Những Câu Chuyện Về Chị Võ Thị Sáu - Việt Nam Overnight

Đăng nhập

Việt Nam Overnight Trang Chủ Diễn Đàn > D - THƯ GIÃN & GIẢI TRÍ > Kiến Thức Hay > Lịch Sử >
  1. Tặng tiền điện tử miễn phí Thông tin quan trọng
  2. Phát thẻ điện thoại miễn phí Thông tin quan trọng
  3. Những nhiệm vụ kiếm tiền Thông tin quan trọng
  4. Hướng dẫn kiếm tiền Binance Thông tin quan trọng
FR CV NV QC Những câu chuyện về chị võ thị sáu

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Admin, 9 Tháng sáu 2016.

  1. Admin Nothing to lose.. your love to win..

    Bài viết: 4,112
    Kể chuyện Võ Thị Sáu Võ Thị Sáu quê ở vùng Đất Đỏ, Long Điền, tỉnh Bà Rịa, hiện nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Mới 12 tuổi, cô đã đi theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng trốn lên ở trên chiến khu. Năm 1949, cô tham gia đội Công an xung phong Đất Đỏ làm liên lạc, tiếp tế. Năm 1950, khi mới 15 tuổi cô bị chính quyền Pháp bắt và bị tòa án binh Pháp kết án tử hình vào tháng 4 năm 1951 vì đã ném lựu đạn tại chợ Đất Đỏ, giết chết một cai tổng tên Tòng quan ba và gây thương tích cho 20 tên lính Pháp. [​IMG] Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, giặc Pháp đưa cô ra giam ở Côn Đảo. Trong ngục giam những người bị án tử hình, cô vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của Tổ quốc. Dù các luật sư biện hộ cho cô đã phản đối án tuyên này với lý do cô chưa đủ 18 tuổi. Trước khi bị đưa ra hành án, cô bị đày qua các nhà tù Chí Hòa, Bà Rịa và Côn Đảo. Vì quân Pháp không dám công khai thi hành bản án đối với cô, chúng đã lén lút đem cô đi thủ tiêu. Chuyện vẫn kể rằng, khi nhóm đao phủ bảo cô quỳ xuống, cô đã quát lại bọn chúng với một câu đã đi vào huyền thoại: Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ! Cô bị xử bắn năm 1952 tại Côn Đảo khi chưa đủ 18 tuổi. Mộ của Võ Thị Sáu hiện còn ở nghĩa trang liệt sĩ Hàng Dương, Côn Đảo. Ngày 2/9 năm 1994, cô được nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Xem thêm: Những Câu Chuyện Về Các Anh Hùng Dân Tộc
    Thùy Minh, Candy Nguyệt Thiền, Sương sớmmùa Thu và 4 người khác thích bài này. Last edited by a moderator: 2 Tháng sáu 2020 Admin, 9 Tháng sáu 2016 #1
  2. ☺ kiếm được 127,054 đ từ bài viết, nhận Bấm vào đây
  3. Admin Nothing to lose.. your love to win..

    Bài viết: 4,112
    Vào những ngày giáp Tết Mậu Tý 2008, Bảo tàng Công an nhân dân được đón đoàn đại biểu các má miền Nam thăm bảo tàng, một hình ảnh khiến chúng tôi vô cùng xúc động, má Nguyễn Thị Mười 85 tuổi, quê ở Bà Rịa - Vũng Tàu đã dừng rất lâu trước hiện vật tượng đồng toàn thân nữ anh hùng liệt sỹ Võ Thị Sáu và mảnh vải màu xanh tím than thực dân Pháp dùng bịt mắt nữ anh hùng Võ Thị Sáu tại pháp trường Côn Đảo ngày 23-1-1952 (Hiện vật này do Bảo tàng Cách mạng cung cấp). Trong hồ sơ quản lý hiện vật có ghi: 1/3 chiếc khăn bịt mắt nữ anh hùng Võ Thị Sáu, công an xung phong quận Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa, bị thực dân Pháp hành hình 7 giờ sáng ngày 23-1-1952 tại Hành Dương, Côn Đảo. Hiện vật do một cán bộ là tù nhân chính trị tại Côn Đảo là Phong Giao giữ được mang về miền Bắc đưa viện Bảo tàng tháng 12-1959. Xem đến đây, má khuỵu xuống: Phụ nữ Việt Nam truyền thống anh hùng nối tiếp anh hùng, các chị mất đi nhưng vẫn còn sống mãi với quê hương đất nước - Má nghẹn ngào khóc. Võ Thị Sáu sinh năm 1933, trong một gia đình nghèo ở xã Phước Thọ. Qua nhiều lần thử thách, năm 1947 Võ Thị Sáu được kết nạp vào Đội Công an xung phong quận Đất Đỏ lúc 14 tuổi. Với trí thông minh, dáng vóc nhỏ, nhanh nhẹn, Võ Thị Sáu đã luồn sâu vào vùng tạm chiếm từ thị trấn Đất Đỏ đến Phước Lợi, Long Mỹ, Phước Hải hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên lạc, nắm tình hình, cung cấp và báo cáo kịp thời cho tổ chức nhiều tin tức quan trọng, đã giúp cho Công an quận Đất Đỏ có kế hoạch chủ động đề phòng và tấn công địch có hiệu quả. Võ Thị Sáu đã phát hiện kịp thời tên Sáu Thoại - nữ gián điệp làm chỉ điểm cho Pháp để báo cáo cho tổ chức xử lý. Tháng 7-1948, chị phát hiện tên Sớm là nhân viên công an xã đã phản bội, đang chỉ đường dẫn Pháp vào đánh úp căn cứ của Đội Công an xung phong. Nhờ thông tin báo cáo kịp thời Công an huyện và Đội Công an xung phong đã thoát khỏi nguy hiểm, bảo vệ được cách mạng. Đội Công an Đất Đỏ được giao nhiệm vụ phá cuộc mít tinh kỷ niệm Quốc khánh Pháp (14-7-1948), do tỉnh trưởng Lê Thành Tường tổ chức tại Đất Đỏ. Để bảo vệ cuộc lễ, địch đã tăng cường lực lượng bảo vệ canh phòng, chăng dây thép gai quanh khu mít tinh, lập trạm gác các ngả đường về Đất Đỏ trước đó 3 ngày. Võ Thị Sáu xin được trực tiếp đánh trận này. Chị nhận lựu đạn ém vào góc chợ sát khán đài từ nửa đêm. Buổi sáng hôm ấy, địch lùa đồng bào vào sân. Khi xe của Tỉnh trưởng vừa tới, chị Sáu tung lựu đạn về phía khán đài - nơi trống không có người để uy hiếp giải tán cuộc mít tinh. Hai tổ công an xung phong chốt gần đấy đồng loạt nổ súng yểm tạo áp lực giải tán cuộc mít tinh đồng thời hỗ trợ cho Sáu rút an toàn. Các cơ sở của ta được bố trí trong đoàn người mít tinh hô to: "Việt Minh tiến công" và hướng dẫn đồng bào giải tán. Sau chiến công này, chị Sáu được tổ chức tuyên dương khen ngợi và chị được giao nhiệm vụ diệt tề trừ gian. Tên cai tổng Tòng là việt gian khét tiếng chống phá cách mạng, tổ chức cách mạng quyết định và giao cho Đội Công an xung phong trừ khử Tòng, Võ Thị Sáu được giao thực hiện nhiệm vụ này, sau khi đề xuất phương án và được được tổ chức đồng ý diệt tên Tòng ngay tại tổng hành dinh. Một buổi sáng tháng 11- 1948, Võ Thị Sáu cải trang trà trộn cùng tốp người đi làm căn cước, mang theo trái lựu đạn "mãng cầu" nằm trong cơi đựng trầu. Giữa buổi, Võ Thị Sáu vào nhà làm việc của tên tổng cai Tòng, rút chốt lựu đạn ném thẳng vào mặt y và hô to: "Việt Minh tấn công" rồi kéo mấy chị em cùng chạy. Lựu đạn nổ, cai Tòng nằm quằn quại trong vũng máu nhưng không chết, đám hội tề và lính đồn khiếp vía không dám lùng sục như trước nữa. Tháng 2-1950, Võ Thị Sáu dùng lựu đạn tiêu diệt 2 tên ác ôn có nhiều nợ máu là Cả Đay và Cả Suốt, không may chị bị địch bắt. Địch giam chị tại khám Chí Hòa. Kẻ địch dùng mọi cực hình tra tấn, chị chết đi sống lại nhiều lần nhưng địch không khai thác được gì ở chị. Chị vẫn giữ vững khí tiết người chiến sỹ Cộng sản, người Công an kiên cường, tin tưởng tuyệt đối vào thắng lợi cách mạng. Kẻ địch không khuất phục được người con gái quận Đất Đỏ, mặc dù Võ Thị Sáu chưa đến tuổi thành niên, thực dân Pháp vẫn đưa ra tòa xét xử và kết án tử hình. Để che dấu tội ác, giặc Pháp đày chị ra Côn Đảo chờ ngày đủ tuổi để thi hành bản án. Tại Côn Đảo, giặc Pháp tiếp tục dùng mọi thủ đoạn dụ dỗ mua chuộc chị Sáu không được. Đêm 22-1-1952, Võ Thị Sáu được Chi bộ nhà tù Côn Đảo kết nạp chính thức vào Đảng Lao động Việt Nam. Sáng 23-1-1952, giặc Pháp đưa chị Võ Thị Sáu ra pháp trường xử bắn. Trước lúc hy sinh, Võ Thị Sáu từ chối rửa tội. Chị ôn tồn nói với linh mục: "Tôi không có tội. Nếu cha muốn rửa tội xin hãy rửa tội cho những kẻ sắp giết tôi đây". Khi được hỏi có ân hận điều gì trước khi chết không, chị đã trả lời: "Tôi chỉ ân hận chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp nước và lũ tay sai bán nước". Không cần bịt mắt, chị hiên ngang nhìn thẳng vào họng súng kẻ thù hô to: "Đả đảo thực dân Pháp, Việt Nam muôn năm, Hồ Chí Minh muôn năm". Ngày 3-8-1993, Võ Thị Sáu được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND. Anh hùng liệt sỹ Võ Thị Sáu là một biểu tượng hiên ngang, lạc quan cách mạng, trước họng súng kẻ thù không hề run sợ, tỏ rõ được khí phách của người yêu nước, yêu cách mạng, tin tưởng tuyệt đối thắng lợi của cuộc cách mạng. Võ Thị Sáu được Đảng tin, nhân dân yêu quý, đồng đội mến phục, kẻ thù khiếp sợ. Chị mãi mãi là tấm gương sáng cho các thế hệ Việt Nam noi theo, nhất là thế hệ trẻ trong lực lượng Công an nhân dân. Tên tuổi và sự nghiệp của chị đã được suy tôn vào hàng những nhân vật tiêu biểu của Từ điển bách khoa Công an nhân dân Việt Nam. Tượng Võ Thị Sáu đã được đặt tại quê hương, Bảo tàng phụ nữ Việt Nam, Bảo tàng Công an nhân dân. Thủ đô Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác đã đặt tên đường phố Võ Thị Sáu, biết rằng sự tôn vinh ca ngợi không thể bù đắp được những nỗi đau mất mát và hy sinh của chị và các anh hùng liệt sỹ cho sự nghiệp cách mạng dân tộc để có cuộc sống hôm nay. Để thay lời kết, xin nêu hình ảnh: Sau cuộc hành hình Võ Thị Sáu, một người lính lê dương già đã bỏ ăn 3 ngày, anh ta luôn khóc than và sám hối với những tù chính trị ở công quán Côn Đảo: Cô ta tin vào chính nghĩa dân tộc, bình thản đến lạ lùng, yêu đời đến phút chót, dũng khí tỏa ra cả khi ngã xuống. Đó mới chính là anh hùng. Nguyễn Thu Hương
    Cute pikachu và Thùy Minh thích bài này. Chỉnh sửa cuối: 10 Tháng chín 2016 Admin, 9 Tháng sáu 2016 #2
  4. Admin Nothing to lose.. your love to win..

    Bài viết: 4,112
    Tại phiên tòa đại hình, tuy mới 17 tuổi, nhưng chị Võ Thị Sáu đã hiên ngang tỏ rõ khí phách anh hùng của một thiếu nữ Việt Nam làm cho lũ quan tòa và đồng bọn đều phải nể sợ. Chị sang sảng khẳng định: - Yêu nước chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội. Và khi tên quan tòa rung chuông ngắt lời chị, tuyên án tử hình, tịch thu toàn bộ tài sản, chị đã thét vào mặt y: - Tao còn mấy thùng rác ở khám Chí Hòa, tụi bây vô mà tịch thu! Tiếp đó là tiếng hô: - Đả đả thực dân Pháp! - Kháng chiến nhất định thắng lợi! Thực dân Pháp muốn giết chết ngay người con gái đáng sợ này, nhưng không dám thực hiện bản án tử hình đối với người chưa đến tuổi thành niên. Chúng phải tiếp tục giam chị ở khám Chí Hòa và rồi đưa ra Côn Đảo. Ngày 23/1/1952, chúng thi hành bản án, bắn chết chị ở ngoài hòn đảo xa đất liền này sau hai ngày chúng đưa chị ra đây. Biết sắp bị hành hình, suốt đêm 22, chị đã gửi lòng mình với đất nước và nhân dân bằng những bài ca cách mạng: Lên đàng, Tiến quân ca, Cùng nhau đi hùng binh. Lời nói đanh thép trước lúc hi sinh Đã được mật báo về hành động anh hùng của Võ Thị Sáu và cả ngày giờ giặc Pháp hành hình chị - một nữ tù đầu tiên và duy nhất ở Côn Đảo từ trước tới thời điểm ấy, hàng ngàn trái tim những người tù chính trị từ banh I đến banh II đã thổn thức suốt đêm. Khi lắng nghe thấy bước chân bọn đao phủ giải chị Sáu đến nơi hành hình, tất cả anh em cùng đứng dậy hát vang bài Chiến sĩ ca - bài hát thời ấy dành để bày tỏ lòng cảm phục, tiếc thương và tiễn đưa những người đồng đội ra pháp trường. Ra đến pháp trường, tên chánh án hỏi chị: - Còn yêu cầu gì trước khi chết? Chị nói: - Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người! Nói xong, chị bắt đầu cất cao tiếng hát. Chị hát bài Tiến quân ca. Giọng hát của người con gái Đất Đỏ lúc này thiết tha bay bổng, say sưa át cả tiếng tên chánh án đọc lệnh thi hành án tử hình và tiếng hô ra lệnh cho toán lính lên đạn của tên đội trưởng lê dương. Khi tên chỉ huy ra lệnh cho bọn lính chuẩn bị nổ súng thì chị lập tức ngưng hát và hét lên: - Đả đảo thực dân Pháp! - Việt Nam độc lập muôn năm! - Hồ Chủ tịch muôn năm! Tiếng thét của chị làm bọn đao phủ chùng tay, bảy tiếng súng khô khốc nổ chuệch choạc. Võ Thị Sáu vẫn hiên ngang đứng đó. Cặp mắt chị trừng trừng nhìn chúng. Tên đội trưởng lê dương không tổ chức bắn loạt đạn thứ hai. Hắn rút súng ngắn lầm lũi bước lại gí vào mang tai chị, bóp cò.. Sau đó, chiến công và nhất là hành động anh hùng lẫm liệt trước kẻ thù của Võ Thị Sáu - người con gái Việt Nam anh hùng - đã được truyền tụng không chỉ trong các banh tù mà còn vào đến phòng ngủ của bọn chúa đảo, chức sắc và các gia đình trên toàn Côn Đảo.. Huyền thoại bất tử và sự linh thiêng của nữ anh hùng Võ Thị Sáu Do cảm phục người con gái anh hùng, ngay tối hôm 23/1, kíp tù làm thợ hồ ở khám 2, banh I đã tìm cách đúc một tấm bia bằng ximăng đề rõ họ tên, quê quán, ngày hy sinh đặt ở đầu mộ chị. Sáng hôm sau hay tin, tên chúa đảo Jarty đích thân dẫn lính đến đập nát tấm bia, san bằng ngôi mộ. Tưởng thế là đã xóa bỏ được uy linh của Võ Thị Sáu, Jarty không ngờ, sáng hôm sau, mộ chị lại được đắp cao hơn trước và một tấm bia bằng ximăng khác lại được dựng lên trang trọng. Jarty lồng lên, ra lệnh cho giám thị trưởng Passi chỉ huy 20 tên tay sai, mang 10 bó roi mây đến khủng bố kíp tù thợ hồ. Chúng lôi từng người ra đánh, người lủng đầu, rách lưng đổ máu.. nhưng không ai hé răng khai báo. Sau trận ấy, nhiều tù nhân phải nằm bệnh xá, những người bị tình nghi phải nằm xà lim. Nhưng những người còn đi làm khổ sai vẫn lén giấu từng nhúm xi măng để dựng lại bia, đắp lại mộ chị Sáu. [​IMG] Không ai nhớ hết có bao nhiêu tấm bia bằng ximăng được dựng trên mộ chị. Và, cũng không biết có bao nhiêu lệnh của bọn chúa đảo, gác ngục, phái tay sai ra đập mộ Võ Thị Sáu. Nhưng bọn chúng không sao hiểu nổi, cứ mỗi lần chúng đập bia, phá mộ chị, thì sau đó bia mộ chị Sáu lại hiện lên như trước. Họ bắt đầu lan truyền rằng: "Cô Sáu rất linh thiêng, không ai có thể đập phá được mộ của cô", và còn đồn rằng: "Cô đã hiện về, cô sẽ vặn cổ những tên hỗn láo.." và những chuyện như huyền thoại về chị Sáu bắt đầu truyền đi. Một điều trùng hợp mà không ai lý giải được là những tên hỗn láo trực tiếp chỉ huy phá mộ chị, hoặc trực tiếp đập bia mộ chị thì vài hôm sau đã chết "bất đắt kỳ tử", hoặc khùng khùng, điên điên. Thấy thế, bọn gác ngục và lũ tù gian bắt đầu chùn tay. Cũng từ đây bọn cai tù, gác ngục, và kể cả vợ con họ khi nhắc tới điều gì đều không thề: "Có trời đất quỷ thần" mà thề: "Có cô Sáu chứng giám". Lời thề ấy đến cả tên chúa đảo cũng phải thốt ra. Từ đó, không chỉ riêng các tù chính trị mà cả những tù thường phạm, vợ con gác ngục, binh lính, công chức.. mỗi lần đi ngang qua nghĩa trang Hàng Dương đều không quên đặt một viên đá, hay cắm một bông hoa, thắp một nén hương lên mộ chị. Thế nên phần mộ chị và tấm bia bằng ximăng đã không mất đi mà cứ cao dần, tồn tại cho tới ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Đó là tấm bia thứ nhất được đặt ở bên phải phía trước ngôi mộ mới được xây dựng lại khang trang hiện nay. Tấm bia thứ hai màu trắng và cùng ở phía trước, nhưng bên trái ngôi mộ với các dòng chữ khá rõ: "Liệt nữ Võ Thị Sáu sinh năm 1933 tại Bà Rịa, mất ngày 23/1/1952" cũng là một chuyện hiếm có. Chuyện là, năm 1960 khi Tăng Tư ra Côn Đảo nhận chức Phó tỉnh trưởng tỉnh Côn Đảo, vợ y đang mắc chứng bệnh nan y. Nghe chuyện về Võ Thị Sáu, vợ chồng y đã âm thầm lập bàn thờ chị Sáu trong nhà, làm thần hộ mệnh và cầu mong chị phù hộ cho vợ y tìm được thầy thuốc chữa khỏi bệnh. Năm 1964, Tăng Tư lên chức tỉnh trưởng, vợ y khỏi bệnh. Vợ chồng Tăng Tư liền làm lễ tạ và gieo quẻ xin phép được trùng tu ngôi mộ của chị Sáu. Rồi vợ Tăng Tư về ngay Chợ Lớn đặt tấm bia có khắc rõ là: "Liệt nữ Võ Thị Sáu.." và tổ chức buổi lễ long trọng đặt bia trên mộ chị. Tấm bia thứ ba bằng đá đen với những dòng chữ phủ nhũ vàng: "Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Võ Thị Sáu sanh năm 1933.." được đặt ở vị trí trung tâm trang trọng nhất trên mộ phần của chị, đó là tấm bia với danh nghĩa Nhà nước và nhân dân ta ghi công chị - người con gái Việt Nam bất khuất anh hùng. Tấm bia thứ tư bằng đá, phía sau tấm bia này là một phiến đá hoa cương hình tròn đường kính gần hai mét. Nó vừa làm nền rất bề thế, hài hòa cho phía sau phần mộ, vừa tượng trưng cho ý chí hiên ngang của chị Võ Thị Sáu khi ở tuổi 17. Cũng còn một ý nghĩa là chị mãi mãi vẫn trẻ đẹp và sống mãi cùng non sông gấm vóc như ánh trăng rằm.
    Cute pikachu và Thùy Minh thích bài này. Chỉnh sửa cuối: 10 Tháng chín 2016 Admin, 19 Tháng tám 2016 #3
  5. Dreamer 471

    Bài viết: 15
    Chị Võ Thị Sáu quê ở Huyện Đất Đỏ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Chị bị giặc Pháp kết án tử hình khi mới 19 tuổi. Chị đã đi vào huyền thoại trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thế kỷ XX. Chị ra đi khi tuổi đời còn trẻ, nhưng những câu nói của Chị có sức lan tỏa và còn nguyên giá trị cho các đời sau về "Lòng yêu nước và ý chí kiên cường, bất khuất" của người con gái Việt Nam. 1. "Yêu nước chống lại bọn thực dân xâm lược không phải tội". 2. "Tao còn mấy thùng rác ở khám Chí Hòa, tụi bây vô mà tịch thu" 3. "Tao chỉ biết đứng không biết quỳ" 4. "Tôi không có tội, chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới có tội" 5. "Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp nước và lũ tay sai bán nước" 6. "Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn vào họng súng của các người".
    Dreamer 471, 24 Tháng bảy 2021 #4
Từ Khóa:
  • anh hùng
  • anh hùng dân tộc
  • bà rịa vũng tàu
  • chiến tranh việt nam
  • côn đảo
  • lịch sử
  • võ thị sáu
Trả lời qua Facebook
  • Login with Facebook
  • Log in with Google
Tên tài khoản hoặc địa chỉ Email: Bạn đã có tài khoản rồi?
  • Tích vào đây để đăng ký
  • Vâng, Mật khẩu của tôi là:
  • Bạn đã quên mật khẩu?
Duy trì đăng nhập Đăng ký!

Đề tài cần chú ý

  • Rùa Siêu Tốc Tóm Tắt Lịch Sử Việt Nam Rùa Siêu Tốc replied 15 Tháng bảy 2018
  • Thu thảo Nội quy box lịch sử Thu thảo replied 5 Tháng bảy 2018
  • Admin Những câu chuyện kể về các anh... Admin replied 4 Tháng mười 2017
Đang tải...

Bạn stream nhạc trên nền tảng nào?

  1. Spotify 12 phiếu
  2. Apple music 0 phiếu
  3. Nhạc của tui 4 phiếu
  4. Zing mp3 9 phiếu
  5. Youtube music 12 phiếu
  6. Nền tảng khác 4 phiếu
Đăng ký Binance Hướng dẫn cách kiếm tiền trên Binance Việt Nam Overnight Trang Chủ Diễn Đàn > D - THƯ GIÃN & GIẢI TRÍ > Kiến Thức Hay > Lịch Sử > Đang tải...

Từ khóa » Kể Chuyện Về Chị Võ Thị Sáu