Những Câu Chuyện Về Zeus - Vị Thần Tối Cao Trên đỉnh Olympus

Thần thoại Hy Lạp chứa đựng rất nhiều sự bí ẩn về các vị thần, cũng giống như phương Đông, thần thoại Hi Lạp là những điển tích về các vị thần cai quản trời đất, sáng tạo ra chúng sinh, cũng như những câu chuyện rất li kì về xuất thân cũng như đời sống của họ. Đặc biệt, những câu chuyện thần thoại thể hiện tư tưởng khá thoáng của người Hi Lạp cổ đại, phần nhiều dựa trên sự tưởng tượng, không phụ thuộc nhiều vào tôn giáo, vì vậy, tuy là thần thoại nhưng cũng có sức hút lớn đối với người đọc. Đặc biệt, thần thoại về thần Zeus luôn là một điều bí ẩn mà bất cứ ai cũng muốn khám phá.

Những câu chuyện thần thoại về vị thần tối cao Zeus

1. Câu chuyện về xuất thân

Zeus được sinh ra bởi Titans Cronus và Rhea. Cronus nổi tiếng là một vị thần rất ghen tuông và tham lam. Trong số những đứa trẻ lo sợ của mình có thể chiếm ngôi của mình, Cronus nuốt mọi con Rhea sinh ra.

Tuy nhiên, khi Rhea chào đời đứa con cuối cùng của mình, Zeus, cô đã cố gắng đánh lừa Cronus với sự trợ giúp của Titans Uranus và Gaea. Cô cho chồng mình một tảng đá để để nuốt, như một sự thay thế cho đứa con của cô, và đưa Zeus đi đến hòn đảo Crete của Hy Lạp. Những conemon đặc biệt mang tên 'Curetes' tạo ra tiếng ồn bằng cách đánh vào lá chắn của chúng, để Cronus không nghe tiếng kêu của đứa bé. Zeus được Nymphs nuôi nấng bí mật và được nuôi dưỡng bằng mật ong và sữa của y tá Amaltheia với sự trợ giúp của sừng bị hỏng của cô ấy.

Ngay sau đó, ngày mà Zeus đã đủ trưởng thành để yêu cầu Vương quốc của Thế giới và ông bắt đầu một trận chiến chống lại cha và Titans. Trận đấu này còn được gọi là 'Titanomachy'. Thứ nhất, Zeus đã giải phóng anh chị em khỏi dạ dày của cha mình bằng cách cho anh ta một loại thảo mộc đặc biệt và khiến anh ta rúng động.

Sau đó, với sự trợ giúp của anh chị em của mình, Zeus lật đổ Titans ở độ sâu của Underworld, Tartarus.

Sau khi lật đổ cha của Cronus, Zeus đã phải đối mặt với những Người khổng lồ và cũng là Typhon con quái vật, mà ông đã đánh bại thành công. Đã đến lúc Kingdom of the World nằm trong tay của Zeus và anh chị em!

Zeus đã thu hút rất nhiều với anh em PoseidonHades để xác định ai sẽ trở thành Vua mới của các vị thần. Zeus đã giành được và ông chính thức trở thành người cai trị của Trái đất và bầu trời và Chúa của Núi Olympus, ngọn núi cao nhất của Hy Lạp.

Đây là một câu chuyện thật sự khá khác biệt với những ai đã quen với nền văn hóa của Phương Đông, Zeus sớm bộc lộ tài năng cũng như những phẩm chất lãnh đạo của mình từ khi còn nhỏ, phù hợp với hình tượng người anh hùng trong thần thoại Hi Lạp.

2. Những câu chuyện về các mối tình của ông vua trăng hoa

Trăng hoa là thói xấu lớn nhất của Zeus, mang đến rất rất nhiều các bi kịch trong thần thoại. Những ngày đầu, Zeus có mối quan hệ với Metis – nữ thần của sự khôn ngoan từ Thiên Nhiên, một nữ thần dòng dõi Titan Oceanus. Tuy nhiên sau khi vừa lên ngôi, Zeus đã chuyển ngay mục tiêu sang Hera – chị của mình và cũng là một trong những nữ thần xinh đẹp nhất vào thời điểm đó. Tất nhiên là việc trăng hoa không dừng lại ở đó, sau khi đã chính thức cưới Hera bằng một đám cưới hoành tránh nhất thì Zeus lại tiếp tục đam mê của bản thân.

Cặp chị em Leto, Asteria là mục tiêu tiếp theo. Theo truyện kể, mặc đù đang dở với Leto, đúng lúc Asteria đến thăm chị mình thì Zeus nhìn thấy, ngay lập tức Zeus bỏ Leto đó và đuổi theo Asteria, Asteria biến thành chim sẻ thì Zeus biến thành đại bàng và sau đó, vì bị dồn ép, Asteria đã dùng hết sức biến thành 1 hòn đá rơi xuống biển. eto đã chịu một màn trả thù khốc liệt của Hera: “Mọi tấc đất, mọi dòng suối, con song, mọi cánh rừng đều không được cho phép Leto trú ngụ”, không những thế, Hera còn khẩn xin Gaea ban cho 1 con quái vật có thể truy sát không ngừng nghỉ, thế là Python ra đời.

Quả thật, mọi ông vua đều có những tính xấu, và trăng hoa hẳn là một trong những tật xấu phổ biến nhất, được thể hiện rất rõ qua những thần thoại.

3. Vị thần tối cao trên đỉnh Olympus

Sau chiến thắng, để thưởng công cho các anh chị ruột của mình thần Zeus đã chia phần biển cả cho thần Poseidon; chia vương quốc của các linh hồn người chết dưới lòng đất cho thần Hades; để cho nữ thần Hera vừa là vợ vừa là chị gái mình cai quản công việc đời sống hàng ngày của hoàng cung trên thiên đình, cai quản đời sống gia đình và đời sống vợ chồng của muôn loài; giao cho nữ thần Hestia cai quản công việc nội trợ bếp núc; giao cho nữ thần Demeter công việc cai quản mùa màng, nghề nông.

Về phần mình, với tư cách là chủ nhân của sấm sét, thần Zeus giữ lấy quyền cai quản Thượng Giới. Còn mặt đất thì vẫn thuộc quyền cai quản chung của tất cả sáu anh chị em. Mặc dù đã phân chia quyền lực như vậy, nhưng ngự ở trên cùng vẫn là thần Zeus.

Ông là người cai quản tối cao đối với số phận của cả thần linh lẫn người trần, là người sắp đặt mọi việc trên thế gian. Từ nay trật tự được vĩnh viễn thiết lập trong vũ trụ với Zeus là vị thần tối cao của toàn thể muôn loài không có sự tách biệt giữa loài thần và loài người.

Zeus được miêu tả là một người đàn ông da trắng cơ bắp, râu màu đen hoặc nâu, trông rất giống với cha mình là Kronos cũng như các anh em khác như Poseidon hay Hades. Ông là một trong 3 vị thần mạnh nhất cùng với Poseidon và Hades. Theo truyền thuyết Hy Lạp cổ, Zeus mạnh hơn tất cả các thần ngay cả khi sức mạnh của họ tập hợp lại nên các thần đều e ngại sức mạnh của ông và chẳng một ai muốn đối đầu trực tiếp với ông cả.

Thần Zeus có những phẩm chất và sức mạnh rất lớn, song cũng ngang bằng với những tật xấu của ông, có những tính cách mà không thể chấp nhận được. Quả thật, thần thoại Hi Lạp vô cùng phong phú, tuy nhiên, Zeus vẫn là vị thần tối cao và có vai trò quan trọng đối với đời sống tâm linh của người Hi Lạp cổ đại.

Thảo Nguyên

Từ khóa » Các Câu Chuyện Thần Thoại Hy Lạp