Những Câu Chuyện Kể Về Trường Sơn - Báo Công An Đà Nẵng
Có thể bạn quan tâm
(Cadn.com.vn) - Để tiếp tục phản ảnh hiện thực vĩ đại của con đường Trường Sơn huyền thoại, chúng tôi tiếp tục chuyển tải đến bạn đọc bài viết của Đại tá – Nhà văn Nguyễn Trần Thiết. Ông là phóng viên Báo Quân đội đã theo chân các cán bộ, chiến sĩ Đoàn 559 từ những ngày đầu soi đường mở tuyến trên đại ngàn Trường Sơn, vậy nên qua những câu chuyện kể của ông, chúng ta như được sống lại những ngày gian lao mà anh dũng của một thế hệ anh hùng.
Đầu năm 2009, Thiếu tướng Võ Sở, nguyên Bí thư Đảng ủy Đoàn 559 gặp tôi hồ hởi trò chuyện:
- Chào nhà báo. Thấm thoát thế mà đã đến kỷ niệm tròn nửa thế kỷ thành lập Đoàn 559. Năm đó, tôi và ông đang là những chàng trai mới vượt qua tuổi băm, đến hôm nay chúng ta đã là những ông lão trên đầu 80 tuổi cả rồi. Ông không có quyền và không được phép không viết về 559.
- Xin phục tùng. Ta có mặt ở 559 khi chưa có đường mòn cho người đi bộ nên tôi sẽ viết từ tay trắng làm nên sự nghiệp.
Mặc dù đã về hưu, đang là tuổi 81, chưa một ngày ở trong biên chế ngành Giao thông- Vận tải song có dịp nhắc lại đề tài mà tôi đã tai nghe, mắt thấy, đã theo dõi liên tục suốt cuộc đời làm phóng viên Báo Quân đội nhân dân để kể lại với bạn đọc là điều rất nên làm. Vì người đặt hàng là anh Võ Sở đã cho phép “múa bút”, tôi xin phép viết không theo chuyên mục hay thứ tự thời gian.
Trong kháng chiến chống Pháp, tôi quen rất nhiều anh ở ngành Vận tải quân sự trong số đó có một bác tài mà tôi vô cùng khâm phục, tôi đã viết bài ca ngợi. Đó là Anh hùng lái xe Lộc Văn Trọng. Anh Trọng có đầy đủ đức tính chăm chỉ, cần cù, cẩn thận, tỉ mỉ. Xe anh sạch tới mức những người khó tính nhất, ưa bới lông tìm vết nhất cũng không thể chê vào đâu được. Tôi mang ấn tượng rất đẹp đối với anh hùng Lộc Văn Trọng cho đến khi tôi “sưu tập” được gần 20 anh hùng lái xe chống Mỹ. Không biết đã có ai làm công việc lẩn thẩn, lẩm cẩm như tôi là so sánh những điểm mạnh, điểm yếu của lái xe hai thời kỳ? Thời chống Pháp, các bác tài chỉ đọc thông, viết thạo. Do đòi hỏi của chiến trường, anh em lái xe thời đánh Mỹ có trình độ văn hóa thấp nhất là lớp bảy, hầu hết đang học cấp III, một số ít là sinh viên. Anh em được đào tạo chính quy, có bài bản, học ở trường trong vòng 3 năm, sau rút còn 2 năm, 1 năm, 6 tháng và cuối cùng là 48 ngày. Tôi đã làm việc với cậu lái xe to cao, rất đẹp trai tên là Tô Vũ Toàn, người được mệnh danh là “Đại bàng của Trường Sơn”. Đang là sinh viên năm cuối của đại học, Toàn xung phong thi tuyển phi công.
Bị trượt, Toàn tặc lưỡi: “Không lái trên trời thì lái dưới đất”. Anh là lái xe giữ kỷ lục cao nhất về vượt cung, tăng chuyến trên tuyến đường 559. Còn Anh hùng Kim Ngọc Quảng có bí quyết riêng, nổi tiếng nhất đoàn do tài tính toán thành thạo của mình. Ở tuyến đường mà bom xới lên bom, đạn cày lên đạn, mỗi đêm có ít nhất 10 trận đánh phá, Quảng cứ nhẩm tính xem Mỹ ném bom ở đâu. Thời kỳ đầu, anh có sai số nhưng dần dần anh đã đoán trúng có tới hơn 50% chuyện xảy ra. Tại sao vậy? Do quen thuộc tuyến đường, hễ nghe tiếng bom, ánh chớp là anh làm tính nhẩm nhân tốc độ tiếng động và ánh sáng là tìm ra nơi bị oanh tạc.
Từ trái sang phải: Đại tá, nhà báo Nguyễn Trần Thiết, Anh hùng Phan Văn Quý, Anh hùng Kim Ngọc Quảng. |
Vì đế quốc Mỹ áp dụng điều lệ cứng nhắc, chỉ thay đổi quy luật bắn phá sau một thời gian nhất định nên nhờ tính toán giỏi mà Anh hùng Kim Ngọc Quảng là lái xe duy nhất trên tuyến đường không bị thương và chỉ dính một trận bom vì lý do Quảng đã áp dụng kiến thức vào nghề nghiệp, đem tri thức vào buồng lái. Một kết luận nữa của tôi là lái xe thời chống Pháp ít phải thức đêm, ít gặp nguy hiểm hơn thời chống Mỹ. Anh hùng Cao Duy Thuần là một ví dụ. Với 1 năm vận chuyển kéo dài hơn 200 ngày đêm, anh thức trắng ngần ấy đêm. Ở Trường Sơn ăn cũng là trách nhiệm. Binh trạm nào cũng có căng-tin chuyên phục vụ phở voi, phở chồn, phở cáo, trổ tài làm đủ loại bánh ngon..., ăn không phải trả tiền, chỉ cần nộp tích kê là có thể ăn tùy thích, nhưng nếu lái xe không giỏi phấn đấu, không thắng nổi cơn mệt mỏi để ăn, ăn thật nhiều thì không thể đủ sức để đi tiếp. Lái xe còn phải thuộc từng chặng đường, từng cua, từng đoạn lên dốc, xuống dốc... để tiện điều khiển xe bò số 1 hoặc phóng số 3, số 4. Xe của các bác tài thời chống Mỹ không được “lên bàn mổ” không vào xưởng tiểu tu, trung tu, đại tu vì như thế là phải nghỉ, anh không còn là chim đầu đàn, dẫn đầu phong trào thi đua...
Trong những đợt đi theo đoàn 559, tôi đã chứng kiến hoặc nghe báo cáo về thiệt hại có đêm lên đến 10 xe, 20 xe; có trận hơn 30 xe Zin mới toanh, chưa kịp nhập tuyến đã cháy thành than, trong đó có cả lái xe. Mỹ dùng máy bay phản lực nhằm bắn mục tiêu bằng tia laze nên chính xác vô cùng. Một lần, tôi và anh Trần Ngọc (nguyên Tổng Biên tập báo Cựu Chiến binh, năm nay 79 tuổi) cùng ngồi trên thùng xe tải với một cậu tên Thảo và hai anh nữa. Xe phanh đột ngột. Lái xe hét “máy bay”. Chúng tôi phi từ trên thùng xe xuống. Do có kinh nghiệm chiến đấu chúng tôi lăn nhanh một vòng xuống tử giác rịa đường. Một tiếng nổ đinh tai nhức óc. Quả tên lửa đã làm cậu Thảo nằm trên đường bị đứt đôi, ruột gan tung tóe.
Chúng tôi lấy ni-lông cùng thu dọn xác Thảo gói lại, xếp cho Thảo một chỗ nằm trên thùng xe rồi lại tiếp tục lên đường. Kể câu chuyện trên đây, tôi muốn ôn lại hành động dũng cảm tuyệt vời của Anh hùng Phan Văn Quý. Hơn 20 xe của đơn vị Quý đang giấu dưới bụi rậm trong rừng, bỗng 4 chiếc “thần sấm”, “con ma” đến lượn vòng bắn phá. Tiểu đoàn trưởng hét vang: Lộ địa điểm rồi. Chỉ có cách đánh lạc mục tiêu nếu không sẽ cháy hết xe, chết hết người. Không chút đắn đo, chần chừ, Phan Văn Quý hét to: “Tôi xung phong”. Anh lập tức chạy dưới làn mưa đạn, nhảy vào buồng lái, phóng xe chạy. Bụi bốc mù mịt, cuốn thành một dải bụi dài, do không có máy bay thám thính, những chiếc phản lực đoán là cả đoàn xe bỏ chạy nên bắn theo. Quý cho xe chạy lúc nhanh, lúc chậm, có lúc dừng lại tránh đạn nổ phía trước hoặc phóng vút nhanh để đạn bắn hụt phía sau. Thu hút cả đàn máy bay đuổi theo... Trung tá, Anh hùng Phan Văn Quý về hưu năm 2002, hiện là chủ một doanh nghiệp lớn của nước ta.
Nguyễn Trần Thiết
(Còn nữa)
Từ khóa » Kể Chuyện Về Săn Biệt Kích ở Trường Sơn
-
Chuyện đánh Biệt Kích Trên đỉnh Trường Sơn - Báo Biên Phòng
-
Biệt Kích VNCH Xâm Nhập Trường Sơn Và Cái Kết Sau 13 Ngày Bị ...
-
Giải Mã Lực Lượng Đặc Nhiệm Tác Chiến Đường Trường Sơn Săn ...
-
Tìm Sâm ở Trường Sơn - Kể Lại Chuyện đường Rừng - Báo Lao động
-
Ở Một Nơi Trên Trường Sơn | Tương Tri
-
HÀNH QUÂN 35 “VƯỢT BIÊN”
-
Bí ẩn Những Toán Binh “săn Người” Của Mỹ Trong Chiến Tranh Việt Nam
-
Người Chiến Sĩ Đặc Công Săn Biệt Kích ...
-
Nhớ Những Năm Tháng "Xẻ Dọc Trường Sơn đi Cứu Nước"
-
NHẬT KÝ CHIẾN SỸ ĐẶC CÔNG - Phần 7, đoạn 3 Anh Em Lật Xác ...
-
Đường Trường Sơn – Wikipedia Tiếng Việt
-
TV Drama Series | Trang Web Netflix Chính Thức
-
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ LOÀI VOỌC CHÀ VÁ CHÂN NÂU
-
Xúc động Hình ảnh Người Thân đến Viếng Liệt Sĩ Trong Ngày 27-7 - PLO