km. Vườn quốc gia này có hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới. Nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao được phát hiện và bảo tồn tại đây. Đây cũng là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam. Đến rừng Cúc Phương, du khách sẽ có cơ hội sờ tận tay, thấy tận mắt các những cây cổ thụ với hàng trăm năm tuổi, đặc biệt rừng quốc gia Cúc Phươngcòn có nhiều loại động vật và thực vật có tên trong sách Đỏ.
Rừng U Minh được dòng sông Trèm chia cắt ra làm 2 vùng, tỉnh Kiên Giang là U Minh Thượng và U Minh Hạ thuộc tỉnh Cà Mau. Cả hai khu rừng đều là khu sinh quyển được coi như lá phổi xanh của Đồng bằng sông Cửu Long. Khu rừng là nơi sinh sống, trú ngụ của 252 loài thực vật, 24 loài thú, 185 loài chim, nhiều loài có tên trong Sách đỏ. Đến với rừng U Minh, du khách sẽ được len lỏi trong rừng trên những kênh rạch dài hút tầm mắt, ngắm nhìn cảnh đẹp hoang sơ kỳ thú khi nơi đây khi đi giữa ngút ngàn lau sậy, chiêm ngưỡng những rừng tràm bạt ngàn và thỉnh thoảng bắt gặp vài nhành hoa sim tím lãng mạn. Ngoài ra du khách sẽ được trải nghiệm cuộc sống giản di của người dân Nam Bộ, thưởng thức những món ăn ngon tuy đơn giản nhưng khiến người ta nhớ mãi.
Đây cũng là một khu rừng có sự đa dạng sinh học cao với khoảng 250 loài thực vật và hơn 20 loài bò sát, 180 loài chim…Hệ sinh thái rừng tràm U Minh là điểm đến hấp dẫn nhất đối với du khách, có 6 tháng ngập nước và 6 tháng khô hạn. Rừng U Minh hoang sơ tựa như một hành trình tìm về với cội nguồn văn hoá vùng đồng bằng sông Cửu Long êm ả, yên bình, tách biệt với cuộc sống ồn ào, xô bồ ngoài kia.
Rừng nguyên sinh ngập mặn ở Cần Giờ với cánh rừng nguyên sinh đã được Unesco công nhận là khu dự trữ sinh quyển của Đông Nam Á. Rừng ngập mặn Cần Giờ rộng mênh mông, với diện tích gần 76.000 ha, trong đó vùng lõi hơn 4.700 ha, vùng đệm 41.000 ha và vùng chuyển tiếp gần 30.000 ha. Rừng ngập mặn nơi đây bao gồm một tập đoàn loài cây ngập mặn sống cùng với các loại cây khác như: Sú, vẹt, đước, ô rô, chà là tạo thành một tập đoàn…Với hệ động thực vật đa dạng, độc đáo, đặc trưng.
Những cánh rừng nguyên sinh trên thế giới
Nói đến những cánh rừng nổi tiếng nhất thế giới, Amazon là cái tên đầu tiên mà nhiều người nghĩ đến. Đây chính là khu rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới hiện nay, toạ lạc tại Nam Mỹ, hệ sinh thái rừng Amazon có tổng diện tích lên đến 6,7 triệu km2 theo tổ chức WWF và là nơi sinh sống của rất nhiều loài động, thực vật, trong đó có nhiều loài quý hiếm.
Rừng nguyên sinh Taman Negara, khu rừng tọa lạc tại trung tâm quần đảo Malaysia, nằm ở trung tâm đường Xích đạo, đã ra đời cách đây khoảng 130 triệu năm. Xét về tuổi đời thì hẳn nhiên rừng Amazon nổi tiếng chỉ là “một đứa trẻ mới lớn” so với Negara. Với vị trí như vậy, trải qua suốt thời kì Băng hà cũng như nhờ sự quy hoạch và bảo vệ của người dân Malaysia, ngày nay, khu rừng gần như vẫn còn nguyên vẹn và hoang sơ như thuở ban đầu. Tuyệt nhiên không có bất cứ dấu hiệu của sự tàn phá nào ở nơi đây.
Hệ thống động – thực vật ở đây vô cùng phong phú, có thể coi là “vô địch thế giới” về sự đa dạng. Trong diện tích 1 hecta, bạn có thể tìm thấy 14.000 loài thực vật, 200 loài động vật có vú và 240 loại cây khác nhau. Với những phần rừng còn lại chưa được khám phá, rất có thể số lượng loài chúng mình chưa biết đến là con số khổng lồ.
Hiện nay diện tích những các rừng già nguyên sinh ngày một bị thu hẹp do sự khai thác tàn phá của con người, hạn hán dẫn đến cháy rừng ngày càng nhiều vì thế mà những khu rừng già ngày một ít đi gây lên những biến đổi khí hậu. Vì lý do này mà ngày nay con người chúng ta đang muốn bảo vệ và tái tạo lại rừng, chắc hẳn trong số các bạn cũng rất yêu rừng xanh bởi nó được mệnh danh là lá phổi của trái đất.
Thanh Thúy – Tạo chí KTMT
Theo Kinh tế Môi trường
Ảnh: Chốn rừng xanh đẹp mơ màng.
Xem bài viết gốc tại đây:
https://kinhtemoitruong.vn/nhung-canh-rung-nguyen-sinh-o-viet-nam-va-the-gioi-54568.html
Từ khóa » Các Loại Rừng Nhiệt đới ở Việt Nam
-
Những Khu Rừng Nổi Tiếng Của Việt Nam - Madagui Forest City
-
Các Loại Rừng Ở Việt Nam Có Thể Bạn Chưa Biết
-
Rừng Mưa Nhiệt đới – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đặc điểm Rừng Rậm Nhiệt đới Của Việt Nam - Quản Lý Môi Trường
-
Phân Loại Thảm Thực Vật Rừng ở Việt Nam - Wikiwand
-
Việt Nam Có Những Loại Rừng Nào?
-
Hệ Thống Chính Sách Và Hướng Dẫn Phân Loại Rừng Quốc Tế
-
Đọc Tên Các Loại Rừng Của Nước Ta. Chỉ Vùng Phân Bố Của Rừng Rậm ...
-
[PDF] Thực Vật Nhạy Cảm ở Bắc Úc - Rừng Nhiệt đới
-
Thảm Thực Vật Rừng Việt Nam - Tổng Cục Lâm Nghiệp
-
[PDF] Ðặc Trưng Cơ Bản Của Thực Vật Rừng Nhiệt đới Gió Mùa Việt
-
[PDF] Chương HỆ SINH THÁI RỪNG TỰ NHIÊN VIỆT NAM
-
[Sách Giải] Bài 24: Rừng Nhiệt đới