Những Câu Chuyện Tuyệt Vời Về Một Thời Vàng Son Của Lịch Sử Việt ...
Có thể bạn quan tâm
1. “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”, từ xa xưa đã là câu nói chắc nịch niềm tin thần thánh của người Việt về những giá trị tâm linh trên từng tấc thước nước non Tổ quốc mình.
Những vị Thần Núi đã vượt cao lên trên nền cảnh ấy. Đấy là Đức Thánh Tản - Sơn Tinh ở ngọn Tổ Sơn, Ba Vì. Là Tây Thiên Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu trên đỉnh rặng Tam Đảo huyên kỳ…
Tái hiện lại cảnh Vua Hùng dạy dân cấy lúa ở phường Minh Nông, thành phố Việt Trì. Ảnh Anh Tuấn
Vì là Thần Núi nên các vị đều có sức mạnh đa năng, nhưng chắc vững như đá núi mà trước hết là tài chiến trận. Nếu Sơn Tinh có thần lực đưa được các loài muông thú vào cuộc chống đánh thủy tai, thì Lăng Thị Tiêu lại huy động được cả mây núi và giông bão để cùng quân sĩ lâm trận…
Một vị “Thần chiến tranh” hết sức đặc biệt tính Việt, là Phù Đổng Thiên Vương - Thánh Gióng: Vừa đánh được giặc bằng roi sắt trên mình ngựa sắt biết phun lửa, lại vừa nhổ được cả bụi tre rậm rạp, kềnh càng đầy gai nhọn mà quật quét, diệt sạch quân thù!
Chuyển sang lĩnh vực làm ăn sinh sống trên các miền đất nước Việt Cổ thì nếu ở miền ven biển Nga Sơn, Thanh Hóa bây giờ - nhưng xưa kia là biển đảo đấy - có Mai An Tiêm, thì ở vùng đầm nước Dạ Trạch (Hưng Yên ngày nay) hình thành từ một vụ ngập lụt sụt lở cát đất lớn ngày xưa, cũng có Chử Đồng Tử…
Nếu Mai An Tiêm được coi là một thần sáng tạo và Tổ nghiệp nghề của việc trồng trọt những quả dưa hấu thắm đỏ và mát ngọt từ số phận phải từ dân biệt xứ, thì Chử Đồng Tử từ nhân thân nghèo đói chỉ một manh khố che thân lại trở thành chủ nhân giàu có của cả một tòa đô thị trù phú, nhờ tài giao thương mà trở thành Tổ nghề buôn bán lắm lợi lộc…
2. Đã có một đợt tác động tới thân thế và sự nghiệp của các vị thần linh sông núi, đất đai và ngành nghề như thế này, được tạm gọi là “Hùng Vương hóa”! Tức thị: Các vị đều được thu hút vào, tập hợp lại ở trong vòng hào quang của các Vua Hùng.
Sơn Tinh trở thành con rể, làm bộ tướng, cận thần của nhà vua thậm chí thành “cố vấn tối cao”, khuyên giải nhà vua từ bỏ đối đầu, nhường ngôi cho Thục Phán, theo tinh thần “hòa giải dân tộc” khi xảy ra cuộc chiến Hùng-Thục!
Lăng Thị Tiêu thì sau những trận đem quân bản bộ giúp Vua Hùng đánh giặc, đã được nhà vua lựa chọn, thu nạp làm Hoàng Hậu.
Thánh Gióng thì vì nghe theo lời kêu gọi “Cần Vương” giúp Vua Hùng đánh giặc mà đã có thể từ chỗ chỉ là một cậu bé “ba năm chẳng nói chẳng cười trơ trơ” vụt trở thành dũng sĩ khổng lồ, quét sạch xâm lược ra khỏi cõi bờ!
Những Mai An Tiêm, Chử Đồng Tử…, cũng thế, đều vốn là hoặc trở thành con nuôi hoặc con rể Vua Hùng, làm nên công và nghiệp lớn, ở và từ cương vị đó, cho dù cũng bởi quan hệ với nhà vua mà có khó khăn, trục trặc!
Đền Trung - nơi nhà Vua cùng các lạc hầu, lạc tướng bàn quốc sự.
“Hấp lực Hùng Vương” vậy là đã thành hiện thực của sự tràn đầy trong thế giới huyền thoại nước Việt! Được sự thu hút và thu dung của hấp lực này, quầng sáng của nhiều vị thần linh trên thần điện nước Việt cũng trở nên rực rỡ hoặc uy nghiêm hơn. Như Sơn Tinh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử thì đã trở thành lừng lẫy ba trong bốn “Tứ bất tử”. Lăng Thị Tiêu hóa thân cũng thành “Tây Thiên Quốc Mẫu”. Những giá trị tinh thần, đạo đức cả triết lý nữa, cũng xuất lộ, khi Sơn Tinh - như đã nói ở trên - trở thành “mẫu đề” của tinh thần “hòa giải dân tộc”; Thánh Gióng thì làm và là khuôn mẫu của tinh thần cao thượng, khi thắng giặc rồi thản nhiên bỏ lại bộ giáp trụ của công danh mà bay về trời; Chử Đồng Tử: Mẫu đề của tấm lòng hiếu thảo và hiếu thuận; Mai An Tiêm: Gương sáng của sức chịu đựng và kiến tạo…
“Hấp lực Hùng Vương” không dừng ở đó mà còn “tràn bờ” tới những miền cổ tích, để - chẳng hạn - làm cho sự tích Trầu-Cau cũng có cống hiến được tình nghĩa gia đình, vợ chồng, anh em… và sự tích Bánh Chưng-Bánh Giầy thì có thêm các ý nghĩa vũ trụ cùng nhân sinh sâu sắc, đẹp đẽ cho việc tạo tác các đồ ăn thức uống “văn hóa ẩm thực” dân tộc.
Và đồng thời với những tác động như thế, “Hấp lực Hùng Vương” cũng hiển nhiên khiến được sự hình dung bức tranh toàn cảnh về thời đại Dựng nước và Giữ nước đầu tiên của lịch sử dân tộc, sinh động và phong phú lên, những sắc màu và đường nét rất nhiều.
3. Cũng đã có một đợt tác động nữa, đến kho tàng huyền thoại và cổ tích nước Việt Nam, tạm gọi là “Phú Thọ hóa” với “trung tâm hút sóng” là: Đền Hùng.
Ấy là khi, chẳng hạn như Vua Hùng cần cẩn thận việc tìm nơi đặt kinh đô Văn Lang, sai đàn chim phượng hoàng đi đào 100 giếng nước trước, thì địa chỉ để đào được 99 khẩu, phải là miền Việt Trì! Sau đấy, nơi nhà vua chọn lựa để lầu son gác tía được xây dựng làm chỗ ngài ngự, thì đó phải là ngọn núi Đầu Trâu - tức núi Cả, mà nhờ thế được thành tên Nghĩa Lĩnh, có 99 con voi - nay đã hóa thành các đồi gò quanh miền, hiếu nghĩa mà chầu về! Còn con voi bất nghĩa dám quay đầu chầu về phương Bắc thì đã bị vua sai nàng Bầu đi chém cổ, bây giờ vẫn rỉ máu mà nằm thành quả đồi ở Phú Hộ (Phù Ninh)…
Ngọn Nghĩa Lĩnh cũng từ đây và đến nay được mang thêm tên gọi là Núi Hùng. Vì chỗ đỉnh núi mà Vua Hùng xưa đã ngự lên cầu trời cho bộ tướng Thánh Gióng của mình đánh thắng được giặc Ân, có tòa ngự điện Kính Thiên, nay chính là Đền Thượng. Nơi nhà vua cùng các lạc hầu, lạc tướng bàn bạc quốc sự, thì bây giờ là Đền Trung đấy. Rất đặc biệt nữa là khu Đền Hạ có tích thiêng còn ngược được cả thời gian lên tới tận buổi trước khi các Vua Hùng xuất hiện! Vì đấy là nơi Tổ Mẫu Âu Cơ đã đặt bọc trăm trứng mà khẩn cầu trời đất cho mẫu sinh được cả trăm con trai…
Và Tổ Mẫu Âu Cơ, khi dẫn đàn con nửa trăm ngược lên niền rừng núi, khai phá giang sơn, thì địa chỉ của điểm đến, không thể ở đâu khác mà chính là Hiền Lương, Hạ Hòa. Cũng như là Sơn Tinh, trước khi thành Thần Núi Ba Vì, thì quê hương bản quán phải là ở Lăng Xương, Thanh Thủy…
Địa bàn Phú Thọ càng trở thành một “nguồn hút sóng” mạnh khi những sự tích và nhân vật mới được hình thành mà chưa thành hình với sự phát triển đầy đủ cành lá xum xuê thì đã được chốt lại địa chỉ phải là ở đây, như: Thanh Đình, Lâm Thao là chỗ nhà vua đi săn; Minh Nông, Việt Trì là nơi nhà vua dạy dân trồng lúa… Thậm chí, giọng Hát Xoan giúp được vợ vua dịu cơn đau đẻ, thì đấy là ở An Thái!
“Phú Thọ hóa” - Đưa về cho Phú Thọ những ngọn nguồn của các câu chuyện và sự tích liên quan đến nhà vua và thời đại Hùng Vương như thế, chính đã là một “thi pháp”, khiến cho sự chỉ định miền “Đất Tổ” của cả nước có thêm sự vững chãi sinh động và lung linh các đường nét đẹp thiêng.
Từ khóa » Kể Chuyện Về Lịch Sử Việt Nam
-
HƯNG ĐẠO VƯƠNG - Kể Chuyện Lịch Sử Việt Nam (toàn Bộ Câu ...
-
Đọc Truyện Lịch Sử Việt Nam - Toàn Bộ Câu Chuyện - YouTube
-
Kể Chuyện Lịch Sử Việt Nam (HỒI 11 ĐẾN HỒI CUỐI) - YouTube
-
Kể Chuyện Lịch Sử Việt Nam - Tập 1 | Nhà Sách Fahasa | Tiki
-
Combo Tủ Sách Kể Chuyện Lịch Sử - Danh Nhân Việt Nam (Bộ 3 Cuốn)
-
Những Câu Chuyện Thú Vị Thời Trần - Báo Đồng Nai điện Tử
-
Kể Chuyện Lịch Sử Việt Nam Thời Hùng Vương
-
Bài 5: Kể Lại Câu Chuyện Lịch Sử Thời Nhà Trần "Vì Muôn Dân"
-
Kể Chuyện Lịch Sử Việt Nam - Tập 1: Từ Nguồn Gốc Đến Năm 1858
-
Kể Chuyện Trường Kỳ Về Lịch Sử Việt Nam
-
Những Câu Chuyện Lịch Sử Kỳ Lạ đến Khó Tin Nhưng Lại Hoàn Toàn Có ...
-
Sách - Kể Chuyện Trường Kỳ Về Lịch Sử Việt Nam
-
Kể Một Câu Chuyện Mà Em đã Nghe Hay đã đọc Về Một Anh Hùng ...
-
Bác Hồ Và Câu Chuyện Lịch Sử Nước Ta…